Nằm ở bờ phải sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, Núi Ngự Bình - dân gian thường gọi ngắn gọn là núi Ngự - là ngọn núi có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử cố đô Huế. Ảnh: Tượng đài Hoàng đế Quang Trung dưới chân núi Ngự.Là một hòn núi đất cao 103 m, núi Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng nên còn được gọi là Bằng Sơn. Ảnh: Toàn cảnh núi Ngự.Bởi núi có hình dạng như một tấm bình phong, các đời chúa Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát và vua Gia Long khi xây dựng kinh thành đều đặt núi Ngự làm án (chắn ngang) trước thủ phủ theo thuật phong thủy. Ảnh: Quanh chân núi Ngự là những nghĩa trang rộng lớn của người dân Huế.Địa thế độc đáo của núi Ngự Binh đã được ghi lại trong nhiều sử liệu chính thức của triều Nguyễn. Ảnh: Một lối mòn dẫn lên đỉnh núi Ngự Bình.Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết: "Ở phía Đông Bắc Hương Thủy, nổi vọt lên ở quãng đất bằng như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước Kinh thành Huế, tục gọi là núi Bằng, đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng thông". Ảnh: Trên đỉnh núi Ngự.Sách Đại Nam dư địa chí ước cũng viết về núi này như sau: "Núi Ngự Bình, tục gọi là núi Bằng...vuông chằn chặn như bức bình phong, là bức án trọng yếu bậc nhất phía trước Kinh thành...Núi này là một trong 20 thắng cảnh của Kinh đô".Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, từ thời Gia Long, tất cả các quan lại không phân biệt phẩm trật lớn nhỏ, mỗi người đều phải trồng ở Ngự Bình một cây thông, cho nên trải qua các đời vua, Ngự Bình trở thành một rừng thông xanh tốt. Ảnh: Rừng thông trên núi Ngự.Bởi vẻ đẹp thơ mộng, núi Ngự Bình được nhiều người đến viếng và làm thơ đề vịnh, trong số đó có vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị. Ảnh: Phong cảnh xứ Huế nhìn từ núi Ngự.Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế, và đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế từ rất lâu. Vì vậy, người ta quen gọi Huế là xứ sở của "sông Hương-núi Ngự".Có nhiều câu thơ của xứ Huế nói đến cặp danh thắng này, tiêu biểu là câu: Đi đâu cũng nhớ quê mình / Nhớ sông Hương gió mát, nhớ non Bình trăng treo. Ảnh: Một góc sông Hương nhìn từ núi Ngự.
Nằm ở bờ phải sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, Núi Ngự Bình - dân gian thường gọi ngắn gọn là núi Ngự - là ngọn núi có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử cố đô Huế. Ảnh: Tượng đài Hoàng đế Quang Trung dưới chân núi Ngự.
Là một hòn núi đất cao 103 m, núi Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng nên còn được gọi là Bằng Sơn. Ảnh: Toàn cảnh núi Ngự.
Bởi núi có hình dạng như một tấm bình phong, các đời chúa Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát và vua Gia Long khi xây dựng kinh thành đều đặt núi Ngự làm án (chắn ngang) trước thủ phủ theo thuật phong thủy. Ảnh: Quanh chân núi Ngự là những nghĩa trang rộng lớn của người dân Huế.
Địa thế độc đáo của núi Ngự Binh đã được ghi lại trong nhiều sử liệu chính thức của triều Nguyễn. Ảnh: Một lối mòn dẫn lên đỉnh núi Ngự Bình.
Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết: "Ở phía Đông Bắc Hương Thủy, nổi vọt lên ở quãng đất bằng như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước Kinh thành Huế, tục gọi là núi Bằng, đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng thông". Ảnh: Trên đỉnh núi Ngự.
Sách Đại Nam dư địa chí ước cũng viết về núi này như sau: "Núi Ngự Bình, tục gọi là núi Bằng...vuông chằn chặn như bức bình phong, là bức án trọng yếu bậc nhất phía trước Kinh thành...Núi này là một trong 20 thắng cảnh của Kinh đô".
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, từ thời Gia Long, tất cả các quan lại không phân biệt phẩm trật lớn nhỏ, mỗi người đều phải trồng ở Ngự Bình một cây thông, cho nên trải qua các đời vua, Ngự Bình trở thành một rừng thông xanh tốt. Ảnh: Rừng thông trên núi Ngự.
Bởi vẻ đẹp thơ mộng, núi Ngự Bình được nhiều người đến viếng và làm thơ đề vịnh, trong số đó có vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị. Ảnh: Phong cảnh xứ Huế nhìn từ núi Ngự.
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế, và đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế từ rất lâu. Vì vậy, người ta quen gọi Huế là xứ sở của "sông Hương-núi Ngự".
Có nhiều câu thơ của xứ Huế nói đến cặp danh thắng này, tiêu biểu là câu: Đi đâu cũng nhớ quê mình / Nhớ sông Hương gió mát, nhớ non Bình trăng treo. Ảnh: Một góc sông Hương nhìn từ núi Ngự.