Ông vua ký sự Bắc Kỳ Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 quê tại Hưng Yên nhưng sống ở Hà Nội trong một gia đình rất nghèo khó mất cha từ khi mới bảy tháng tuổi, một mình mẹ vất vả nuôi ăn học.Sống bằng nghề cầm bút song cuộc đời Vũ Trọng Phụng chưa bao giờ dễ dàng. Câu nói “Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu” của Xuân Tóc đỏ, nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm Số đỏ dường như rất giống với cuộc đời của nhà văn.Trong nhiều tài liệu, các bạn văn chia sẻ, nhà văn Vũ Trọng Phụng là một trong số các nhà văn nghèo nhất. Ở nơi quê quán, ông không có một tấc đất cắm dùi.Vì muốn có tiền cưới vợ, Vũ Trọng Phụng đã cật lực làm việc ngày đêm viết 3 bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Số đỏ”, “Giông tố” và “Làm đĩ”. Tiền tổ chức đám cưới của ông, một đám cưới rất linh đình chính là lấy từ khoản tiền nhuận bút này.Sau khi kết hôn, cuộc sống của gia đình nhà văn Vũ Trọng Phụng ngày càng khó khăn. Ông phải cật lực làm việc để nuôi mẹ già, nuôi vợ và con gái, nên ngày đêm ăn uống kham khổ, làm việc đến mức lao lực, sức khỏe ngày càng hao mòn.Trước cảnh túng thiếu, Vũ Trọng Phụng nhận sửa morat để có thêm món tiền nhỏ sinh sống, thuốc thang. Những năm sau đó, Vũ Trọng Phụng bị bệnh, người rất yếu nhưng vẫn còng lưng, gập người chữa bản morat. Nhưng ông sửa rất cẩn thận, và có khi còn đề nghị tác giả thay cả đoạn văn dài…Trong một lần được bạn mời đi ăn cơm Tây, Vũ Trọng Phụng đã nói: “Nếu mỗi ngày tôi được ăn hai miếng bít-tết như thế này thì chắc tôi không đến nỗi ho lao”.Cái nghèo bám riết Vũ Trọng Phụng không buông, đến cả những năm tháng cuối đời bị mắc lao phổi, rồi ra đi cũng là trong cảnh túng thiếu. Ông mất khi mới 28 tuổi đúng lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao.Nhiều người từng nhận xét Vũ Trọng Phụng giống như một ánh sao băng rực rỡ vụt sáng giữa văn đàn Việt Nam. Đặc biệt giống như cuộc đời, sự nghiệp văn chương của ông cũng có nhiều thăng trầm.Ngòi bút trào phúng độc đáo của ông từng nhận được nhiều đánh giá trái chiều. Nhiều cuộc tranh luận cùng những phản bác nổ ra, cho rằng văn chương của ông dâm đãng, nhồi nhét quá nhiều thứ xấu xa và tệ hại của đời người.Sinh thời Vũ Trọng Phụng đã từng bị chính quyền bảo hộ Pháp gọi ra tòa vì “tội tổn thương phong hóa”.Mãi sau này, những đóng góp của Vũ Trọng Phụng mới thực sự được nhìn nhận và đánh giá đúng nghĩa, văn chương của ông mới thực sự đến với bạn đọc một cách chính thống.Mặc dù mất ở tuổi 27 và 8 năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ ở cả ba mảng là kịch, tiểu thuyết và truyện ngắn gồm 28 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 vở kịch, 2 tác phẩm dịch… Ông được đánh giá là một trong những cây bút sắc sảo của chủ nghĩa hiện thực phê phán.Mời độc giả xem video:Cấm ăn mặc hở hang khi livestream. Nguồn: VTV24.
Ông vua ký sự Bắc Kỳ Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 quê tại Hưng Yên nhưng sống ở Hà Nội trong một gia đình rất nghèo khó mất cha từ khi mới bảy tháng tuổi, một mình mẹ vất vả nuôi ăn học.
Sống bằng nghề cầm bút song cuộc đời Vũ Trọng Phụng chưa bao giờ dễ dàng. Câu nói “Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu” của Xuân Tóc đỏ, nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm Số đỏ dường như rất giống với cuộc đời của nhà văn.
Trong nhiều tài liệu, các bạn văn chia sẻ, nhà văn Vũ Trọng Phụng là một trong số các nhà văn nghèo nhất. Ở nơi quê quán, ông không có một tấc đất cắm dùi.
Vì muốn có tiền cưới vợ, Vũ Trọng Phụng đã cật lực làm việc ngày đêm viết 3 bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Số đỏ”, “Giông tố” và “Làm đĩ”. Tiền tổ chức đám cưới của ông, một đám cưới rất linh đình chính là lấy từ khoản tiền nhuận bút này.
Sau khi kết hôn, cuộc sống của gia đình nhà văn Vũ Trọng Phụng ngày càng khó khăn. Ông phải cật lực làm việc để nuôi mẹ già, nuôi vợ và con gái, nên ngày đêm ăn uống kham khổ, làm việc đến mức lao lực, sức khỏe ngày càng hao mòn.
Trước cảnh túng thiếu, Vũ Trọng Phụng nhận sửa morat để có thêm món tiền nhỏ sinh sống, thuốc thang. Những năm sau đó, Vũ Trọng Phụng bị bệnh, người rất yếu nhưng vẫn còng lưng, gập người chữa bản morat. Nhưng ông sửa rất cẩn thận, và có khi còn đề nghị tác giả thay cả đoạn văn dài…
Trong một lần được bạn mời đi ăn cơm Tây, Vũ Trọng Phụng đã nói: “Nếu mỗi ngày tôi được ăn hai miếng bít-tết như thế này thì chắc tôi không đến nỗi ho lao”.
Cái nghèo bám riết Vũ Trọng Phụng không buông, đến cả những năm tháng cuối đời bị mắc lao phổi, rồi ra đi cũng là trong cảnh túng thiếu. Ông mất khi mới 28 tuổi đúng lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao.
Nhiều người từng nhận xét Vũ Trọng Phụng giống như một ánh sao băng rực rỡ vụt sáng giữa văn đàn Việt Nam. Đặc biệt giống như cuộc đời, sự nghiệp văn chương của ông cũng có nhiều thăng trầm.
Ngòi bút trào phúng độc đáo của ông từng nhận được nhiều đánh giá trái chiều. Nhiều cuộc tranh luận cùng những phản bác nổ ra, cho rằng văn chương của ông dâm đãng, nhồi nhét quá nhiều thứ xấu xa và tệ hại của đời người.
Sinh thời Vũ Trọng Phụng đã từng bị chính quyền bảo hộ Pháp gọi ra tòa vì “tội tổn thương phong hóa”.
Mãi sau này, những đóng góp của Vũ Trọng Phụng mới thực sự được nhìn nhận và đánh giá đúng nghĩa, văn chương của ông mới thực sự đến với bạn đọc một cách chính thống.
Mặc dù mất ở tuổi 27 và 8 năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ ở cả ba mảng là kịch, tiểu thuyết và truyện ngắn gồm 28 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 vở kịch, 2 tác phẩm dịch… Ông được đánh giá là một trong những cây bút sắc sảo của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Mời độc giả xem video:Cấm ăn mặc hở hang khi livestream. Nguồn: VTV24.