Theo chính quyền thành phố Quý Dương, ngày 12/10/2013, hơn 2600 người thuộc lực lượng thực thi pháp luật, công an địa phương… tham gia phá dỡ 51 ngôi nhà xây dựng không phép. Trong tổng số hơn 2600 nhân viên tham gia tháo dỡ, có đến 837 người đang là sinh viên cao đẳng và đại học.
Những sinh viên này đều phải mặc đồng phục như những cảnh sát đặc nhiệm SWAT, để tham gia việc cưỡng chế, phã dỡ các công trình trái phép. Thậm chí, một số sinh viên còn phải mặc đồng phục giả nhân viên huấn luyện quân sự xuất hiện ở địa điểm phá dỡ và làm việc như một nhân viên an ninh.
Theo điều tra của báo The Beijing News, việc tuyển người trở thành điều rất phổ biến trong các dự án phá dỡ quy mô lớn tại Quý Dương.
Được biết, chính quyền thành phố ký hợp đồng với các cơ quan bảo vệ, an ninh địa phương. Sau đó các cơ quan an ninh này đăng thông báo tuyển mộ các sinh viên. Thông tin tuyển mộ sẽ lan truyền rất nhanh sau đó khi các sinh viên chia sẻ với nhau.
Sinh viên tham gia công việc tháo dỡ sẽ nhận được đồng phục và 80 Nhân dân tệ tiền lương, được cung cấp bữa sáng và thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ khuya. Li Ming là một trong những sinh viên tham gia trong dự án phá dỡ 51 tòa nhà này cho biết, cậu nhìn thấy một phần thông báo tuyển mộ của lực lượng an ninh do nhóm bạn của mình trên trang mạng QQ chia sẻ và sau đó đã quyết định tham gia. Một nữ sinh khác thì cho biết, cô và bạn bè đã tham gia đến 6 dự án như vậy trong vòng 5 tháng.Hiện tại chính quyền thành phố Quý Dương đã điều tra các phòng ban, các cá nhân chịu trách nhiệm trong việc phát động, thực hiện tuyển thêm người. Một số quan chức có liên quan đã bị kỷ luật và cách chức vì phủ nhận sự việc sau khi thông tin được lan truyền. Mặc dù phía các nhà lãnh đạo phải nhận nhiều chê trách về việc này, nhưng với các sinh viên, việc tham gia phá dỡ và được trả tiền lương lại khá hấp dẫn, dù công việc này có vẻ như khá vất vả đối với họ.Trên trang KDNET, nickname Zingzhu bình luận:“Không biết nguồn gốc của những bộ đồng phục này là ở đâu? Nguồn gốc quan trọng vì mặc đồng phục cảnh sát giả là bất hợp pháp. Đóng giả làm cảnh sát để tham gia các công việc có liên quan đến chính quyền cũng là bất hợp pháp”. Nickname Shuimian Jingling cho biết: “Tôi từng được đào tạo ở học viện cảnh sát. Trong thời gian đó có rất nhiều những ‘sự kiện’, ‘hoạt động’ như vậy và đã có rất nhiều người tình nguyện tham gia”.
Theo chính quyền thành phố Quý Dương, ngày 12/10/2013, hơn 2600 người thuộc lực lượng thực thi pháp luật, công an địa phương… tham gia phá dỡ 51 ngôi nhà xây dựng không phép.
Trong tổng số hơn 2600 nhân viên tham gia tháo dỡ, có đến 837 người đang là sinh viên cao đẳng và đại học.
Những sinh viên này đều phải mặc đồng phục như những cảnh sát đặc nhiệm SWAT, để tham gia việc cưỡng chế, phã dỡ các công trình trái phép. Thậm chí, một số sinh viên còn phải mặc đồng phục giả nhân viên huấn luyện quân sự xuất hiện ở địa điểm phá dỡ và làm việc như một nhân viên an ninh.
Theo điều tra của báo The Beijing News, việc tuyển người trở thành điều rất phổ biến trong các dự án phá dỡ quy mô lớn tại Quý Dương.
Được biết, chính quyền thành phố ký hợp đồng với các cơ quan bảo vệ, an ninh địa phương. Sau đó các cơ quan an ninh này đăng thông báo tuyển mộ các sinh viên. Thông tin tuyển mộ sẽ lan truyền rất nhanh sau đó khi các sinh viên chia sẻ với nhau.
Sinh viên tham gia công việc tháo dỡ sẽ nhận được đồng phục và 80 Nhân dân tệ tiền lương, được cung cấp bữa sáng và thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ khuya.
Li Ming là một trong những sinh viên tham gia trong dự án phá dỡ 51 tòa nhà này cho biết, cậu nhìn thấy một phần thông báo tuyển mộ của lực lượng an ninh do nhóm bạn của mình trên trang mạng QQ chia sẻ và sau đó đã quyết định tham gia. Một nữ sinh khác thì cho biết, cô và bạn bè đã tham gia đến 6 dự án như vậy trong vòng 5 tháng.
Hiện tại chính quyền thành phố Quý Dương đã điều tra các phòng ban, các cá nhân chịu trách nhiệm trong việc phát động, thực hiện tuyển thêm người.
Một số quan chức có liên quan đã bị kỷ luật và cách chức vì phủ nhận sự việc sau khi thông tin được lan truyền.
Mặc dù phía các nhà lãnh đạo phải nhận nhiều chê trách về việc này, nhưng với các sinh viên, việc tham gia phá dỡ và được trả tiền lương lại khá hấp dẫn, dù công việc này có vẻ như khá vất vả đối với họ.
Trên trang KDNET, nickname Zingzhu bình luận:“Không biết nguồn gốc của những bộ đồng phục này là ở đâu? Nguồn gốc quan trọng vì mặc đồng phục cảnh sát giả là bất hợp pháp. Đóng giả làm cảnh sát để tham gia các công việc có liên quan đến chính quyền cũng là bất hợp pháp”.
Nickname Shuimian Jingling cho biết: “Tôi từng được đào tạo ở học viện cảnh sát. Trong thời gian đó có rất nhiều những ‘sự kiện’, ‘hoạt động’ như vậy và đã có rất nhiều người tình nguyện tham gia”.