|
Ảnh minh họa.
|
Khi bệnh đã trở nên trầm trọng, người bị ung thư cảm nhận được quy luật đau của mình và thường chờ đợi cơn đau với nỗi ám ảnh sợ hãi. Khi những cơn đau “hỏi thăm” là lúc họ cần đến các biện pháp giảm đau hơn bao giờ hết.
Một số thuốc thông dụng như aspirin, paracetamol, ibuprofen, meloxicam, indomethacin...cũng có tác dụng giảm đau và thường được nhiều gia đình dự trữ trong nhà. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư, các thuốc giảm đau thông thường có tác dụng rất ít. Cơn đau của bệnh ung thư giai đoạn cuối rất trầm trọng nên phải dùng đến nhóm thuốc giảm đau trung ương.
Các thuốc giảm đau trung ương có tác dụng giảm đau mạnh do ức chế trung tâm đau ở não và ngăn cản đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não. Do tác dụng giảm đau thường kèm theo tác dụng gây ngủ nên còn gọi là nhóm thuốc giảm đau gây ngủ. Đây cũng là nhóm thuốc gây nghiện được quản lý rất chặt chẽ theo quy chế riêng để tránh bị lạm dụng vào các mục đích khác không trong phạm vi điều trị bệnh. Trong nhóm thuốc này lại chia ra làm 2 loại theo mức độ giảm đau:
Loại giảm đau mạnh: Morphin, oxycodone, pethidin (dolargan, dolosan..), methadon, fentanyl...
Loại giảm đau trung bình: Codein, tramadol, propoxyphen...
Những loại thuốc này thường có thể được sử dụng bằng đường uống. Chúng thường có dạng viên nén, dễ dàng tan nhanh trong miệng người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không thể dùng thuốc uống, họ cũng có thể được tiêm thuốc vào tĩnh mạch, trực tràng hoặc qua da.