Nguyễn Công Hoan là nhà văn nổi tiếng trong việc khắc hoạ nổi bật tính cách quan lại chuyên ăn hối lộ, đục khoét và ăn bẩn... Một trong những viên quan mà ông miêu tả là Huyện Hinh trong truyện ngắn Đồng hào có ma.
Bằng giọng văn trào phúng, Nguyễn Công Hoan lên án sách vệ sinh sai khi dạy người ta phải ăn ở hợp vệ sinh mới có sức khỏe tốt. Điều này không đúng với nhân vật Huyện Hinh bởi hắn chuyên “ăn bẩn” mà vẫn béo, rất béo.Nguyễn Công Hoan miêu tả Huyện Hinh: "Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp".Nhà văn miêu tả diện mạo bên ngoài của Huyện Hinh nhằm chứng minh: “Những anh béo là những anh thích ăn bẩn cả”. Ăn bẩn không phải là ăn ở thiếu vệ sinh mà chính là kiếm ăn bằng những phương cách bẩn thỉu hèn hạ.Huyện Hinh không từ thủ đoạn nào để "ăn bẩn", thậm chí là ăn bẩn theo một cách hèn hạ và đặc biệt nhất.Đó là khi con mẹ Nuôi vào cửa quan để trình việc mất trộm. Trước khi lên quan mẹ Nuôi đã phải chuẩn bị tiền “thông lệ gặp quan”. Nhưng khi gặp run quá nên làm rớt một đồng hào đôi gần bàn quan, Huyện Hinh lấy đế giày đè lên. Con mẹ Nuôi tìm mãi không thấy đành "lùi lủi" ra về.Nguyễn Công Hoan miêu tả: Ông Huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giày ra một tí. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống, thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.Ngày nay từ “ăn bẩn” đã đi vào cuộc sống hàng ngày như “sao ăn bẩn thế” “sao chơi bẩn thế”, “đồ chơi bẩn”... "Ăn bẩn" còn là một lối chơi chữ chỉ những kẻ có tâm địa hèn hạ, chuyên làm chuyện xấu.
Ngoài “ăn bẩn”, câu “Nhờ bóng quan lớn” trong tác phẩm cũng được người dân sử dụng rất rộng rãi.Mời độc giả xem video:Bài học từ cách ly, giãn cách tại Hải Dương. Nguồn: VTV TSTC.
Nguyễn Công Hoan là nhà văn nổi tiếng trong việc khắc hoạ nổi bật tính cách quan lại chuyên ăn hối lộ, đục khoét và ăn bẩn... Một trong những viên quan mà ông miêu tả là Huyện Hinh trong truyện ngắn Đồng hào có ma.
Bằng giọng văn trào phúng, Nguyễn Công Hoan lên án sách vệ sinh sai khi dạy người ta phải ăn ở hợp vệ sinh mới có sức khỏe tốt. Điều này không đúng với nhân vật Huyện Hinh bởi hắn chuyên “ăn bẩn” mà vẫn béo, rất béo.
Nguyễn Công Hoan miêu tả Huyện Hinh: "Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp".
Nhà văn miêu tả diện mạo bên ngoài của Huyện Hinh nhằm chứng minh: “Những anh béo là những anh thích ăn bẩn cả”. Ăn bẩn không phải là ăn ở thiếu vệ sinh mà chính là kiếm ăn bằng những phương cách bẩn thỉu hèn hạ.
Huyện Hinh không từ thủ đoạn nào để "ăn bẩn", thậm chí là ăn bẩn theo một cách hèn hạ và đặc biệt nhất.
Đó là khi con mẹ Nuôi vào cửa quan để trình việc mất trộm. Trước khi lên quan mẹ Nuôi đã phải chuẩn bị tiền “thông lệ gặp quan”. Nhưng khi gặp run quá nên làm rớt một đồng hào đôi gần bàn quan, Huyện Hinh lấy đế giày đè lên. Con mẹ Nuôi tìm mãi không thấy đành "lùi lủi" ra về.
Nguyễn Công Hoan miêu tả: Ông Huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giày ra một tí. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống, thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.
Ngày nay từ “ăn bẩn” đã đi vào cuộc sống hàng ngày như “sao ăn bẩn thế” “sao chơi bẩn thế”, “đồ chơi bẩn”... "Ăn bẩn" còn là một lối chơi chữ chỉ những kẻ có tâm địa hèn hạ, chuyên làm chuyện xấu.
Ngoài “ăn bẩn”, câu “Nhờ bóng quan lớn” trong tác phẩm cũng được người dân sử dụng rất rộng rãi.
Mời độc giả xem video:Bài học từ cách ly, giãn cách tại Hải Dương. Nguồn: VTV TSTC.