Xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội xung quanh bao phủ là các dãy núi đá xanh và địa phận xã này chỉ cách huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình khoảng 3 bước chân.
Nhiều nơi ở xã An Phú người dân phải dựng cột tre làm cột điện, để kéo điện vào nhà.
Người dân Thủ đô sinh sống trong những căn nhà tạm bợ. Đây là ngôi nhà của chị Trần Thị Khiển, ở thôn Bô Môi, xã An Phú được xây từ năm 1999, nhưng đến nay vẫn chưa có tiền trát nhà. Các cánh cửa sổ làm bằng nan tre...
Gia tài đáng giá nhất của gia đình chị Khiển là bộ bàn ghế này. Nó vừa là nơi tiếp khách, vừa làm giường ngủ.
Nơi ngủ được gọi là giường thì chỉ đặt 2 tấm phản ghép bằng các thanh gỗ vào nhau, kê trên mấy viên gạch và đá khá chênh vênh. Quần áo, chăn... đựng trong bao tải.
Những đứa con và cháu chị Khiển đứa có dép, đứa không hàng ngày nô đùa quanh sân. Chị Khiển tâm sự: "Nhà nghèo quá anh ơi, cả năm chỉ trông vào mấy sào ruộng, đất bạc màu lấy thóc đâu mà ăn, đừng nói đến bán. Nhà 4-5 miệng ăn chỉ trông vào mấy sào ruộng thôi, nhưng chưa xong vụ đã hết thóc. Ốm đau đành đánh đối với ông trời vậy. Người dân ở đây thường nói, xã An Phú là xã trời phú, nhưng không hiểu sao người dân chúng em ở đây nghèo như vậy?".
Còn đây là nhà anh Trần Đình Huy, gia đình đi làm đồng xa, chỉ còn lũ trẻ ở nhà. Nhà bếp, nhà tắm.... được che vài tấm áo mưa và bro xi măng.
Cháu Trần Đình Huy con anh Tuấn đã 14 tuổi (áo xanh) nhưng trông như đứa trẻ 7 - 8 tuổi vì còi cọc, thiếu ăn.
Nghỉ hè trẻ em thành phố được cha mẹ cho ra bể bơi để học bơi. Còn trẻ em ở xã An Phú vừa đi chăn trâu, vừa xuống sông bơi rất nguy hiểm.
Ngoài làm lúa, gia đình có điều kiện hơn thì kiếm thêm thu nhập bằng lá sen. Chị Lê Thị Lan (người thứ 2 ngoài cùng bên trái) cho biết: "Mỗi kg lá sen khô chúng tôi bán được 15 nghìn đồng, cả bao tải to như vậy cân nặng khoảng 20-30kg thôi. Công làm 3 người phải mất 2 -4 ngày mới bán được".
"Chúng tôi chỉ biết phơi khô và cân bán cho người nơi khác đến mua, không biết họ mua để làm gì, nhưng nghe họ nói là làm thuốc", chị Lan chia sẻ.
Bố con anh Tuấn (một hộ dân ở An Phú) ngày ngày đi đánh tôm, tép, cá, ốc mang ra chợ bán cho khác, để cải thiện cuộc sống.
Chợ cóc ở trung tâm xã An Phú vào cuối chiều ngày 2/8.
Người phụ nữ này đang hái rau dại mọc bên đường về lo cơm chiều.
Chị Bình, chủ cửa hàng hoa quả bên đường vào xã An Phú, cho biết: "Khách ngoài xã thì họ mua nhiều, khách trong xã chỉ đến ăn thử rồi đi hết chú ạ. Vì người dân nơi đây họ nghèo, nên họ chỉ ăn thử không mua là chuyện bình thường".
Xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội xung quanh bao phủ là các dãy núi đá xanh và địa phận xã này chỉ cách huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình khoảng 3 bước chân.
Nhiều nơi ở xã An Phú người dân phải dựng cột tre làm cột điện, để kéo điện vào nhà.
Người dân Thủ đô sinh sống trong những căn nhà tạm bợ. Đây là ngôi nhà của chị Trần Thị Khiển, ở thôn Bô Môi, xã An Phú được xây từ năm 1999, nhưng đến nay vẫn chưa có tiền trát nhà. Các cánh cửa sổ làm bằng nan tre...
Gia tài đáng giá nhất của gia đình chị Khiển là bộ bàn ghế này. Nó vừa là nơi tiếp khách, vừa làm giường ngủ.
Nơi ngủ được gọi là giường thì chỉ đặt 2 tấm phản ghép bằng các thanh gỗ vào nhau, kê trên mấy viên gạch và đá khá chênh vênh. Quần áo, chăn... đựng trong bao tải.
Những đứa con và cháu chị Khiển đứa có dép, đứa không hàng ngày nô đùa quanh sân. Chị Khiển tâm sự: "Nhà nghèo quá anh ơi, cả năm chỉ trông vào mấy sào ruộng, đất bạc màu lấy thóc đâu mà ăn, đừng nói đến bán. Nhà 4-5 miệng ăn chỉ trông vào mấy sào ruộng thôi, nhưng chưa xong vụ đã hết thóc. Ốm đau đành đánh đối với ông trời vậy. Người dân ở đây thường nói, xã An Phú là xã trời phú, nhưng không hiểu sao người dân chúng em ở đây nghèo như vậy?".
Còn đây là nhà anh Trần Đình Huy, gia đình đi làm đồng xa, chỉ còn lũ trẻ ở nhà. Nhà bếp, nhà tắm.... được che vài tấm áo mưa và bro xi măng.
Cháu Trần Đình Huy con anh Tuấn đã 14 tuổi (áo xanh) nhưng trông như đứa trẻ 7 - 8 tuổi vì còi cọc, thiếu ăn.
Nghỉ hè trẻ em thành phố được cha mẹ cho ra bể bơi để học bơi. Còn trẻ em ở xã An Phú vừa đi chăn trâu, vừa xuống sông bơi rất nguy hiểm.
Ngoài làm lúa, gia đình có điều kiện hơn thì kiếm thêm thu nhập bằng lá sen. Chị Lê Thị Lan (người thứ 2 ngoài cùng bên trái) cho biết: "Mỗi kg lá sen khô chúng tôi bán được 15 nghìn đồng, cả bao tải to như vậy cân nặng khoảng 20-30kg thôi. Công làm 3 người phải mất 2 -4 ngày mới bán được".
"Chúng tôi chỉ biết phơi khô và cân bán cho người nơi khác đến mua, không biết họ mua để làm gì, nhưng nghe họ nói là làm thuốc", chị Lan chia sẻ.
Bố con anh Tuấn (một hộ dân ở An Phú) ngày ngày đi đánh tôm, tép, cá, ốc mang ra chợ bán cho khác, để cải thiện cuộc sống.
Chợ cóc ở trung tâm xã An Phú vào cuối chiều ngày 2/8.
Người phụ nữ này đang hái rau dại mọc bên đường về lo cơm chiều.
Chị Bình, chủ cửa hàng hoa quả bên đường vào xã An Phú, cho biết: "Khách ngoài xã thì họ mua nhiều, khách trong xã chỉ đến ăn thử rồi đi hết chú ạ. Vì người dân nơi đây họ nghèo, nên họ chỉ ăn thử không mua là chuyện bình thường".