Những ai chưa từng đến núi Ngọc Linh, đi sâu vào trong rừng, thì khá ngạc nhiên khi thấy ẩn hiện trong rừng, trên lưng núi những ngôi nhà nhỏ xíu, lạ lùng.Thực ra, đó không phải nhà ở, mà là nhà chứa thóc hay ngôi nhà của Thần lúa của đồng bào Xê Đăng. Thật lạ lùng, khi người Xê Đăng không cất lúa trong nhà, mà lại để lúa ngoài rừng, không có ai trông nom.Ông Hồ Văn Điết, 80 tuổi, thôn 3 xã Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam cho biết, sở dĩ người Xê Đăng không cất lúa trong nhà, mà để trong kho ở bìa rừng, là bởi vì, trong văn hóa của người Xê Đăng, thóc lúa chính là thần.Vì quan niệm đó, nên người Xê Đăng để Thần ở riêng. Kho thóc được quét dọn sạch sẽ, thậm chí còn sạch hơn nhà ở.Người Xê Đăng tin rằng, được mùa là do Thần lúa ban tặng, còn mất mùa là do Thần lúa trừng phạt. Để thể hiện sự tôn kính Thần lúa, đến mùa thu hoạch, người Xê Đăng thực hiện nghi lễ cúng Thần lúa và tổ chức lễ hội Lúa kho.Đồng bào Xê Đăng gói bánh sừng trâu, làm rượu cần, mổ lợn, gà để cúng thần linh. Đồng bào còn tổ chức đánh cồng chiêng, để không khí lễ cúng long trọng. Thầy cúng sẽ thực hiện nghi lễ căng dây, tức là rước Thần lúa từ nương về kho nghỉ ngơi.Nơi Thần lúa nghỉ ngơi phải mát mẻ, yên tĩnh, sạch sẽ. Chính vì lẽ đó, người Xê Đăng không để lúa trong nhà, mà dựng nhà riêng ở cánh rừng thoáng mát, thậm chí không gian đẹp, nhìn xuống thung lũng mộng mơ, để Thần lúa được… thoải mái.Sau khi lo chỗ nghỉ ngơi chu đáo cho Thần lúa, thì đồng bào Xê Đăng tổ chức ăn uống linh đình, từ nhà này sang nhà khác, từ làng này qua làng khác, để quên đi những ngày tháng lao động mệt nhọc.Lễ cúng này không chỉ thể hiện sự tôn kính với Thần lúa, mà còn thể hiện sự coi trọng hạt lúa của người Xê Đăng.Ngoài việc mỗi nhà có một kho thóc, thì dân làng thường xây dựng thêm một vài kho nữa, và cả làng góp thóc, ngô vào đó. Nhà nào nghèo, đói, thì dân làng sẽ mở kho thóc đó để cứu đói.Theo già làng Hồ Văn Điết, mặc dù kho thóc xây cất trong rừng, không có ai trông nom, nhưng từ xưa đến nay chưa bao giờ ở Trà Linh có chuyện ăn cắp, mất trộm thóc.Ngoài việc người Xê Đăng rất coi trọng Thần lúa, không dám ăn cắp, xâm phạm, thì lệ làng xử phạt cực kỳ nghiêm khắc, bị phạt trâu, phạt bò, thậm chí đuổi khỏi làng, nên dù chết đói họ cũng không dám ăn cắp thóc lúa của nhau.Mặc dù đồng bào Xê Đăng nơi đây trồng rất nhiều sâm, cuộc sống khá giả, giàu có, nhưng họ lại không đánh giá sự sung túc bằng tiền bạc, mà bằng những kho thóc chất đầy thóc lúa. Làng nào, nhà nào có nhiều kho thóc, chứa đầy thóc, là biểu tượng cho sự no ấm.
Những ai chưa từng đến núi Ngọc Linh, đi sâu vào trong rừng, thì khá ngạc nhiên khi thấy ẩn hiện trong rừng, trên lưng núi những ngôi nhà nhỏ xíu, lạ lùng.
Thực ra, đó không phải nhà ở, mà là nhà chứa thóc hay ngôi nhà của Thần lúa của đồng bào Xê Đăng. Thật lạ lùng, khi người Xê Đăng không cất lúa trong nhà, mà lại để lúa ngoài rừng, không có ai trông nom.
Ông Hồ Văn Điết, 80 tuổi, thôn 3 xã Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam cho biết, sở dĩ người Xê Đăng không cất lúa trong nhà, mà để trong kho ở bìa rừng, là bởi vì, trong văn hóa của người Xê Đăng, thóc lúa chính là thần.
Vì quan niệm đó, nên người Xê Đăng để Thần ở riêng. Kho thóc được quét dọn sạch sẽ, thậm chí còn sạch hơn nhà ở.
Người Xê Đăng tin rằng, được mùa là do Thần lúa ban tặng, còn mất mùa là do Thần lúa trừng phạt. Để thể hiện sự tôn kính Thần lúa, đến mùa thu hoạch, người Xê Đăng thực hiện nghi lễ cúng Thần lúa và tổ chức lễ hội Lúa kho.
Đồng bào Xê Đăng gói bánh sừng trâu, làm rượu cần, mổ lợn, gà để cúng thần linh. Đồng bào còn tổ chức đánh cồng chiêng, để không khí lễ cúng long trọng. Thầy cúng sẽ thực hiện nghi lễ căng dây, tức là rước Thần lúa từ nương về kho nghỉ ngơi.
Nơi Thần lúa nghỉ ngơi phải mát mẻ, yên tĩnh, sạch sẽ. Chính vì lẽ đó, người Xê Đăng không để lúa trong nhà, mà dựng nhà riêng ở cánh rừng thoáng mát, thậm chí không gian đẹp, nhìn xuống thung lũng mộng mơ, để Thần lúa được… thoải mái.
Sau khi lo chỗ nghỉ ngơi chu đáo cho Thần lúa, thì đồng bào Xê Đăng tổ chức ăn uống linh đình, từ nhà này sang nhà khác, từ làng này qua làng khác, để quên đi những ngày tháng lao động mệt nhọc.
Lễ cúng này không chỉ thể hiện sự tôn kính với Thần lúa, mà còn thể hiện sự coi trọng hạt lúa của người Xê Đăng.
Ngoài việc mỗi nhà có một kho thóc, thì dân làng thường xây dựng thêm một vài kho nữa, và cả làng góp thóc, ngô vào đó. Nhà nào nghèo, đói, thì dân làng sẽ mở kho thóc đó để cứu đói.
Theo già làng Hồ Văn Điết, mặc dù kho thóc xây cất trong rừng, không có ai trông nom, nhưng từ xưa đến nay chưa bao giờ ở Trà Linh có chuyện ăn cắp, mất trộm thóc.
Ngoài việc người Xê Đăng rất coi trọng Thần lúa, không dám ăn cắp, xâm phạm, thì lệ làng xử phạt cực kỳ nghiêm khắc, bị phạt trâu, phạt bò, thậm chí đuổi khỏi làng, nên dù chết đói họ cũng không dám ăn cắp thóc lúa của nhau.
Mặc dù đồng bào Xê Đăng nơi đây trồng rất nhiều sâm, cuộc sống khá giả, giàu có, nhưng họ lại không đánh giá sự sung túc bằng tiền bạc, mà bằng những kho thóc chất đầy thóc lúa. Làng nào, nhà nào có nhiều kho thóc, chứa đầy thóc, là biểu tượng cho sự no ấm.