Những đối tượng dễ bị sốc nhiệt là người cao tuổi, các vận động viên và những người làm việc ngoài trời nắng nóng. Những đối tượng này có thể chống đỡ được hiện tượng sốc nhiệt nếu cơ thể khỏe mạnh. Nhưng với trẻ em, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, nếu bị sốc nhiệt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.Dị ứng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng nhiều nhất khi chuyển mùa, từ nóng sang lạnh và ngược lại, do làn da vốn còn mỏng manh và nhạy cảm. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết chủ yếu là da nổi mẫn đỏ và ngứa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do da trẻ mỏng mah và mẫn cảm. Khi trời quá lạnh dẫn đến da dễ khô và bị ngứa. Trẻ lại không thể rảnh tay và gãi càng khiến cho nhứng vết dị ứng càng đỏ hơn.Chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ không có cách chữa trị tận gốc, tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng nhiều cách giảm tình trạng mẩn ngứa. Né tránh gió, lạnh và mặc quần áo ấm cho trẻ. Cũng không nên mặc quần áo quá chật hay quần áo len cọ xát vào da bé.Viêm phế quản. Thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí thấp là những yếu tố thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Yếu tố này kết hợp với hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện của bé dễ khiến con mắc các bệnh về hô hấp như biêm mũi họng, thanh quản. Triệu chứng thường gặp là trẻ sốt kèm theo nhức đầu, hơi thở nặng mùi, đau bụng mệt mỏi, nôn ói tiêu chảy.Nếu như không làm cách hạ sốt giảm nhiệt cho bé thì bệnh có thể biến chứng sang viêm đường hô hấp mãn tính. Với trường hợp nhẹ và không có biến chứng, tăng cường rau xanh và hoa quả hoặc cho bé uống những thuốc hạ sốt thông thường. Khi có dấu hiệu nặng hơn như sốt cao, nôn ói, tiêu chảy kéo dài thì nên đưa bé đến cơ sở y tế.Bệnh cảm cúm. Khi trời trở lạnh đột ngột, trẻ rất dễ bị bệnh cảm cúm với các biểu hiện viêm đường hô hấp nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu ... Ở trường hợp này, cũng nên giữ ấm cho con và đeo khẩu trang cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài. Với đồ ăn, nên cho bé ăn dạng lỏng, cháo loãng và ăn nhiều trái cây để tăng vitamin C đề kháng cho cơ thể.Viêm mũi. Xuất hiện sau khi trẻ hít phải không khí lạnh đi từ ngoài vào đến phổi khiến cho những tác nhân gây bệnh bên ngoài cũng vào theo. Bệnh thường gặp ở trẻ 7-8 tháng tuổi. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang ...Cần giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Hạn chế trẻ ngoáy mũi tránh tổn thương niêm mạc mũi. Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi cho con. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang
Những đối tượng dễ bị sốc nhiệt là người cao tuổi, các vận động viên và những người làm việc ngoài trời nắng nóng. Những đối tượng này có thể chống đỡ được hiện tượng sốc nhiệt nếu cơ thể khỏe mạnh. Nhưng với trẻ em, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, nếu bị sốc nhiệt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Dị ứng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng nhiều nhất khi chuyển mùa, từ nóng sang lạnh và ngược lại, do làn da vốn còn mỏng manh và nhạy cảm. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết chủ yếu là da nổi mẫn đỏ và ngứa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do da trẻ mỏng mah và mẫn cảm. Khi trời quá lạnh dẫn đến da dễ khô và bị ngứa. Trẻ lại không thể rảnh tay và gãi càng khiến cho nhứng vết dị ứng càng đỏ hơn.
Chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ không có cách chữa trị tận gốc, tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng nhiều cách giảm tình trạng mẩn ngứa. Né tránh gió, lạnh và mặc quần áo ấm cho trẻ. Cũng không nên mặc quần áo quá chật hay quần áo len cọ xát vào da bé.
Viêm phế quản. Thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí thấp là những yếu tố thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Yếu tố này kết hợp với hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện của bé dễ khiến con mắc các bệnh về hô hấp như biêm mũi họng, thanh quản. Triệu chứng thường gặp là trẻ sốt kèm theo nhức đầu, hơi thở nặng mùi, đau bụng mệt mỏi, nôn ói tiêu chảy.
Nếu như không làm cách hạ sốt giảm nhiệt cho bé thì bệnh có thể biến chứng sang viêm đường hô hấp mãn tính. Với trường hợp nhẹ và không có biến chứng, tăng cường rau xanh và hoa quả hoặc cho bé uống những thuốc hạ sốt thông thường. Khi có dấu hiệu nặng hơn như sốt cao, nôn ói, tiêu chảy kéo dài thì nên đưa bé đến cơ sở y tế.
Bệnh cảm cúm. Khi trời trở lạnh đột ngột, trẻ rất dễ bị bệnh cảm cúm với các biểu hiện viêm đường hô hấp nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu ... Ở trường hợp này, cũng nên giữ ấm cho con và đeo khẩu trang cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài. Với đồ ăn, nên cho bé ăn dạng lỏng, cháo loãng và ăn nhiều trái cây để tăng vitamin C đề kháng cho cơ thể.
Viêm mũi. Xuất hiện sau khi trẻ hít phải không khí lạnh đi từ ngoài vào đến phổi khiến cho những tác nhân gây bệnh bên ngoài cũng vào theo. Bệnh thường gặp ở trẻ 7-8 tháng tuổi. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang ...
Cần giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Hạn chế trẻ ngoáy mũi tránh tổn thương niêm mạc mũi. Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi cho con. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang