Theo đó, các máy bay trực thăng tấn công AH-1W SuperCobra dư thừa của Thủy quân Lục chiến Mỹ đang được chính phủ nước này xem xét bán hoặc chuyển giao cho một số đồng minh hoặc đối tác thân thiện theo hình thức bán hàng quân sự ra nước ngoài (FMS) hoặc bán tháo trực tiếp. Nguồn ảnh: The Aircav.Và với chính sách mở rộng các đối tác có thể mua sắm các loại vũ khí hiện đại do Mỹ chế tạo của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong những quốc gia “tiếp cận” được với lô trực thăng AH-1W mà Mỹ đang muốn bán. Nguồn ảnh: The Aircav.Tình trạng của những chiếc AH-1W thuộc biên chế Thủy quân Lục chiến Mỹ gần như khá hoàn hảo và đây cũng một trong những biến thể AH-1 hiện đại nhất do Bell phát triển. Tuy nhiên, chúng đã ngưng hoạt động hoàn từ một vài năm trước khi TQLC Mỹ bắt đầu đưa vào trang bị AH-1Z Viper. Nguồn ảnh: The Aircav.Thay vì, tháo dỡ hay niêm cất những chiếc AH-1W Lầu Năm Góc có một ý hay hơn đó là bán lô trực thăng này cho những người thực sự cần chúng, dĩ nhiên danh sách khách hàng có thể mua AH-1W sẽ được chính phủ Mỹ chọn lọc. Nguồn ảnh: Ottosen Photography.Với kết quả từ một số chương trình hợp tác quân sự giữa Mỹ và Việt Nam hiện tại, chúng ta hoàn toàn có khả năng tham gia vào chương trình FMS mà chính phủ Mỹ đang áp dụng cho những chiếc AH-1W. Nguồn ảnh: Navy Daily.Bản thân chính phủ Mỹ cũng đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng muốn mua AH-1W, như hỗ trợ đào tạo phi công, cung cấp phụ tùng thay thế hoặc cả các gói nâng cấp theo yêu cầu của khách hàng. Thậm chí nếu cần phía Mỹ cũng sẵn sàng bán rời từng các bộ phận trên AH-1W. Nguồn ảnh: Navy Daily.Sau khi gia nhập TQLC Mỹ vào năm 1986, trực thăng tấn công AH-1W hoạt động liên tục trong lực lượng này cho đến khi chính thức ngưng hoạt động trong năm 2016 nhằm nhường chỗ cho AH-1Z. Hiện tại AH-1W với nhiều biến thể khác nhau vẫn đang phục vụ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.AH-1W nói riêng và AH-1 nói chung là một trong hai dòng trực thăng tấn công thành công nhất của Quân đội Mỹ. Ở biến thể AH-1W, nó được trang bị hai động cơ General Electric T700-GE-401 cho phép chiếc trực thăng này di chuyển với vận tốc hơn 300km/h, với phạm vi tác chiến hơn 530km và có trần bay 3.200 mét. Nguồn ảnh: Air Source.Trọng lượng cất cánh tối đa của AH-1W là gần 6.7 tấn, với vũ khí chính là một pháo tự động 20mm gatling-gun với 750 viên đạn cùng 4 giá treo vũ khí cho phép mang theo tối đa 8 tên lửa chống tăng hellfire, rocket 70mm Hydra 70 hoặc APKWS II và một số loại vũ khí khác. Nguồn ảnh: WikiXét về năng lực chiến đấu AH-1W được đánh giá là một dòng trực thăng vũ trang khá tốt, phù hợp với các quốc gia có quy mô quân sự nhỏ nhưng lại không quá thua kém các dòng trực thăng tấn công hiện đại. Nó cũng có thể hoạt động trong mọi điều thời tiết, tác chiến đêm và ngày nhờ vào các trang thị điện tử hiện đại. Nguồn ảnh: defense.gov.Mời độc giả xem video: AH-1W hoạt động trên tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ. (Nguồn Daily Military Defense & Archive)
Theo đó, các máy bay trực thăng tấn công AH-1W SuperCobra dư thừa của Thủy quân Lục chiến Mỹ đang được chính phủ nước này xem xét bán hoặc chuyển giao cho một số đồng minh hoặc đối tác thân thiện theo hình thức bán hàng quân sự ra nước ngoài (FMS) hoặc bán tháo trực tiếp. Nguồn ảnh: The Aircav.
Và với chính sách mở rộng các đối tác có thể mua sắm các loại vũ khí hiện đại do Mỹ chế tạo của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong những quốc gia “tiếp cận” được với lô trực thăng AH-1W mà Mỹ đang muốn bán. Nguồn ảnh: The Aircav.
Tình trạng của những chiếc AH-1W thuộc biên chế Thủy quân Lục chiến Mỹ gần như khá hoàn hảo và đây cũng một trong những biến thể AH-1 hiện đại nhất do Bell phát triển. Tuy nhiên, chúng đã ngưng hoạt động hoàn từ một vài năm trước khi TQLC Mỹ bắt đầu đưa vào trang bị AH-1Z Viper. Nguồn ảnh: The Aircav.
Thay vì, tháo dỡ hay niêm cất những chiếc AH-1W Lầu Năm Góc có một ý hay hơn đó là bán lô trực thăng này cho những người thực sự cần chúng, dĩ nhiên danh sách khách hàng có thể mua AH-1W sẽ được chính phủ Mỹ chọn lọc. Nguồn ảnh: Ottosen Photography.
Với kết quả từ một số chương trình hợp tác quân sự giữa Mỹ và Việt Nam hiện tại, chúng ta hoàn toàn có khả năng tham gia vào chương trình FMS mà chính phủ Mỹ đang áp dụng cho những chiếc AH-1W. Nguồn ảnh: Navy Daily.
Bản thân chính phủ Mỹ cũng đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng muốn mua AH-1W, như hỗ trợ đào tạo phi công, cung cấp phụ tùng thay thế hoặc cả các gói nâng cấp theo yêu cầu của khách hàng. Thậm chí nếu cần phía Mỹ cũng sẵn sàng bán rời từng các bộ phận trên AH-1W. Nguồn ảnh: Navy Daily.
Sau khi gia nhập TQLC Mỹ vào năm 1986, trực thăng tấn công AH-1W hoạt động liên tục trong lực lượng này cho đến khi chính thức ngưng hoạt động trong năm 2016 nhằm nhường chỗ cho AH-1Z. Hiện tại AH-1W với nhiều biến thể khác nhau vẫn đang phục vụ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
AH-1W nói riêng và AH-1 nói chung là một trong hai dòng trực thăng tấn công thành công nhất của Quân đội Mỹ. Ở biến thể AH-1W, nó được trang bị hai động cơ General Electric T700-GE-401 cho phép chiếc trực thăng này di chuyển với vận tốc hơn 300km/h, với phạm vi tác chiến hơn 530km và có trần bay 3.200 mét. Nguồn ảnh: Air Source.
Trọng lượng cất cánh tối đa của AH-1W là gần 6.7 tấn, với vũ khí chính là một pháo tự động 20mm gatling-gun với 750 viên đạn cùng 4 giá treo vũ khí cho phép mang theo tối đa 8 tên lửa chống tăng hellfire, rocket 70mm Hydra 70 hoặc APKWS II và một số loại vũ khí khác. Nguồn ảnh: Wiki
Xét về năng lực chiến đấu AH-1W được đánh giá là một dòng trực thăng vũ trang khá tốt, phù hợp với các quốc gia có quy mô quân sự nhỏ nhưng lại không quá thua kém các dòng trực thăng tấn công hiện đại. Nó cũng có thể hoạt động trong mọi điều thời tiết, tác chiến đêm và ngày nhờ vào các trang thị điện tử hiện đại. Nguồn ảnh: defense.gov.
Mời độc giả xem video: AH-1W hoạt động trên tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ. (Nguồn Daily Military Defense & Archive)