Có thể nói rằng, tiêm kích F-16 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 thành công nhất của Mỹ hiện nay khi chúng xuất hiện trong biên chế hơn 20 quốc gia, trong khi những chiến đấu cơ ra đời cùng thời đã bị loại biên và ngưng sản xuất, thì mới đây Mỹ tiếp tục mở rộng nhà máy để sản xuất dòng chiến đấu cơ này.Theo trang web "Military Watch" của Mỹ, Lockheed Martin, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Mỹ, đã công bố mở thêm dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon mới, tại Greenville, Nam Carolina.Lockheed Martin đã giành được hợp đồng trị giá 14 tỷ USD. Đến năm 2026, dây chuyền sản xuất sẽ được sử dụng để sản xuất 128 tiêm kích chiến đấu F-16 mới cho các khách hàng nước ngoài, gồm Bahrain, Slovakia, Bulgaria và Đài Loan. (Trung Quốc)Hiện biến thể đang được sản xuất là F-16V còn được biết đến với định danh F-16E/F Block 70/72.Với việc trang bị radar mảng pha chủ động AN/APG-83 AESA cùng với bộ thiết bị điện tử Sniper ATP và tên lửa AIM-9X, những chiếc tiêm kích F-16V có khả năng chiến đấu ngang ngửa với chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 của Nga.Tập đoàn Lockheed Martin đã quyết định phát triển và trang bị hệ thống radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến của tập đoàn Northrop Grumman cho các chiến đấu cơ F-16V.Hệ thống radar kiểm soát hỏa lực APG-83 giúp F-16V có được những khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất của các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.Northdrop Grumman trước khi cung cấp radar hiện đại cho F-16V thì đã được biết đến là đơn vị cung cấp các loại radar AESA cho dòng máy bay tối tân nhất hiện nay của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.Rõ ràng radar mảng pha chủ động tạo cho chiến đấu cơ một sức mạnh mới, nhiều nhà quan sát cho rằng F-16V có khả năng tác chiến ngang ngửa thậm chí hơn một số thông số so với Su-35 Nga vốn chỉ được trang bị radar mảng pha bán chủ động.Do tính phức tạp cũng như giá thành chế tạo cao của loại thiết bị này nên thông thường dòng radar mảng pha chủ động chỉ được trang bị trên chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.Tuy vậy Mỹ quyết định mang chúng xuống các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4,5 cho thấy khả năng các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4,5 sẽ vẫn tiếp tục song hành cùng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thêm một thời gian dài nữa.So với radar mảng pha bán chủ động hiện đang trang bị trên các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4,5 trong đó có tiêm kích Su-35 thì radar mảng pha chủ động có độ nhậy khi bắt bám mục tiêu cao hơn hẳn.Tầm phát hiện mục tiêu cũng xa hơn gấp hai lần so với radar mảng pha thụ động và cao hơn gấp rưỡi so với mảng pha bán chủ động.Ngoài ra, radar chủ động cũng có thể vẽ ra các bản đồ khẩu độ tổng hợp với độ phân giải cao và tầm quan sát trải rộng hơn 300 km đối với các mục tiêu trên mặt đất.Chiến đấu cơ F-16V mới cũng được trang bị hệ thống chiến đấu điện tử tối tân. Buồng lái được gắn màn hình độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh chiến thuật ngay tức thời.Phối hợp với màn hình trên mũ phi công kỹ thuật cao (JHMCS II), người điều khiển có thể dễ dàng khai hỏa tên lửa AIM-9X Sidewinder cũng như nhiều loại vũ khí khác.Bên cạnh hệ thống điện tử được nâng cấp toàn diện, động cơ trên F-16V cũng được tinh chỉnh để cho hiệu suất tốt hơn trong khi lại tiết kiệm nhiên liệu hơn.Do tích hợp bình xăng phụ trên lưng nên F-16V có tầm tác chiến tốt hơn hẳn so với các phiên bản trước đây.Trước đây các dòng F-16 chỉ là đối thủ xứng tầm của J-10 Trung Quốc và chưa bao giờ được coi là đối thủ ngang tầm với Su-35, chỉ đến khi F-16V ra đời thì mọi chuyện thay đổi.Về khả năng mang vác vũ khí, F-16V có thể mang theo 7,8 tấn vũ khí, tức gần tương đương với mức 8 tấn trên Su-35 và vượt trội so với mức gần 6 tấn trên chiến đấu cơ J-10.Dù Su-35 nhỉnh hơn trong không chiến tầm gần, nhưng phải dùng hai động cơ đẩy cực khỏe, rõ ràng kém kinh tế hơn so với F-16V một động cơCụ thể một giờ bay của F-16V tốn khoảng 22.800 USD, trong khi Su-30/35 ước tính "đốt" hết 40.000 - 45.000 USDMặt khác tuổi thọ khung thân của F-16V cũng đang cao gấp hai lần so với chiến đấu cơ của Nga và Trung Quốc.Trung bình tuổi thọ khung thân của F-16 là 8.000 giờ bay, và trải qua đại tu chúng có thể lên tới 12.000 giờ bay, trong khi đó máy bay Su-30/35 của Nga có tuổi thọ khung thân là 3.000 giờ bay và khi đại tu chúng cũng chỉ có thể bay thêm 1.000 giờ bay nữa mà thôi.Mỹ nổi tiếng với việc chế tạo khung thân máy bay có tuổi thọ lớn, thậm chí F-22 còn có tuổi thọ khung thân lên tới 22.000 giờ bay. Việc có tuổi thọ khung thân lớn sẽ rất có ích trong việc duy trì hoạt động của chiến đấu cơ, cũng như việc nâng cấp sau này.Tuy vậy điểm yếu là máy bay Mỹ thường có giá thành lúc mua cao hơn hẳn máy bay cùng loại của Nga. Giá của F-16V đang vào khoảng 120 triệu USD/chiếc căn cứ đơn hàng Mỹ bán cho Đài Loan (TQ); trong khi Su-35 có giá bán khoảng 100-105 triệu/chiếc, căn cứ vào đơn hàng Nga bán cho Trung Quốc và Ai Cập.Mặt khác việc tiếp cận chiến đấu cơ F-16V khó hơn so với Su-35; với Mỹ, họ chỉ bán chiến đấu cơ này cho đồng minh và khi bán sẽ kèm điều khoản chính trị mà không phải quốc gia nào cũng chấp nhận, trong khi chỉ cần có tiền là Nga sẽ bán máy bay của mình cho bất cứ nước nào.Dù thế nhưng F-16V trong tay Mỹ và đồng minh vẫn tạo ra những đe dọa nhất định cho Su-35 Nga và J-10 Trung Quốc cả trên chiến trường lẫn trên thương trường.Dù F-16V đắt hơn, mua phải chấp nhận một số điều khoản chính trị của Mỹ; nhưng bù lại chúng lại hoạt động bền bỉ hơn, khả năng bảo dưỡng và duy trì hoạt động ít tốn kém hơn, về lâu dài rõ ràng việc bỏ ra số tiền lớn hơn ban đầu để mua so với máy bay Nga vẫn là một khoản lợi.Mặt khác mang trong mình năng lực tác chiến vượt trội với hệ thống điện tử tối tân cùng kho vũ khí đa dạng, vì thế F-16V vẫn đang là mặt hàng bán chạy của Mỹ.
Có thể nói rằng, tiêm kích F-16 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 thành công nhất của Mỹ hiện nay khi chúng xuất hiện trong biên chế hơn 20 quốc gia, trong khi những chiến đấu cơ ra đời cùng thời đã bị loại biên và ngưng sản xuất, thì mới đây Mỹ tiếp tục mở rộng nhà máy để sản xuất dòng chiến đấu cơ này.
Theo trang web "Military Watch" của Mỹ, Lockheed Martin, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Mỹ, đã công bố mở thêm dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon mới, tại Greenville, Nam Carolina.
Lockheed Martin đã giành được hợp đồng trị giá 14 tỷ USD. Đến năm 2026, dây chuyền sản xuất sẽ được sử dụng để sản xuất 128 tiêm kích chiến đấu F-16 mới cho các khách hàng nước ngoài, gồm Bahrain, Slovakia, Bulgaria và Đài Loan. (Trung Quốc)
Hiện biến thể đang được sản xuất là F-16V còn được biết đến với định danh F-16E/F Block 70/72.
Với việc trang bị radar mảng pha chủ động AN/APG-83 AESA cùng với bộ thiết bị điện tử Sniper ATP và tên lửa AIM-9X, những chiếc tiêm kích F-16V có khả năng chiến đấu ngang ngửa với chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 của Nga.
Tập đoàn Lockheed Martin đã quyết định phát triển và trang bị hệ thống radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến của tập đoàn Northrop Grumman cho các chiến đấu cơ F-16V.
Hệ thống radar kiểm soát hỏa lực APG-83 giúp F-16V có được những khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất của các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.
Northdrop Grumman trước khi cung cấp radar hiện đại cho F-16V thì đã được biết đến là đơn vị cung cấp các loại radar AESA cho dòng máy bay tối tân nhất hiện nay của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Rõ ràng radar mảng pha chủ động tạo cho chiến đấu cơ một sức mạnh mới, nhiều nhà quan sát cho rằng F-16V có khả năng tác chiến ngang ngửa thậm chí hơn một số thông số so với Su-35 Nga vốn chỉ được trang bị radar mảng pha bán chủ động.
Do tính phức tạp cũng như giá thành chế tạo cao của loại thiết bị này nên thông thường dòng radar mảng pha chủ động chỉ được trang bị trên chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
Tuy vậy Mỹ quyết định mang chúng xuống các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4,5 cho thấy khả năng các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4,5 sẽ vẫn tiếp tục song hành cùng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thêm một thời gian dài nữa.
So với radar mảng pha bán chủ động hiện đang trang bị trên các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4,5 trong đó có tiêm kích Su-35 thì radar mảng pha chủ động có độ nhậy khi bắt bám mục tiêu cao hơn hẳn.
Tầm phát hiện mục tiêu cũng xa hơn gấp hai lần so với radar mảng pha thụ động và cao hơn gấp rưỡi so với mảng pha bán chủ động.
Ngoài ra, radar chủ động cũng có thể vẽ ra các bản đồ khẩu độ tổng hợp với độ phân giải cao và tầm quan sát trải rộng hơn 300 km đối với các mục tiêu trên mặt đất.
Chiến đấu cơ F-16V mới cũng được trang bị hệ thống chiến đấu điện tử tối tân. Buồng lái được gắn màn hình độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh chiến thuật ngay tức thời.
Phối hợp với màn hình trên mũ phi công kỹ thuật cao (JHMCS II), người điều khiển có thể dễ dàng khai hỏa tên lửa AIM-9X Sidewinder cũng như nhiều loại vũ khí khác.
Bên cạnh hệ thống điện tử được nâng cấp toàn diện, động cơ trên F-16V cũng được tinh chỉnh để cho hiệu suất tốt hơn trong khi lại tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Do tích hợp bình xăng phụ trên lưng nên F-16V có tầm tác chiến tốt hơn hẳn so với các phiên bản trước đây.
Trước đây các dòng F-16 chỉ là đối thủ xứng tầm của J-10 Trung Quốc và chưa bao giờ được coi là đối thủ ngang tầm với Su-35, chỉ đến khi F-16V ra đời thì mọi chuyện thay đổi.
Về khả năng mang vác vũ khí, F-16V có thể mang theo 7,8 tấn vũ khí, tức gần tương đương với mức 8 tấn trên Su-35 và vượt trội so với mức gần 6 tấn trên chiến đấu cơ J-10.
Dù Su-35 nhỉnh hơn trong không chiến tầm gần, nhưng phải dùng hai động cơ đẩy cực khỏe, rõ ràng kém kinh tế hơn so với F-16V một động cơ
Cụ thể một giờ bay của F-16V tốn khoảng 22.800 USD, trong khi Su-30/35 ước tính "đốt" hết 40.000 - 45.000 USD
Mặt khác tuổi thọ khung thân của F-16V cũng đang cao gấp hai lần so với chiến đấu cơ của Nga và Trung Quốc.
Trung bình tuổi thọ khung thân của F-16 là 8.000 giờ bay, và trải qua đại tu chúng có thể lên tới 12.000 giờ bay, trong khi đó máy bay Su-30/35 của Nga có tuổi thọ khung thân là 3.000 giờ bay và khi đại tu chúng cũng chỉ có thể bay thêm 1.000 giờ bay nữa mà thôi.
Mỹ nổi tiếng với việc chế tạo khung thân máy bay có tuổi thọ lớn, thậm chí F-22 còn có tuổi thọ khung thân lên tới 22.000 giờ bay. Việc có tuổi thọ khung thân lớn sẽ rất có ích trong việc duy trì hoạt động của chiến đấu cơ, cũng như việc nâng cấp sau này.
Tuy vậy điểm yếu là máy bay Mỹ thường có giá thành lúc mua cao hơn hẳn máy bay cùng loại của Nga. Giá của F-16V đang vào khoảng 120 triệu USD/chiếc căn cứ đơn hàng Mỹ bán cho Đài Loan (TQ); trong khi Su-35 có giá bán khoảng 100-105 triệu/chiếc, căn cứ vào đơn hàng Nga bán cho Trung Quốc và Ai Cập.
Mặt khác việc tiếp cận chiến đấu cơ F-16V khó hơn so với Su-35; với Mỹ, họ chỉ bán chiến đấu cơ này cho đồng minh và khi bán sẽ kèm điều khoản chính trị mà không phải quốc gia nào cũng chấp nhận, trong khi chỉ cần có tiền là Nga sẽ bán máy bay của mình cho bất cứ nước nào.
Dù thế nhưng F-16V trong tay Mỹ và đồng minh vẫn tạo ra những đe dọa nhất định cho Su-35 Nga và J-10 Trung Quốc cả trên chiến trường lẫn trên thương trường.
Dù F-16V đắt hơn, mua phải chấp nhận một số điều khoản chính trị của Mỹ; nhưng bù lại chúng lại hoạt động bền bỉ hơn, khả năng bảo dưỡng và duy trì hoạt động ít tốn kém hơn, về lâu dài rõ ràng việc bỏ ra số tiền lớn hơn ban đầu để mua so với máy bay Nga vẫn là một khoản lợi.
Mặt khác mang trong mình năng lực tác chiến vượt trội với hệ thống điện tử tối tân cùng kho vũ khí đa dạng, vì thế F-16V vẫn đang là mặt hàng bán chạy của Mỹ.