Mùa hoa cải của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng là một bài thơ nói về mối tình dang dở của một chàng trai rụt rè, nhút nhát, yêu mà không dám ngỏ lời.Trong tác phẩm Mùa hoa cải, tình yêu mộng ảo được lồng trong khung cảnh êm ái, dịu dàng, thanh bình của làng quê: “Có một mùa hoa cải/ Nở vàng bên bến sông”.Mùa hoa cải trở thành biểu tượng của tình yêu rực rỡ nhưng mong manh. Mong manh bởi sự rụt rè, nhút nhát, vụng về của chàng trai… nên tình yêu chẳng thể kết trái “Tôi rụt rè không dám/ Hái một bông cải ngồng/ Sợ làm con bướm trắng/ Giật mình bay sang sông”.Từ câu chuyện buồn về tình yêu dang dở, nhạc sĩ Lê Vinh đã viết lại thành một câu chuyện khác với âm điệu da diết, nhẹ nhàng, sâu lắng trong bài hát cùng tên "Mùa hoa cải".Trong bài hát Mùa hoa cải đó là câu chuyện tình thời chiến giữa cô gái tuổi đương xuân với một người lính ra đi mãi không về: “Có một mùa hoa cải/ Nắng vàng trong mê mải/ Cầm tay em bối rối/ Anh nói lời yêu thương".Chàng trai của Lê Vinh đã “nói lời yêu thương” nhưng chiến tranh ai biết được ngày về, thế nên không một lời ước hẹn "Anh nói rồi anh đi/ Chiến tranh không ước hẹn”.Mùa hoa cải là minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Sau này, bỏ lại mùa hoa cải sau lưng để “đành bước sang ngang” nhưng người con gái vẫn giữ trong tim hình bóng người lính: “Gửi mùa xuân ở lại/Gửi con tim cháy mãi/Cho người tình chờ mong”.Nhạc sĩ Lê Vinh từng tâm sự, năm 1993, ông đọc bài thơ Mùa hoa cải bên sông của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng và định phổ nhạc theo đúng nguyên bản, nhưng thấy người con trai trong bài thơ không dám tỏ tình nên đã chuyển thành mối tình thời chiến để ca ngợi sự thủy chung của những người con gái Việt.Đặc biệt, trong bài hát, nhạc sỹ đã để người con gái "bước sang ngang" bởi ông không muốn xây dựng lại hình tượng người đàn bà hóa đá vọng phu.Nhạc sỹ Lê Vinh cho hay, người con gái trong ca khúc đã sống và cháy hết mình với tình yêu, không một lời hẹn ước nhưng đã thủy chung chờ đợi qua biết bao mùa hoa về… Chỉ cần vậy thôi cũng đáng để ngợi ca rồi. Theo nhạc sỹ, sau bao mất mát hãy để cho người phụ nữ tìm thấy hạnh phúc của riêng mình.Không chỉ có Mùa hoa cải của Nghiêm Thị Hằng-Lê Vinh nổi tiếng, rất nhiều tác phẩm viết về mùa hoa cải ven sông được ưa thích trong những năm qua.Truyện ngắn nổi tiếng “Mùa hoa cải bên sông” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã được dựng thành phim truyền hình “Lời nguyền của dòng sông” do Khải Hưng làm đạo điễn. Đây là một câu chuyện tình đẹp đến nghẹn lòng nhưng gặp trắc trở...Và từ đó, mùa hoa cải ven sông đã như một mùa hẹn hò, mùa tình yêu, mùa của thương nhớ.Mời độc giả xem video:Bắc Giang bắt đầu thu mua vải sớm để xuất khẩu/Nguồn: VTV24.
Mùa hoa cải của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng là một bài thơ nói về mối tình dang dở của một chàng trai rụt rè, nhút nhát, yêu mà không dám ngỏ lời.
Trong tác phẩm Mùa hoa cải, tình yêu mộng ảo được lồng trong khung cảnh êm ái, dịu dàng, thanh bình của làng quê: “Có một mùa hoa cải/ Nở vàng bên bến sông”.
Mùa hoa cải trở thành biểu tượng của tình yêu rực rỡ nhưng mong manh. Mong manh bởi sự rụt rè, nhút nhát, vụng về của chàng trai… nên tình yêu chẳng thể kết trái “Tôi rụt rè không dám/ Hái một bông cải ngồng/ Sợ làm con bướm trắng/ Giật mình bay sang sông”.
Từ câu chuyện buồn về tình yêu dang dở, nhạc sĩ Lê Vinh đã viết lại thành một câu chuyện khác với âm điệu da diết, nhẹ nhàng, sâu lắng trong bài hát cùng tên "Mùa hoa cải".
Trong bài hát Mùa hoa cải đó là câu chuyện tình thời chiến giữa cô gái tuổi đương xuân với một người lính ra đi mãi không về: “Có một mùa hoa cải/ Nắng vàng trong mê mải/ Cầm tay em bối rối/ Anh nói lời yêu thương".
Chàng trai của Lê Vinh đã “nói lời yêu thương” nhưng chiến tranh ai biết được ngày về, thế nên không một lời ước hẹn "Anh nói rồi anh đi/ Chiến tranh không ước hẹn”.
Mùa hoa cải là minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Sau này, bỏ lại mùa hoa cải sau lưng để “đành bước sang ngang” nhưng người con gái vẫn giữ trong tim hình bóng người lính: “Gửi mùa xuân ở lại/Gửi con tim cháy mãi/Cho người tình chờ mong”.
Nhạc sĩ Lê Vinh từng tâm sự, năm 1993, ông đọc bài thơ Mùa hoa cải bên sông của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng và định phổ nhạc theo đúng nguyên bản, nhưng thấy người con trai trong bài thơ không dám tỏ tình nên đã chuyển thành mối tình thời chiến để ca ngợi sự thủy chung của những người con gái Việt.
Đặc biệt, trong bài hát, nhạc sỹ đã để người con gái "bước sang ngang" bởi ông không muốn xây dựng lại hình tượng người đàn bà hóa đá vọng phu.
Nhạc sỹ Lê Vinh cho hay, người con gái trong ca khúc đã sống và cháy hết mình với tình yêu, không một lời hẹn ước nhưng đã thủy chung chờ đợi qua biết bao mùa hoa về… Chỉ cần vậy thôi cũng đáng để ngợi ca rồi. Theo nhạc sỹ, sau bao mất mát hãy để cho người phụ nữ tìm thấy hạnh phúc của riêng mình.
Không chỉ có Mùa hoa cải của Nghiêm Thị Hằng-Lê Vinh nổi tiếng, rất nhiều tác phẩm viết về mùa hoa cải ven sông được ưa thích trong những năm qua.
Truyện ngắn nổi tiếng “Mùa hoa cải bên sông” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã được dựng thành phim truyền hình “Lời nguyền của dòng sông” do Khải Hưng làm đạo điễn. Đây là một câu chuyện tình đẹp đến nghẹn lòng nhưng gặp trắc trở...
Và từ đó, mùa hoa cải ven sông đã như một mùa hẹn hò, mùa tình yêu, mùa của thương nhớ.
Mời độc giả xem video:Bắc Giang bắt đầu thu mua vải sớm để xuất khẩu/Nguồn: VTV24.