Jane's Defence dẫn thông báo của phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ - Đại úy Sharma cho hay, hôm 8/2 máy bay tuần tra biển Il-38SD của Hải quân Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa chống hạm Kh-35 đánh trúng mục tiêu giả định trên biển. Cuộc bắn thử được thực hiện trong khuôn khổ cuộc tập trận TROPEX ở vùng biển Ả Rập. Nguồn ảnh: Navy RecognitionSự kiện máy bay săn ngầm Il-38 (Nga sản xuất, Ấn Độ nhập khẩu) bắn thử thành công tên lửa hành trình Kh-35 đánh dấu việc chiếc máy bay này có thể so sánh được với tính năng của P-3C Orion và thậm chí là cả P-8 Poseidon. Từ nay, không chỉ có bom và ngư lôi, Il-38N tương đương với P-3C và P-8 Poseidon ở khả năng mang tên lửa hành trình tấn công mục tiêu mặt nước. Nguồn ảnh: Airlines.netNhư vậy, Việt Nam đã có đầy đủ lý do để cân nhắc việc chuyển hướng mua máy bay tuần tra biển và săn ngầm từ P-3C Orion sang Il-38 của Nga. Việc mua Il-38 rõ ràng sẽ thuận lợi hơn nhiều so với việc mua các máy bay P-3C Orion từ Nga. Dẫu cho chính phủ Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, tuy nhiên việc mua sắm hệ thống vũ khí hiện đại từ Washington không hề là điều dễ dàng. Nguồn ảnh: Airlines.netChúng ta đã có truyền thống hợp tác kỹ thuật – quân sự với Nga, do đó việc mua sắm máy bay quân sự từ Nga không hề khó khăn. Vấn đề chỉ còn lại ở giá cả cũng như việc Nga có thể cung cấp được bao nhiêu chiếc Il-38. Bởi hiện nay, Không quân Hải quân Nga chỉ có 19 chiếc Il-38, rất khó để họ cắt và bán khi mà vùng biển nước Nga quá rộng lớn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hi vọng từ kho dự trữ của Nga khi mà số lượng Il-38 được ghi nhận tồn tại dưới thời Liên Xô lên đến 40 chiếc. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài ra, Nga có đầy đủ cơ sở để nâng cấp các khung thân máy bay Il-18 – Il-38 vốn được phát triển trang bị cảm biến, vũ khí trên thân Il-18. Có tới hơn 600 chiếc Il-18 được chế tạo dưới thời Liên Xô, đến nay vẫn còn nhiều chiếc hoạt động. Kể cả chúng ta có mua P-3C Orion thì cũng là máy bay đã qua sử dụng và lấy từ trong các kho dự trữ của Mỹ. Nguồn ảnh: Airlines.netIl-38SD là phiên bản xuất khẩu duy nhất của dòng Il-38 dành cho Hải quân Ấn Độ. Chữ “SD” là tên viết tắt cụm từ “Sea Dragon” – tên gọi hệ thống cảm biến tổng hợp được trang bị cho máy bay săn ngầm Il-38SD. Sea Dragon là tên gọi của phiên bản xuất khẩu trên cơ sở phiên bản nội địa Novella P-38 trang bị trên các máy bay Il-38N của Nga. Nguồn ảnh: Airlines.netSea Dragon bao gồm 5 hệ thống phụ: tác chiến chống ngầm; tìm kiếm cứu hộ cứu nạn; thám sát mặt biển và mặt đất cũng như hỗ trợ tác chiến điện tử. Anten mạng pha đội trên đầu Il-38SD cũng như cụm sonar phía dưới mũi đều là các thành phần thuộc Sea Dragon. Nguồn ảnh: Airlines.netPhiên bản Sea Dragon trang bị trên Il-38SD có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly đến 90km, phát hiện mục tiêu mặt biển cách 320km, theo dõi được cùng lúc 32 mục tiêu và cung cấp tham số mục tiêu cho vũ khí dẫn đường thông minh. Radar có thể phát hiện mục tiêu rất nhỏ trên mặt nước và có thể làm việc ở chế độ radar khẩu độ tổng hợp (SAR). Nguồn ảnh: Airlines.netTổng chi phí hiện đại hóa các máy bay Il-38 lên chuẩn Il-38SD dành cho Ấn Độ là vào khoảng 205 triệu USD cho 5 chiếc. Nguồn ảnh: Airlines.netĐặc biệt, việc nâng cấp các máy bay Il-38 cho phép Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình chống hạm Kh-35E và có khả năng triển khai cả phiên bản hạng nhẹ BrahMos phóng từ trên không. Hiện Việt Nam đang từng bước nghiên cứu sản xuất được Kh-35E cũng như đang đàm phán mua BrahMos. Do đó, rất thuận lợi để cung cấp vũ khí cho máy bay săn ngầm Il-38 hơn là P-3C Orion vốn dùng khí tài Mỹ không tương thích với chúng ta. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, tên lửa hành trình KCT-15 do Việt Nam chế tạo dựa trên mẫu Kh-35E Uran-E.
Jane's Defence dẫn thông báo của phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ - Đại úy Sharma cho hay, hôm 8/2 máy bay tuần tra biển Il-38SD của Hải quân Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa chống hạm Kh-35 đánh trúng mục tiêu giả định trên biển. Cuộc bắn thử được thực hiện trong khuôn khổ cuộc tập trận TROPEX ở vùng biển Ả Rập. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Sự kiện máy bay săn ngầm Il-38 (Nga sản xuất, Ấn Độ nhập khẩu) bắn thử thành công tên lửa hành trình Kh-35 đánh dấu việc chiếc máy bay này có thể so sánh được với tính năng của P-3C Orion và thậm chí là cả P-8 Poseidon. Từ nay, không chỉ có bom và ngư lôi, Il-38N tương đương với P-3C và P-8 Poseidon ở khả năng mang tên lửa hành trình tấn công mục tiêu mặt nước. Nguồn ảnh: Airlines.net
Như vậy, Việt Nam đã có đầy đủ lý do để cân nhắc việc chuyển hướng mua máy bay tuần tra biển và săn ngầm từ P-3C Orion sang Il-38 của Nga. Việc mua Il-38 rõ ràng sẽ thuận lợi hơn nhiều so với việc mua các máy bay P-3C Orion từ Nga. Dẫu cho chính phủ Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, tuy nhiên việc mua sắm hệ thống vũ khí hiện đại từ Washington không hề là điều dễ dàng. Nguồn ảnh: Airlines.net
Chúng ta đã có truyền thống hợp tác kỹ thuật – quân sự với Nga, do đó việc mua sắm máy bay quân sự từ Nga không hề khó khăn. Vấn đề chỉ còn lại ở giá cả cũng như việc Nga có thể cung cấp được bao nhiêu chiếc Il-38. Bởi hiện nay, Không quân Hải quân Nga chỉ có 19 chiếc Il-38, rất khó để họ cắt và bán khi mà vùng biển nước Nga quá rộng lớn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hi vọng từ kho dự trữ của Nga khi mà số lượng Il-38 được ghi nhận tồn tại dưới thời Liên Xô lên đến 40 chiếc. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài ra, Nga có đầy đủ cơ sở để nâng cấp các khung thân máy bay Il-18 – Il-38 vốn được phát triển trang bị cảm biến, vũ khí trên thân Il-18. Có tới hơn 600 chiếc Il-18 được chế tạo dưới thời Liên Xô, đến nay vẫn còn nhiều chiếc hoạt động. Kể cả chúng ta có mua P-3C Orion thì cũng là máy bay đã qua sử dụng và lấy từ trong các kho dự trữ của Mỹ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Il-38SD là phiên bản xuất khẩu duy nhất của dòng Il-38 dành cho Hải quân Ấn Độ. Chữ “SD” là tên viết tắt cụm từ “Sea Dragon” – tên gọi hệ thống cảm biến tổng hợp được trang bị cho máy bay săn ngầm Il-38SD. Sea Dragon là tên gọi của phiên bản xuất khẩu trên cơ sở phiên bản nội địa Novella P-38 trang bị trên các máy bay Il-38N của Nga. Nguồn ảnh: Airlines.net
Sea Dragon bao gồm 5 hệ thống phụ: tác chiến chống ngầm; tìm kiếm cứu hộ cứu nạn; thám sát mặt biển và mặt đất cũng như hỗ trợ tác chiến điện tử. Anten mạng pha đội trên đầu Il-38SD cũng như cụm sonar phía dưới mũi đều là các thành phần thuộc Sea Dragon. Nguồn ảnh: Airlines.net
Phiên bản Sea Dragon trang bị trên Il-38SD có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly đến 90km, phát hiện mục tiêu mặt biển cách 320km, theo dõi được cùng lúc 32 mục tiêu và cung cấp tham số mục tiêu cho vũ khí dẫn đường thông minh. Radar có thể phát hiện mục tiêu rất nhỏ trên mặt nước và có thể làm việc ở chế độ radar khẩu độ tổng hợp (SAR). Nguồn ảnh: Airlines.net
Tổng chi phí hiện đại hóa các máy bay Il-38 lên chuẩn Il-38SD dành cho Ấn Độ là vào khoảng 205 triệu USD cho 5 chiếc. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đặc biệt, việc nâng cấp các máy bay Il-38 cho phép Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình chống hạm Kh-35E và có khả năng triển khai cả phiên bản hạng nhẹ BrahMos phóng từ trên không. Hiện Việt Nam đang từng bước nghiên cứu sản xuất được Kh-35E cũng như đang đàm phán mua BrahMos. Do đó, rất thuận lợi để cung cấp vũ khí cho máy bay săn ngầm Il-38 hơn là P-3C Orion vốn dùng khí tài Mỹ không tương thích với chúng ta. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, tên lửa hành trình KCT-15 do Việt Nam chế tạo dựa trên mẫu Kh-35E Uran-E.