Bến Thành là một trong những khu chợ lâu đời nhất TP.HCM. Chợ mới ở vị trí hiện tại khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn thành. Chợ nằm giữa các tuyến đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - công trường Quách Thị Trang. Ảnh: Duck.minh.Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (bấy giờ gọi là thành Quy hay Bát Quái). Nơi này mang tên Bến Thành, địa điểm để khách vãng lai và quân nhân nghỉ ngơi khi vào thành. Khu chợ cũ nằm sát bên nên gọi là chợ Bến Thành. Sau đó, năm 1912, chợ mới xây dựng ở vị trí khác mà vẫn sử dụng tên Bến Thành cho đến ngày nay. Ảnh: Hoài NhânChợ Bình Tây tọa lạc tại quận 6, trong khu vực Chợ Lớn nên có tên gọi không chính thức là chợ Lớn. Khuôn viên chợ rộng 25.000 m2, nằm giữa tuyến đường Tháp Mười - Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe - Trần Bình. Nơi đây mang nét kiến trúc đậm chất Á Đông, chủ yếu bán sỉ các mặt hàng quần áo, giày dép, bánh mứt, đồ gia dụng... Ảnh: Huysilom.Năm 2017, UBND TP.HCM công nhận chợ Bình Tây là di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp thành phố. Ngôi chợ khánh thành năm 1930. Tháng 11/2017, thành phố khởi công dự án nâng cấp, sửa chữa toàn diện. Toàn bộ kiến trúc, đường nét khi sửa chữa đều được Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM kiểm định. Đặc biệt, công trình được phục chế theo nguyên mẫu mái ngói thời kỳ đầu. Ảnh: Jenny.le1284.Khu chợ gần 30 năm tuổi, nằm ẩn mình trên đường Trần Thị Kỷ, quận 10, là một trong những điểm tập kết hoa lớn nhất TP.HCM. Nơi đây cũng được biết đến với tên gọi chợ hoa không ngủ vì luôn nhộn nhịp suốt cả ngày đêm, đặc biệt trong dịp Tết Âm lịch. Ảnh: Thảo Ly.Chợ đầu mối Thủ Đức nổi tiếng là khu chợ bán sỉ nhiều loại rau củ, trái cây lớn bậc nhất TP.HCM. Khu chợ thuộc địa bàn phường Tam Bình, quận Thủ Đức, là vị trí thuận lợi ngay cửa ngõ phía đông thành phố đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và Tây Nguyên. Ảnh: Alexey demidov.
Bến Thành là một trong những khu chợ lâu đời nhất TP.HCM. Chợ mới ở vị trí hiện tại khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn thành. Chợ nằm giữa các tuyến đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - công trường Quách Thị Trang. Ảnh: Duck.minh.
Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (bấy giờ gọi là thành Quy hay Bát Quái). Nơi này mang tên Bến Thành, địa điểm để khách vãng lai và quân nhân nghỉ ngơi khi vào thành. Khu chợ cũ nằm sát bên nên gọi là chợ Bến Thành. Sau đó, năm 1912, chợ mới xây dựng ở vị trí khác mà vẫn sử dụng tên Bến Thành cho đến ngày nay. Ảnh: Hoài Nhân
Chợ Bình Tây tọa lạc tại quận 6, trong khu vực Chợ Lớn nên có tên gọi không chính thức là chợ Lớn. Khuôn viên chợ rộng 25.000 m2, nằm giữa tuyến đường Tháp Mười - Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe - Trần Bình. Nơi đây mang nét kiến trúc đậm chất Á Đông, chủ yếu bán sỉ các mặt hàng quần áo, giày dép, bánh mứt, đồ gia dụng... Ảnh: Huysilom.
Năm 2017, UBND TP.HCM công nhận chợ Bình Tây là di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp thành phố. Ngôi chợ khánh thành năm 1930. Tháng 11/2017, thành phố khởi công dự án nâng cấp, sửa chữa toàn diện. Toàn bộ kiến trúc, đường nét khi sửa chữa đều được Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM kiểm định. Đặc biệt, công trình được phục chế theo nguyên mẫu mái ngói thời kỳ đầu. Ảnh: Jenny.le1284.
Khu chợ gần 30 năm tuổi, nằm ẩn mình trên đường Trần Thị Kỷ, quận 10, là một trong những điểm tập kết hoa lớn nhất TP.HCM. Nơi đây cũng được biết đến với tên gọi chợ hoa không ngủ vì luôn nhộn nhịp suốt cả ngày đêm, đặc biệt trong dịp Tết Âm lịch. Ảnh: Thảo Ly.
Chợ đầu mối Thủ Đức nổi tiếng là khu chợ bán sỉ nhiều loại rau củ, trái cây lớn bậc nhất TP.HCM. Khu chợ thuộc địa bàn phường Tam Bình, quận Thủ Đức, là vị trí thuận lợi ngay cửa ngõ phía đông thành phố đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và Tây Nguyên. Ảnh: Alexey demidov.