1. Hệ thống địa đạo dài đến 250 km. Địa đạo Củ Chi bắt đầu được đào từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (khoảng 1948) và liên tục mở rộng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có tổng chiều dài toàn bộ mạng lưới khoảng 250 km, bao phủ khu vực rộng lớn của vùng ven Sài Gòn. 2. Như một thị trấn dưới lòng đất. Không đơn thuần là nơi trú ẩn, địa đạo có cấu trúc phức tạp với nhiều công trình khác nhau như bệnh viện dã chiến, kho vũ khí, nhà bếp, phòng họp, giếng nước, thậm chí cả nhà hát phục vụ giải trí. 3. Cấu trúc 3 tầng ngầm dưới lòng đất. Các khu vực điển hình của địa đạo chia thành ba tầng: Tầng trên cách mặt đất khoảng 3 - 4 mét, tầng giữa sâu 6 mét và tầng cuối cùng có độ sâu 8 - 10 mét. 4. Hệ thống bẫy thông minh bảo vệ địa đạo. Hàng loạt bẫy như hố chông, bẫy kẹp tre, bẫy chông thả... được ngụy trang và bố trí quanh địa đạo, dù thô sơ nhưng có sức sát thương rất lớn, khiến kẻ địch nhiều phen khốn đốn. 5. Khói bếp được che giấu tài tình. Các bếp Hoàng Cầm được thiết kế đặc biệt để phân tán khói, giúp khói bốc lên mờ nhạt, hòa lẫn vào môi trường tự nhiên, kẻ địch không thể phát hiện. 6. Hệ thống thông hơi được ngụy trang kỹ lưỡng. Các lỗ thông hơi nhỏ trên mặt đất được ngụy trang thành ụ mối, bụi cây... giúp đảm bảo không khí lưu thông mà không bị lộ. 7. Điều kiện sinh hoạt cực kỳ khắc nghiệt. Trong địa đạo, chiến sĩ phải sống thiếu ánh sáng mặt trời, chịu đựng nóng bức, ẩm thấp, thiếu thốn thực phẩm và nguy cơ bệnh tật cao. 8. Khiến quân đội Mỹ bất lực. Cửa hầm địa đạo chỉ rộng khoảng 30–40 cm, binh lính Mỹ to lớn thường không thể lọt vào. Dù sử dụng chó nghiệp vụ, chất độc hóa học và bom phá hầm, quân Mỹ vẫn không thể triệt phá hệ thống địa đạo này. 9. Địa đạo góp phần quan trọng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Địa đạo Củ Chi đóng vai trò then chốt trong các hoạt động của quân Giải phóng ở ngoại vi Sài Gòn, đặc biệt là chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, khiến quân đội Mỹ phải thay đổi chiến lược chiến tranh. 10. Trở thành biểu tượng quốc tế. Ngày nay, địa đạo Củ Chi là một trong những địa danh nổi tiếng nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.
1. Hệ thống địa đạo dài đến 250 km. Địa đạo Củ Chi bắt đầu được đào từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (khoảng 1948) và liên tục mở rộng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có tổng chiều dài toàn bộ mạng lưới khoảng 250 km, bao phủ khu vực rộng lớn của vùng ven Sài Gòn.
2. Như một thị trấn dưới lòng đất. Không đơn thuần là nơi trú ẩn, địa đạo có cấu trúc phức tạp với nhiều công trình khác nhau như bệnh viện dã chiến, kho vũ khí, nhà bếp, phòng họp, giếng nước, thậm chí cả nhà hát phục vụ giải trí.
3. Cấu trúc 3 tầng ngầm dưới lòng đất. Các khu vực điển hình của địa đạo chia thành ba tầng: Tầng trên cách mặt đất khoảng 3 - 4 mét, tầng giữa sâu 6 mét và tầng cuối cùng có độ sâu 8 - 10 mét.
4. Hệ thống bẫy thông minh bảo vệ địa đạo. Hàng loạt bẫy như hố chông, bẫy kẹp tre, bẫy chông thả... được ngụy trang và bố trí quanh địa đạo, dù thô sơ nhưng có sức sát thương rất lớn, khiến kẻ địch nhiều phen khốn đốn.
5. Khói bếp được che giấu tài tình. Các bếp Hoàng Cầm được thiết kế đặc biệt để phân tán khói, giúp khói bốc lên mờ nhạt, hòa lẫn vào môi trường tự nhiên, kẻ địch không thể phát hiện.
6. Hệ thống thông hơi được ngụy trang kỹ lưỡng. Các lỗ thông hơi nhỏ trên mặt đất được ngụy trang thành ụ mối, bụi cây... giúp đảm bảo không khí lưu thông mà không bị lộ.
7. Điều kiện sinh hoạt cực kỳ khắc nghiệt. Trong địa đạo, chiến sĩ phải sống thiếu ánh sáng mặt trời, chịu đựng nóng bức, ẩm thấp, thiếu thốn thực phẩm và nguy cơ bệnh tật cao.
8. Khiến quân đội Mỹ bất lực. Cửa hầm địa đạo chỉ rộng khoảng 30–40 cm, binh lính Mỹ to lớn thường không thể lọt vào. Dù sử dụng chó nghiệp vụ, chất độc hóa học và bom phá hầm, quân Mỹ vẫn không thể triệt phá hệ thống địa đạo này.
9. Địa đạo góp phần quan trọng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Địa đạo Củ Chi đóng vai trò then chốt trong các hoạt động của quân Giải phóng ở ngoại vi Sài Gòn, đặc biệt là chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, khiến quân đội Mỹ phải thay đổi chiến lược chiến tranh.
10. Trở thành biểu tượng quốc tế. Ngày nay, địa đạo Củ Chi là một trong những địa danh nổi tiếng nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.
Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.