Đơn tình nguyện nhập ngũ viết bằng máu của chị Lộc Thị Hồng ở Lạng Sơn thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Đây là một trong những kỷ vật chiến tranh khiến nhiều người xúc động, được trưng bày tại triển lãm “Hai chị em - Hai trận tuyến”, khai mạc ngày 6/3/2015 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.Đèn pin bà Phan Thị Yến sử dụng khi công tác binh địch vận, dân vận trong vùng địch và vùng giải phóng ở các huyện Hiệp Đức, Quế Tiên, Tiên Phước tỉnh Quảng Nam từ năm 1972 - 1975.Truyền đơn binh vận có nhan đề "Thời cơ" do các chị em của Ban binh vận tỉnh Bình Định in và tuyên truyền kêu gọi binh lính Sài Gòn trở về với nhân dân từ năm 1971 - 1973.Hộp của bà Hồ Thị Nguyệt dùng đựng cơm khi đi đấu tranh tại chợ Hàng Bông, Mỹ Tho, Tiền Giang trong năm 1963.Khăn rằn không chỉ là vật dụng sinh hoạt mà còn được phụ nữ miền Nam sử dụng trong đấu tranh chính trị như dùng làm ám hiệu liên lạc, giấu tiêu ớt để khi biểu tình tung vào mặt kẻ địch. Trong ảnh là khăn rằn của bà Trần Thị Thu thời kỳ hoạt động ở Giồng Trôm, Bến Tre và khăn rằn của bà Lê Thị Xuyền, trường ban đẩu tranh chính trị tỉnh Cà Mau sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.Mắt xích di chuyển của xe tăng M141 bà Võ Thị Cào thu được sau trận gài mìn, diệt xe tăng địch cùng du kích xã An Ninh Đông, Đức Hòa, Long An tháng 3/1967.Tài liệu "Dậy mà đi" của nữ sinh Liên đoàn học sinh Vĩnh Long sử dụng trong đấu tranh chính trị.Túi của bà Phạm Ngọc Thu, thư ký phong trào "Phụ nữ đòi quyền sống" khu Sài Gòn dùng đựng tư trang cá nhân và vật dụng phục vụ cho các cuộc xuống đường biểu tình từ 1970 - 1975.Sổ ghi chép của bà Nguyễn Thị Mười ở Ứng Hòe, Ninh Giang, Hải Dương được người yêu tặng trước khi vào chiến trường miền Nam chiến đấu năm 1966.Chổi, dao, ống sợi, kéo cắt sợi, con thoi... của chị em phụ nữ công nhân dệt ở Nam Định sử dụng trong phong trào "Một triệu mét vải vì miền Nam ruột thịt".Bàn chông của bà Nguyễn Thị Đào đặt xung quanh ấp chiến lược để đánh địch ở xã Hòa Long, Châu Thành, Đồng Nai trong những năm 1962 - 1965.Giấy phép lái xe của bà Phùng Thị Viên, Đại đội trưởng Đại đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh được cấp năm 1972.Băng tay kiểm soát giao thông của chị Đinh Thị Chiến, Huyện trưởng giao thông huyện Mỹ Lộc, Ty giao thông Nam Hà.Ấm của bà Nguyễn Thị Huấn, Hội mẹ chiến sĩ xã Tân Quang, Ninh Giang, Hải Dương dùng đun nước phục vụ bộ đội từ năm 1967 - 1973.
Đơn tình nguyện nhập ngũ viết bằng máu của chị Lộc Thị Hồng ở Lạng Sơn thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Đây là một trong những kỷ vật chiến tranh khiến nhiều người xúc động, được trưng bày tại triển lãm “Hai chị em - Hai trận tuyến”, khai mạc ngày 6/3/2015 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Đèn pin bà Phan Thị Yến sử dụng khi công tác binh địch vận, dân vận trong vùng địch và vùng giải phóng ở các huyện Hiệp Đức, Quế Tiên, Tiên Phước tỉnh Quảng Nam từ năm 1972 - 1975.
Truyền đơn binh vận có nhan đề "Thời cơ" do các chị em của Ban binh vận tỉnh Bình Định in và tuyên truyền kêu gọi binh lính Sài Gòn trở về với nhân dân từ năm 1971 - 1973.
Hộp của bà Hồ Thị Nguyệt dùng đựng cơm khi đi đấu tranh tại chợ Hàng Bông, Mỹ Tho, Tiền Giang trong năm 1963.
Khăn rằn không chỉ là vật dụng sinh hoạt mà còn được phụ nữ miền Nam sử dụng trong đấu tranh chính trị như dùng làm ám hiệu liên lạc, giấu tiêu ớt để khi biểu tình tung vào mặt kẻ địch. Trong ảnh là khăn rằn của bà Trần Thị Thu thời kỳ hoạt động ở Giồng Trôm, Bến Tre và khăn rằn của bà Lê Thị Xuyền, trường ban đẩu tranh chính trị tỉnh Cà Mau sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Mắt xích di chuyển của xe tăng M141 bà Võ Thị Cào thu được sau trận gài mìn, diệt xe tăng địch cùng du kích xã An Ninh Đông, Đức Hòa, Long An tháng 3/1967.
Tài liệu "Dậy mà đi" của nữ sinh Liên đoàn học sinh Vĩnh Long sử dụng trong đấu tranh chính trị.
Túi của bà Phạm Ngọc Thu, thư ký phong trào "Phụ nữ đòi quyền sống" khu Sài Gòn dùng đựng tư trang cá nhân và vật dụng phục vụ cho các cuộc xuống đường biểu tình từ 1970 - 1975.
Sổ ghi chép của bà Nguyễn Thị Mười ở Ứng Hòe, Ninh Giang, Hải Dương được người yêu tặng trước khi vào chiến trường miền Nam chiến đấu năm 1966.
Chổi, dao, ống sợi, kéo cắt sợi, con thoi... của chị em phụ nữ công nhân dệt ở Nam Định sử dụng trong phong trào "Một triệu mét vải vì miền Nam ruột thịt".
Bàn chông của bà Nguyễn Thị Đào đặt xung quanh ấp chiến lược để đánh địch ở xã Hòa Long, Châu Thành, Đồng Nai trong những năm 1962 - 1965.
Giấy phép lái xe của bà Phùng Thị Viên, Đại đội trưởng Đại đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh được cấp năm 1972.
Băng tay kiểm soát giao thông của chị Đinh Thị Chiến, Huyện trưởng giao thông huyện Mỹ Lộc, Ty giao thông Nam Hà.
Ấm của bà Nguyễn Thị Huấn, Hội mẹ chiến sĩ xã Tân Quang, Ninh Giang, Hải Dương dùng đun nước phục vụ bộ đội từ năm 1967 - 1973.