Câu chuyện về “chồng tây vợ ta” của cậu mợ Ba đã trở nên rất nổi tiếng và thân thuộc trong xóm của bà con khu vực đường Lò Gốm (quận 6 - TP HCM), dưới chân cầu Hậu Giang. Bởi cậu mợ Ba mỗi lần được người lạ đến hỏi thì người dân trong xóm ai cũng lắc đầu thương cảm: “Hiền với nghèo lắm con ơi”. Con hẻm nhỏ dẫn vào căn nhà thuê ọp ẹp, căn nhà cho thuê đó là nơi ở của ba con người ngày ngày nương vào nhau mà sống. Cặp vợ chồng nghèo lấy nhau đã 26 năm, người đàn ông cao gầy với đôi mắt nâu đó mang trong mình một nửa dòng máu Pháp. Sau khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam, cha ông đã để lại cậu Ba cùng người mẹ Việt Nam của mình ở Sài Gòn. Cứ ngỡ dù hoàn cảnh bất hạnh từ nhỏ thì lớn lên ông sẽ trở thành một người bình thường nhưng cuộc sống lại một lần nữa bạc đãi ông khi cậu Ba lớn lên với một trí tuệ hoàn toàn chậm hơn so với mọi người.Nhưng cũng chính sự hiền lành và chịu khó của ông lúc còn là một thanh niên quét rác ở khu chợ Bình Lâm đã làm cho bà Bé (hay còn được gọi là mợ Ba) siêu lòng khi được mọi người làm mai mối. Vậy là đã 26 năm từ ngày về cùng một nhà và những gì còn lại trong đôi mắt nhăn nheo của đôi vợ chồng nghèo là một chữ tình. Tình trong tình nghĩa của một duyên hai nợ ba tình.Dù là ngày nắng hay mưa người ta vẫn nhìn thấy đôi vợ chồng đó đi dọc những con đường ở khu vực bờ kênh gần cầu Hậu Giang. Có lúc ông đi trước còn ba theo sau và ngược lại nhưng sự song hành ấy đã trở thành một hình ảnh thân thuộc với bà con nơi đây. Sự mưu sinh chưa bao giờ làm họ thấy mỏi lòng dù thời gian đã lấy đi của đôi vợ chồng ấy rất nhiều.Toàn cảnh ngôi nhà đơn sơ của ông Tây và “bà Bé vé số”.Trong căn nhà thuê chật hẹp với mấy món đồ đơn giản, bữa cơm được nấu bằng gạo từ thiện và bát thịt kho lỏng bỏng nước được mợ Ba mua với giá 15 nghìn cho cả nhà ăn. Ba miệng ăn mà vẫn không hết khi được hỏi thì mợ chỉ cười hiền nói rằng thì nhường nhau ăn thôi con chứ sao nhiêu đó mà không hết được.Cậu con trai tên Lâm (hay còn gọi là Long) năm nay đã 25 tuổi nhưng đầu óc vẫn mị dại như một đứa trẻ, mà theo lời mợ Ba trìu mến : “Bé Lâm nó không bình thường như con người ta nên không học hành gì được hết con, nó không biết chữ đâu“. Và cậu mợ Ba cũng vậy chẳng ai được may mắn biết đến con chữ và cậu mợ vẫn gọi Lâm là bé dù đứa con trai của họ đã lớn từng đó. Trong mắt cha mẹ con cái lúc nào cũng là đứa trẻ, và có lẽ khi con mình là đứa trẻ bất hạnh phát triển không bình thường thì nó sẽ mãi là một thiên thần cần được che chở.Khi được hỏi có bao giờ mợ thấy mệt mỏi muốn buông xuôi chưa thì mợ gạt nước mắt nghẹn ngào nói : “Nhà giờ còn mình mợ là trụ cột, cậu Ba nhìn vậy chứ cũng yếu lắm rồi còn thằng Long thì không biết gì hết. Nên mợ không dám bệnh đâu con, mợ mà ngã xuống là cha con nó ai lo.”Một tờ vé số bán đi là một niềm vui của mợ.Hạnh phúc không phải là điều dễ dàng nhất là khi người ta quá chật vật để kiếm tiền, đôi vợ chồng này thậm chí còn không biết đến con số và chữ. Nên họ cũng không quá vội vã để mưu sinh, hạnh phúc đến với họ ngay cả khi họ không hề kỳ vọng. Không một quyển lịch nào có thể ghi lại hành trình của tình yêu và gia đình. Chỉ có yêu thương là điều cuối cùng ở lại.Khi ngoài kia một mùa trung thu sắp về thì ở đây có một gia đình chẳng có cho mình một quyển lịch hay chiếc bánh, ấm trà. Sự đoàn viên chỉ đơn giản là ngồi lại cùng nhau sau một ngày dài rong ruổi và khi Sài Gòn lên đèn là khi họ trở về nhà. Đoàn viên - thật chất chỉ đơn giản là về nhà cùng nhau!
Câu chuyện về “chồng tây vợ ta” của cậu mợ Ba đã trở nên rất nổi tiếng và thân thuộc trong xóm của bà con khu vực đường Lò Gốm (quận 6 - TP HCM), dưới chân cầu Hậu Giang. Bởi cậu mợ Ba mỗi lần được người lạ đến hỏi thì người dân trong xóm ai cũng lắc đầu thương cảm: “Hiền với nghèo lắm con ơi”. Con hẻm nhỏ dẫn vào căn nhà thuê ọp ẹp, căn nhà cho thuê đó là nơi ở của ba con người ngày ngày nương vào nhau mà sống.
Cặp vợ chồng nghèo lấy nhau đã 26 năm, người đàn ông cao gầy với đôi mắt nâu đó mang trong mình một nửa dòng máu Pháp. Sau khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam, cha ông đã để lại cậu Ba cùng người mẹ Việt Nam của mình ở Sài Gòn. Cứ ngỡ dù hoàn cảnh bất hạnh từ nhỏ thì lớn lên ông sẽ trở thành một người bình thường nhưng cuộc sống lại một lần nữa bạc đãi ông khi cậu Ba lớn lên với một trí tuệ hoàn toàn chậm hơn so với mọi người.
Nhưng cũng chính sự hiền lành và chịu khó của ông lúc còn là một thanh niên quét rác ở khu chợ Bình Lâm đã làm cho bà Bé (hay còn được gọi là mợ Ba) siêu lòng khi được mọi người làm mai mối. Vậy là đã 26 năm từ ngày về cùng một nhà và những gì còn lại trong đôi mắt nhăn nheo của đôi vợ chồng nghèo là một chữ tình. Tình trong tình nghĩa của một duyên hai nợ ba tình.
Dù là ngày nắng hay mưa người ta vẫn nhìn thấy đôi vợ chồng đó đi dọc những con đường ở khu vực bờ kênh gần cầu Hậu Giang. Có lúc ông đi trước còn ba theo sau và ngược lại nhưng sự song hành ấy đã trở thành một hình ảnh thân thuộc với bà con nơi đây. Sự mưu sinh chưa bao giờ làm họ thấy mỏi lòng dù thời gian đã lấy đi của đôi vợ chồng ấy rất nhiều.
Toàn cảnh ngôi nhà đơn sơ của ông Tây và “bà Bé vé số”.
Trong căn nhà thuê chật hẹp với mấy món đồ đơn giản, bữa cơm được nấu bằng gạo từ thiện và bát thịt kho lỏng bỏng nước được mợ Ba mua với giá 15 nghìn cho cả nhà ăn. Ba miệng ăn mà vẫn không hết khi được hỏi thì mợ chỉ cười hiền nói rằng thì nhường nhau ăn thôi con chứ sao nhiêu đó mà không hết được.
Cậu con trai tên Lâm (hay còn gọi là Long) năm nay đã 25 tuổi nhưng đầu óc vẫn mị dại như một đứa trẻ, mà theo lời mợ Ba trìu mến : “Bé Lâm nó không bình thường như con người ta nên không học hành gì được hết con, nó không biết chữ đâu“. Và cậu mợ Ba cũng vậy chẳng ai được may mắn biết đến con chữ và cậu mợ vẫn gọi Lâm là bé dù đứa con trai của họ đã lớn từng đó. Trong mắt cha mẹ con cái lúc nào cũng là đứa trẻ, và có lẽ khi con mình là đứa trẻ bất hạnh phát triển không bình thường thì nó sẽ mãi là một thiên thần cần được che chở.
Khi được hỏi có bao giờ mợ thấy mệt mỏi muốn buông xuôi chưa thì mợ gạt nước mắt nghẹn ngào nói : “Nhà giờ còn mình mợ là trụ cột, cậu Ba nhìn vậy chứ cũng yếu lắm rồi còn thằng Long thì không biết gì hết. Nên mợ không dám bệnh đâu con, mợ mà ngã xuống là cha con nó ai lo.”
Một tờ vé số bán đi là một niềm vui của mợ.
Hạnh phúc không phải là điều dễ dàng nhất là khi người ta quá chật vật để kiếm tiền, đôi vợ chồng này thậm chí còn không biết đến con số và chữ. Nên họ cũng không quá vội vã để mưu sinh, hạnh phúc đến với họ ngay cả khi họ không hề kỳ vọng. Không một quyển lịch nào có thể ghi lại hành trình của tình yêu và gia đình. Chỉ có yêu thương là điều cuối cùng ở lại.
Khi ngoài kia một mùa trung thu sắp về thì ở đây có một gia đình chẳng có cho mình một quyển lịch hay chiếc bánh, ấm trà. Sự đoàn viên chỉ đơn giản là ngồi lại cùng nhau sau một ngày dài rong ruổi và khi Sài Gòn lên đèn là khi họ trở về nhà. Đoàn viên - thật chất chỉ đơn giản là về nhà cùng nhau!