Cơ thể con người ta được cấu tạo từ nhiều loại tế bào. Trong điều kiện bình thường, các tế bào lớn lên, phân chia và tạo ra tế bào khác khi cơ thể cần đến chúng. Quá trình giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, đôi khi quá trình có trật tự này bị trục trặc. Vật liệu di truyền (DNA) của một tế bào có thể bị hư hỏng hoặc thay đổi, gây ra các đột biến có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phân chia của tế bào bình thường. Khi điều này xảy ra, các tế bào không chết khi chúng cần và các tế bào mới hình thành khi cơ thể không cần đến chúng; tạo thành 1 khối tổ chức mà người ta gọi là tăng sinh hoặc khối u. Khối u có thể là lành tính hoặc ác tính.Các khối u lành tính ở miệng sau khi được loại bỏ hầu hết không phát triển trở lại. Các tế bào trong khối u lành tính không lan tràn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Điều quan trọng nhất là chúng hiếm khi đe doạ đến tính mạng mà chỉ gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói.Với các khối u ác tính, nó có khả năng di căn và con đường chủ yếu là qua bạch huyết quản. Khi tế bào ung thư thâm nhập vào bạch huyết quản, dịch bạch huyết sẽ chảy đến hạch bạch huyết gần đó.
Hạch bạch huyết giống như trạm kiểm soát, ngăn chặn các tế bào ung thư di căn. Kết quả là, các tế bào ung thư ở đây phát triển và phân chia. Một khi các tế bào ung thư ở hạch bạch huyết trở nên đông đảo, chúng sẽ phá tan hạch bạch huyết, di chuyển đến hạch bạch huyết gần đó dần dần tấn công rộng khắp.
Ước tính, người mắc ung thư miệng có nguy cơ di căn ở giai đoạn I, II khoảng 20 – 30%; nguy cơ này tiếp tục tăng lên 60 – 70% trong giai đoạn III, IV. Ngoài các tế bào lân cận, tế bào ung thư thường tấn công phổi đầu tiên rồi đến xương, gan, não, da và thận.
Với các khối u ác tính, Một khi bệnh có dấu hiệu di căn thì khả năng sống sót giảm xuống còn 50%. Điều này khẳng định tầm quan trọng của việc phát hiện bệnh sớm, nâng cao khả năng điều trị.
Cơ thể con người ta được cấu tạo từ nhiều loại tế bào. Trong điều kiện bình thường, các tế bào lớn lên, phân chia và tạo ra tế bào khác khi cơ thể cần đến chúng. Quá trình giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, đôi khi quá trình có trật tự này bị trục trặc. Vật liệu di truyền (DNA) của một tế bào có thể bị hư hỏng hoặc thay đổi, gây ra các đột biến có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phân chia của tế bào bình thường. Khi điều này xảy ra, các tế bào không chết khi chúng cần và các tế bào mới hình thành khi cơ thể không cần đến chúng; tạo thành 1 khối tổ chức mà người ta gọi là tăng sinh hoặc khối u. Khối u có thể là lành tính hoặc ác tính.
Các khối u lành tính ở miệng sau khi được loại bỏ hầu hết không phát triển trở lại. Các tế bào trong khối u lành tính không lan tràn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Điều quan trọng nhất là chúng hiếm khi đe doạ đến tính mạng mà chỉ gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói.
Với các khối u ác tính, nó có khả năng di căn và con đường chủ yếu là qua bạch huyết quản. Khi tế bào ung thư thâm nhập vào bạch huyết quản, dịch bạch huyết sẽ chảy đến hạch bạch huyết gần đó.
Hạch bạch huyết giống như trạm kiểm soát, ngăn chặn các tế bào ung thư di căn. Kết quả là, các tế bào ung thư ở đây phát triển và phân chia. Một khi các tế bào ung thư ở hạch bạch huyết trở nên đông đảo, chúng sẽ phá tan hạch bạch huyết, di chuyển đến hạch bạch huyết gần đó dần dần tấn công rộng khắp.
Ước tính, người mắc ung thư miệng có nguy cơ di căn ở giai đoạn I, II khoảng 20 – 30%; nguy cơ này tiếp tục tăng lên 60 – 70% trong giai đoạn III, IV. Ngoài các tế bào lân cận, tế bào ung thư thường tấn công phổi đầu tiên rồi đến xương, gan, não, da và thận.
Với các khối u ác tính, Một khi bệnh có dấu hiệu di căn thì khả năng sống sót giảm xuống còn 50%. Điều này khẳng định tầm quan trọng của việc phát hiện bệnh sớm, nâng cao khả năng điều trị.