Ngay khi ra đời, xe máy đã được mọi người yêu thích bởi tính cơ động cao, tiện lợi và linh hoạt, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự.Ngoài việc được sử dụng làm phương tiện đi lại, quân đội các nước còn sử dụng xe máy làm phương tiện chở vũ khí và trang bị nhiều loại vũ khí độc đáo; trong đó bố trí cả vũ khí chống tăng.Lịch sử của xe máy chống tăng có thể bắt nguồn từ đầu Chiến tranh thế giới thứ 2; khi đó Quân đội Liên Xô bị tổn thất nặng nề trong giai đoạn đầu của cuộc chiến; cần nhu cầu cấp bách về vũ khí chống tăng linh hoạt và đơn giản, để đối phó với lực lượng thiết giáp đông đảo của phát xít Đức.Trong số nhiều chương trình chống tăng, đã xuất hiện ý tưởng bố trí pháo chống tăng lên xe máy. Quân đội Liên Xô ban đầu cố gắng gắn một khẩu pháo không giật vào xe mô tô, để làm cho nó có thể sử dụng được.Nhưng mô hình này phải được tháo rời và lắp ráp trước khi có thể triển khai sau khi đến chiến trường. Mặc dù kế hoạch cải tiến tiếp theo đã đạt được hiệu quả bắn khi đang di chuyển, nhưng hiệu quả chống thiết giáp luôn khó đáp ứng được yêu cầu.Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lực lượng tăng - thiết giáp Liên Xô không còn ở thế bất lợi, nên kế hoạch này dần mai một. Nhưng sự xuất hiện chính thức của xe mô tô chống tăng trên sân khấu lịch sử, có liên quan mật thiết đến sự phát triển của lực lượng đổ bộ đường không.Cuối những năm 1940, Liên Xô đã phát triển và đưa vào sử dụng trực thăng Mi-4. Nhưng loại trực thăng này có khả năng chịu tải hạn chế, không thể trực tiếp nâng các loại vũ khí và thiết bị hạng nặng.Để có đủ hỏa lực yểm trợ cho bộ đội đổ bộ đường không, quân đội Liên Xô đã cố gắng thiết kế một loại “pháo tự hành” gắn trên xe mô tô ba bánh M-72. Vũ khí là pháo chống tăng SD-57 57mm, được chế tạo trên cơ sở pháo chống tăng ZIS-2 57mm nổi tiếng.Toàn bộ xe và pháo chỉ nặng 1,3 tấn; tuy thô, nhưng mô hình này khá thành công. Sử dụng điều này làm bản thiết kế, quân đội Liên Xô đã liên tiếp phát triển pháo chống tăng SD-44 85mm và pháo chống tăng tự hành SD-13 125mm.Vào thập niên 1950, xe tăng được các nước trên thế giới ưa chuộng, nhờ thành tích xuất sắc trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mở ra một cao trào phát triển mới; đồng thời cũng trở thành mối đe dọa mới. Cùng với đó là các vũ khí chống tăng mới, cũng liên tiếp ra đời.Pháp lúc này cũng đã phát triển một loại mô tô chống tăng có tên Vespa TAP 150; nhưng do thiếu kinh phí, quân đội Pháp đã sử dụng vật liệu tại chỗ để kết hợp giữa mô tô Vespa (phiên bản tại Pháp gọi là Hornet) do Piaggio của Italia thiết kế và sản xuất và vũ khí là khẩu ĐKZ 75mm M20.Xe máy chống tăng Vespa TAP 150 sử dụng động cơ 2 thì, dung tích 150 phân khối của dòng xe VB1T, có thể cho xe máy đạt tốc độ tối đa 60 km/h. Còn ĐKZ 75mm M20 do Quân đội Mỹ phát triển, từ giữa Chiến tranh thế giới thứ 2.Trọng lượng riêng khẩu ĐKZ khoảng 47 kg, có thể bắn đạn nổ phá, đạn khói và đạn xuyên giáp. Đạn xuyên giáp theo nguyên lý nổ lõm, có thể xuyên giáp thép dày 100 mm. Pháo được bố trí bên trái dưới đệm ngồi, khi bắn xe máy chống chân chống giữa, để sử dụng ngay trên xe; hoặc tháo nòng ra lắp vào giá 3 chân để bắn.Vào thời điểm đó, Thế chiến thứ 2 đã kết thúc, nước Pháp đang mong muốn tạo dựng lại sức mạnh trên trường quốc tế. Tổng cộng có khoảng 600 xe mô tô chống tăng đã được sản xuất và đưa vào sử dụng trên chiến trường Algeria và Đông Dương.Điều bất ngờ đối với quân đội Pháp là hiệu quả của cuộc chiến “khó có thể diễn tả bằng lời”. Địa hình rừng nhiệt đới và đường xá đã gây khó khăn cho việc cơ động của xe máy; pháo không được bảo vệ và pháo thủ phải hứng chịu hỏa lực của đối phương. Chẳng bao lâu, loại xe máy chống tăng kém hiệu quả này đã rút lui khỏi giai đoạn lịch sử.Những chiếc mô tô ba chống tăng tương tự, đã được sử dụng bởi quân đội Trung Quốc, khi trang bị ĐKZ 82 K65 và ĐKZ 75 K56 (mẫu sao chép của ĐKZ 75mm M20 của Mỹ); tuy nhiên những mẫu xe mô tô chống tăng của Trung Quốc chưa bao giờ thực chiến và đã được loại bỏ khi Trung Quốc hiện đại hóa quân đội vào thập niên 1980.Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật quân sự, các loại tên lửa chống tăng cầm tay từ lâu đã dần thay thế các loại súng chống tăng, và các loại vũ khí chống tăng với hiệu suất tuyệt vời đã ra đời. Do đó xe máy chống tăng cuối cùng cũng như gợn sóng, biến mất trong dòng chảy của lịch sử. Nguồn ảnh: Warhistory. Những loại xe tăng "sát thủ" nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheBuzz.
Ngay khi ra đời, xe máy đã được mọi người yêu thích bởi tính cơ động cao, tiện lợi và linh hoạt, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự.
Ngoài việc được sử dụng làm phương tiện đi lại, quân đội các nước còn sử dụng xe máy làm phương tiện chở vũ khí và trang bị nhiều loại vũ khí độc đáo; trong đó bố trí cả vũ khí chống tăng.
Lịch sử của xe máy chống tăng có thể bắt nguồn từ đầu Chiến tranh thế giới thứ 2; khi đó Quân đội Liên Xô bị tổn thất nặng nề trong giai đoạn đầu của cuộc chiến; cần nhu cầu cấp bách về vũ khí chống tăng linh hoạt và đơn giản, để đối phó với lực lượng thiết giáp đông đảo của phát xít Đức.
Trong số nhiều chương trình chống tăng, đã xuất hiện ý tưởng bố trí pháo chống tăng lên xe máy. Quân đội Liên Xô ban đầu cố gắng gắn một khẩu pháo không giật vào xe mô tô, để làm cho nó có thể sử dụng được.
Nhưng mô hình này phải được tháo rời và lắp ráp trước khi có thể triển khai sau khi đến chiến trường. Mặc dù kế hoạch cải tiến tiếp theo đã đạt được hiệu quả bắn khi đang di chuyển, nhưng hiệu quả chống thiết giáp luôn khó đáp ứng được yêu cầu.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lực lượng tăng - thiết giáp Liên Xô không còn ở thế bất lợi, nên kế hoạch này dần mai một. Nhưng sự xuất hiện chính thức của xe mô tô chống tăng trên sân khấu lịch sử, có liên quan mật thiết đến sự phát triển của lực lượng đổ bộ đường không.
Cuối những năm 1940, Liên Xô đã phát triển và đưa vào sử dụng trực thăng Mi-4. Nhưng loại trực thăng này có khả năng chịu tải hạn chế, không thể trực tiếp nâng các loại vũ khí và thiết bị hạng nặng.
Để có đủ hỏa lực yểm trợ cho bộ đội đổ bộ đường không, quân đội Liên Xô đã cố gắng thiết kế một loại “pháo tự hành” gắn trên xe mô tô ba bánh M-72. Vũ khí là pháo chống tăng SD-57 57mm, được chế tạo trên cơ sở pháo chống tăng ZIS-2 57mm nổi tiếng.
Toàn bộ xe và pháo chỉ nặng 1,3 tấn; tuy thô, nhưng mô hình này khá thành công. Sử dụng điều này làm bản thiết kế, quân đội Liên Xô đã liên tiếp phát triển pháo chống tăng SD-44 85mm và pháo chống tăng tự hành SD-13 125mm.
Vào thập niên 1950, xe tăng được các nước trên thế giới ưa chuộng, nhờ thành tích xuất sắc trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mở ra một cao trào phát triển mới; đồng thời cũng trở thành mối đe dọa mới. Cùng với đó là các vũ khí chống tăng mới, cũng liên tiếp ra đời.
Pháp lúc này cũng đã phát triển một loại mô tô chống tăng có tên Vespa TAP 150; nhưng do thiếu kinh phí, quân đội Pháp đã sử dụng vật liệu tại chỗ để kết hợp giữa mô tô Vespa (phiên bản tại Pháp gọi là Hornet) do Piaggio của Italia thiết kế và sản xuất và vũ khí là khẩu ĐKZ 75mm M20.
Xe máy chống tăng Vespa TAP 150 sử dụng động cơ 2 thì, dung tích 150 phân khối của dòng xe VB1T, có thể cho xe máy đạt tốc độ tối đa 60 km/h. Còn ĐKZ 75mm M20 do Quân đội Mỹ phát triển, từ giữa Chiến tranh thế giới thứ 2.
Trọng lượng riêng khẩu ĐKZ khoảng 47 kg, có thể bắn đạn nổ phá, đạn khói và đạn xuyên giáp. Đạn xuyên giáp theo nguyên lý nổ lõm, có thể xuyên giáp thép dày 100 mm. Pháo được bố trí bên trái dưới đệm ngồi, khi bắn xe máy chống chân chống giữa, để sử dụng ngay trên xe; hoặc tháo nòng ra lắp vào giá 3 chân để bắn.
Vào thời điểm đó, Thế chiến thứ 2 đã kết thúc, nước Pháp đang mong muốn tạo dựng lại sức mạnh trên trường quốc tế. Tổng cộng có khoảng 600 xe mô tô chống tăng đã được sản xuất và đưa vào sử dụng trên chiến trường Algeria và Đông Dương.
Điều bất ngờ đối với quân đội Pháp là hiệu quả của cuộc chiến “khó có thể diễn tả bằng lời”. Địa hình rừng nhiệt đới và đường xá đã gây khó khăn cho việc cơ động của xe máy; pháo không được bảo vệ và pháo thủ phải hứng chịu hỏa lực của đối phương. Chẳng bao lâu, loại xe máy chống tăng kém hiệu quả này đã rút lui khỏi giai đoạn lịch sử.
Những chiếc mô tô ba chống tăng tương tự, đã được sử dụng bởi quân đội Trung Quốc, khi trang bị ĐKZ 82 K65 và ĐKZ 75 K56 (mẫu sao chép của ĐKZ 75mm M20 của Mỹ); tuy nhiên những mẫu xe mô tô chống tăng của Trung Quốc chưa bao giờ thực chiến và đã được loại bỏ khi Trung Quốc hiện đại hóa quân đội vào thập niên 1980.
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật quân sự, các loại tên lửa chống tăng cầm tay từ lâu đã dần thay thế các loại súng chống tăng, và các loại vũ khí chống tăng với hiệu suất tuyệt vời đã ra đời. Do đó xe máy chống tăng cuối cùng cũng như gợn sóng, biến mất trong dòng chảy của lịch sử. Nguồn ảnh: Warhistory.
Những loại xe tăng "sát thủ" nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheBuzz.