Công trình Trung tâm thông tin văn hóa sát hồ Gươm nằm trên khu đất có diện tích 242,2m2, tại ngã ba phố Lê Thái Tổ, Lương Văn Can và giáp Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, tiếp nối đầu hồi tòa nhà Long Vân - Hồng Vân. Công trình có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, công trình sẽ có 3 tầng nổi, 1 tầng hầm và tum thang, chiều cao đến diềm mái công trình chính là 10,1m, còn lên đỉnh tum thang là 13,6m. Tầng 1 có diện tích 78,9m2 cơ bản để trống tổ chức không gian mở cảnh quan; tầng 2 có diện tích 157m2 sẽ được để làm nơi trưng bày hiện vật và thông tin về Hồ Gươm; còn tầng 3 là các phòng họp, hội thảo và nơi làm việc của cơ quan quản lý.
Tuy nhiên trước đó, biết được công trình sắp khởi công một số hộ dân ở sát liền kề cho rằng, công trình này gây ảnh hưởng đến Di tích lịch sử hồ Gươm. Bên cạnh sự phản đối của người dân, nhiều nhà sử học của Việt Nam cũng phản đối...Tại cuộc họp giao ban báo chí ban Tuyên giáo -Thành ủy Hà Nội diễn ra vào chiều ngày 25/11, ông Lâm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, công trình sẽ được khởi công vào cuối năm 2014 và công trình sẽ là "nhà làm việc chứ không có chuyện phục vụ kinh doanh buôn bán". Ông Hùng còn khẳng định, UBND quận Hoàn Kiếm đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định của pháp luật. Công trình này không phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch hay Hội sử học Việt Nam. Vị trí khu đất nằm trong vùng phụ cận của Hồ Hoàn Kiếm, không nằm trong phạm vi khoanh vùng di tích Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh chụp công nhân đang làm việc tại dự án nàyHiện, theo quan sát của Kiến Thức, công trình được che chắn bằng những tấm tôn sắt bên ngoài, còn bên trong là nhà chứa vật liệu và chỗ ở của công nhân. Một góc bên trong dự án. Những tấm gỗ để lắp giàn dáo xây dựng công trình vẫn đang chất đống đợi ngày thi công. Phối cảnh của công trình Trung tâm thông tin văn hóa sát hồ Gươm. Trước đó, vào năm 2013, UBND TP Hà Nội cũng đã chấp thuận kiến nghị từ Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc đặt địa điểm xây dựng ga metro C9 (thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước tổng công ty Điện lực Hà Nội. Tuy nhiên, dự án cũng không được sự đồng thuận của các chuyên gia, đặc biệt là người dân sống xung quanh khu vực hồ Gươm vì lo ngại có thể xâm phạm đến các di tích lịch sử nơi đây.
Công trình Trung tâm thông tin văn hóa sát hồ Gươm nằm trên khu đất có diện tích 242,2m2, tại ngã ba phố Lê Thái Tổ, Lương Văn Can và giáp Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, tiếp nối đầu hồi tòa nhà Long Vân - Hồng Vân. Công trình có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, công trình sẽ có 3 tầng nổi, 1 tầng hầm và tum thang, chiều cao đến diềm mái công trình chính là 10,1m, còn lên đỉnh tum thang là 13,6m. Tầng 1 có diện tích 78,9m2 cơ bản để trống tổ chức không gian mở cảnh quan; tầng 2 có diện tích 157m2 sẽ được để làm nơi trưng bày hiện vật và thông tin về Hồ Gươm; còn tầng 3 là các phòng họp, hội thảo và nơi làm việc của cơ quan quản lý.
Tuy nhiên trước đó, biết được công trình sắp khởi công một số hộ dân ở sát liền kề cho rằng, công trình này gây ảnh hưởng đến Di tích lịch sử hồ Gươm. Bên cạnh sự phản đối của người dân, nhiều nhà sử học của Việt Nam cũng phản đối...
Tại cuộc họp giao ban báo chí ban Tuyên giáo -Thành ủy Hà Nội diễn ra vào chiều ngày 25/11, ông Lâm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, công trình sẽ được khởi công vào cuối năm 2014 và công trình sẽ là "nhà làm việc chứ không có chuyện phục vụ kinh doanh buôn bán".
Ông Hùng còn khẳng định, UBND quận Hoàn Kiếm đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định của pháp luật. Công trình này không phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch hay Hội sử học Việt Nam. Vị trí khu đất nằm trong vùng phụ cận của Hồ Hoàn Kiếm, không nằm trong phạm vi khoanh vùng di tích Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh chụp công nhân đang làm việc tại dự án này
Hiện, theo quan sát của Kiến Thức, công trình được che chắn bằng những tấm tôn sắt bên ngoài, còn bên trong là nhà chứa vật liệu và chỗ ở của công nhân.
Một góc bên trong dự án.
Những tấm gỗ để lắp giàn dáo xây dựng công trình vẫn đang chất đống đợi ngày thi công.
Phối cảnh của công trình Trung tâm thông tin văn hóa sát hồ Gươm. Trước đó, vào năm 2013, UBND TP Hà Nội cũng đã chấp thuận kiến nghị từ Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc đặt địa điểm xây dựng ga metro C9 (thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước tổng công ty Điện lực Hà Nội. Tuy nhiên, dự án cũng không được sự đồng thuận của các chuyên gia, đặc biệt là người dân sống xung quanh khu vực hồ Gươm vì lo ngại có thể xâm phạm đến các di tích lịch sử nơi đây.