Tuy nhiên, đối với với các dòng chiến đấu cơ thông thường thế hệ thứ 4 như Dassault Rafale, thì mức giá lên đến 90 triệu USD có phần được xem là quá đắt đỏ cho những gì chiến đấu cơ đến từ Pháp có thể làm được, kể cả khi nó là dòng tiêm kích tốt nhất của châu Âu hiện tại.
Ra đời từ năm 1986 nhưng phải mãi tới năm 2001, chiến đấu cơ Rafale đầu tiên mới được vào biên chế phục vụ Không quân Pháp. Tới cuối năm 2018, chỉ mới có 169 chiếc Rafale được chế tạo trong đó có ba biến thể chính gồm: Rafale B - biến thể hai chỗ ngồi, Rafale Cale - biến thể một chỗ ngồi và Rafale M - biến thể hải quân có khả năng hoạt động trên tàu sân bay.
|
Thông số kỹ thuật của máy bay Rafale. Ảnh: Wikipedia |
Thông số kỹ thuật
Về thiết kế tiêu chuẩn một chiếc tiêm kích Rafale có chiều dài 15,27m; sải cánh 10,8m; chiều cao 5,34m; diện tích sải cánh 45,7m2; trọng lượng không tải 9,6 tấn; trọng lượng có tải 9,5 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 24,5 tấn; tầm hoạt động 1.850km; trần bay 18km.
Hệ thống vũ khí chủ yếu được trang bị gồm: Một pháo 30mm GIAT 30; các loại tên lửa không đối không (AIM-9, AIM-132, AIM-120, Magic II, MBDA Meteor); không đối đất (MBDA Apache, SCALP EG, AASM, AM 39 Exocet); tên lửa hạt nhân các loại.
Đặc điểm tác chiến nổi bật
Tiêm kích Rafale có khả năng mang được nhiều loại vũ khí có độ chính xác cao, thực hiện được nhiều loại nhiệm vụ khác nhau như đánh chặn tầm xa; trinh sát; yểm trợ mặt đất; tấn công vào sâu lãnh thổ đối phương; tác chiến tiêu diệt tàu sân bay và răn đe hạt nhân.
Để làm được các nhiệm vụ này, các máy bay Rafale được trang bị 14 điểm treo vũ khí, trong đó 5 giá treo có sử dụng khí tài hạng nặng hoặc lắp thùng dầu phụ để nâng cao tầm hoạt động.
|
Khả năng mang vũ khí của Rafale. Ảnh: Wikipedia |
Theo công bố của Không quân Pháp, mỗi chiếc Rafale có thể mang được 9,5 tấn vũ khí các loại gồm tên lửa đối không, tên lửa đối đất, bom dẫn đường, tên lửa chống hạm, tên lửa hạt nhân và các thiết bị trinh sát cảnh báo.
Đặc điểm thứ hai đó được trang bị nhiều thiết bị điện tử hiện đại. Theo đó, các thiết bị điện tử trên tiêm kích Rafale được ứng dụng công nghệ tích hợp modun hóa giúp kiểm soát toàn bộ tính năng chính của máy bay như điều khiển bay, hợp nhất dữ liệu, dẫn bắn cho hệ thống vũ khí và giao tiếp giữa các phi công trong cùng phi đội.
Rafale còn được trang bị hệ thống nhập lệnh bằng giọng nói, thiết bị radar mảng pha quét điện tử chủ động RBE2, tổ hợp trinh sát và bắt bám hồng ngoại IRST.
Ngoài ra, với hệ thống phòng thủ chủ động SPECTRA còn giúp cho các máy bay Rafale phát hiện mục tiêu từ cự ly 200km, từu đó giúp Rafale chủ động gây nhiễu và tạo mục tiêu giả từ đó chống lại các loại tên lửa đối không của đối phương.
|
Phiên bản Rafale trên tàu sân bay. Ảnh: Wikipedia |
Đặc điểm nổi bật thứ ba đó là khả năng cơ động linh hoạt với vận tốc cao giúp cho các máy bay tiêm kích Rafale có nhiều phương án lựa chọn tấn công và phối hợp tác chiến.
Cả ba biến thể của dòng máy bay Rafale có trọng lượng tương đối nhẹ, vận tốc tối đa có thể lên tới 1,8Mach, tầm hoạt động 1.850km. Động cơ của Rafale có nhiều tính năng hiện đại bao gồm như: buồng đốt có hiệu suất cháy cao, cánh quạt tuabin được làm bằng tinh thể đơn; trang bị nhiều công nghệ làm giảm khả năng phát xạ sóng điện từ giúp nâng cao khả năng tàng hình.
Ngoài ra, tiên kích Rafale còn có thiết kế khí động học tối ưu giúp giảm thiểu hệ số RCS và dầu hiệu hồng ngoại nên khả năng bị radar đối phương phát hiện là rất nhỏ.
Mời độc giả xem video: Mục kích chiến đấu cơ đắt nhất thế giới tung hoành trên không. (nguồn Haci Productions)