Địa đạo Củ Chi bao gồm: bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Công trình có chiều dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi ẩn dưới các bụi cây. Địa đạo này đã đóng góp một phần lớn vào chiến thắng của các chiến sĩ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Địa đạo buôn ma túy xuyên biên giới giữa California, Mỹ với Mexico. Tháng 11/2010, giới chức trách đã phát hiện được địa đạo bí mật này có hệ thống khá phức tạp khi có cả hệ thống ánh sáng, điều hòa không khí, hệ thống dây và ròng rọc để chuyển hàng cấm. Địa đạo này chạy qua 6 sân bóng đá giữa San Diego, California và Tijuana, Mexico.
Địa đạo buôn lậu giữa Canada và Mỹ. Năm 2005, chính quyền Mỹ đã phát hiện và đóng cửa công trình nối liền Aldergrove, British Columbia của Canada đến Lynden, Washington, Mỹ.
Địa đạo buôn lậu ở dải Gaza từng là nơi cung cấp, vận chuyển nguồn lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của người dân Palestine. Trong số đó có những vật dụng dùng trong tôn giáo hay động vật sống như bò, dê... Những động vật này được nhập lậu để phục vụ người dân thực hiện nghi lễ giết mổ truyền thống. Người ta xây dựng địa đạo này là do Israel bị bao vây, cấm vận kinh tế.
Địa đạo Krankenbunker "Breuning" ở Đức từng là nơi trú ẩn an toàn khi xảy ra các cuộc không kích tại quốc gia này trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới 2. Người ta còn xây dựng cả một bệnh viện trong địa đạo này dùng để sơ cứu, chữa trị cho những người bị thương.
Trong cuộc chiến tranh Bosnia, người dân ở Sarajevo bị cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài. Do đó, họ thiếu những mặt hàng thiết yếu nhất dành cho cuộc sống trong hơn 3 năm. Mặc dù địa đạo này chỉ cao 1,3m nhưng nó đã trở thành con đường giúp người dân nơi đây mua được thực phẩm, nhiên liệu, báo, vũ khí... để duy trì cuộc sống. Hiện nơi này là một trong những di tích lịch sử, hút khách tham quan khi đến Sarajevo.
Đây là địa đạo dùng để buôn lậu hàng hóa hồi thế kỷ 18 ở Anh. Công trình này nằm bên dưới một tòa lâu đài. Các chuyên gia dự đoán nó được xây dựng vào khoảng năm 1720 sau khi một công tước mua lâu đài Bridgewat. Tuy nhiên, lâu đài này bị phá hủy trong một cuộc nội chiến diễn ra vào năm 1645.
Địa đạo ở trại Blauvelt, New York, Mỹ từng là một công trình kiên cố được sử dụng từ hồi Chiến tranh thế giới 1. Hiện nơi này là một trong những địa điểm bỏ hoang rùng rợn nhất ở Mỹ.
Trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới II, người ta xây dựng nhiều địa đạo ở trong núi Gibraltar. Địa đạo này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chiến tranh của quân đồng minh. Nơi này có khả năng chứa được 30.000 quân và có cả bệnh viện, trạm điện.
Anh đã cho người xây dựng một địa đạo bên dưới 22 hầm mỏ ở Messines, Bỉ trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới 1. Vào khoảng 3h trong ngày thực hiện cuộc tấn công, quân đội Anh đã làm rung chuyển Messines bằng một trận nổ lớn khiến 10.000 lính Đức tử vong nhờ vào địa đạo bí mật đó. Âm thanh rung trời này vang đến cả Dublin, Ireland.
Địa đạo Củ Chi bao gồm: bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Công trình có chiều dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi ẩn dưới các bụi cây. Địa đạo này đã đóng góp một phần lớn vào chiến thắng của các chiến sĩ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Địa đạo buôn ma túy xuyên biên giới giữa California, Mỹ với Mexico. Tháng 11/2010, giới chức trách đã phát hiện được địa đạo bí mật này có hệ thống khá phức tạp khi có cả hệ thống ánh sáng, điều hòa không khí, hệ thống dây và ròng rọc để chuyển hàng cấm. Địa đạo này chạy qua 6 sân bóng đá giữa San Diego, California và Tijuana, Mexico.
Địa đạo buôn lậu giữa Canada và Mỹ. Năm 2005, chính quyền Mỹ đã phát hiện và đóng cửa công trình nối liền Aldergrove, British Columbia của Canada đến Lynden, Washington, Mỹ.
Địa đạo buôn lậu ở dải Gaza từng là nơi cung cấp, vận chuyển nguồn lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của người dân Palestine. Trong số đó có những vật dụng dùng trong tôn giáo hay động vật sống như bò, dê... Những động vật này được nhập lậu để phục vụ người dân thực hiện nghi lễ giết mổ truyền thống. Người ta xây dựng địa đạo này là do Israel bị bao vây, cấm vận kinh tế.
Địa đạo Krankenbunker "Breuning" ở Đức từng là nơi trú ẩn an toàn khi xảy ra các cuộc không kích tại quốc gia này trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới 2. Người ta còn xây dựng cả một bệnh viện trong địa đạo này dùng để sơ cứu, chữa trị cho những người bị thương.
Trong cuộc chiến tranh Bosnia, người dân ở Sarajevo bị cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài. Do đó, họ thiếu những mặt hàng thiết yếu nhất dành cho cuộc sống trong hơn 3 năm. Mặc dù địa đạo này chỉ cao 1,3m nhưng nó đã trở thành con đường giúp người dân nơi đây mua được thực phẩm, nhiên liệu, báo, vũ khí... để duy trì cuộc sống. Hiện nơi này là một trong những di tích lịch sử, hút khách tham quan khi đến Sarajevo.
Đây là địa đạo dùng để buôn lậu hàng hóa hồi thế kỷ 18 ở Anh. Công trình này nằm bên dưới một tòa lâu đài. Các chuyên gia dự đoán nó được xây dựng vào khoảng năm 1720 sau khi một công tước mua lâu đài Bridgewat. Tuy nhiên, lâu đài này bị phá hủy trong một cuộc nội chiến diễn ra vào năm 1645.
Địa đạo ở trại Blauvelt, New York, Mỹ từng là một công trình kiên cố được sử dụng từ hồi Chiến tranh thế giới 1. Hiện nơi này là một trong những địa điểm bỏ hoang rùng rợn nhất ở Mỹ.
Trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới II, người ta xây dựng nhiều địa đạo ở trong núi Gibraltar. Địa đạo này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chiến tranh của quân đồng minh. Nơi này có khả năng chứa được 30.000 quân và có cả bệnh viện, trạm điện.
Anh đã cho người xây dựng một địa đạo bên dưới 22 hầm mỏ ở Messines, Bỉ trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới 1. Vào khoảng 3h trong ngày thực hiện cuộc tấn công, quân đội Anh đã làm rung chuyển Messines bằng một trận nổ lớn khiến 10.000 lính Đức tử vong nhờ vào địa đạo bí mật đó. Âm thanh rung trời này vang đến cả Dublin, Ireland.