Đại diện công ty xuất nhập khẩu vũ khí Ukroboronprom mới đây thông báo rằng họ đang phát triển một loại vũ khí bí mật có thể trở thành "cánh tay" dài nhất trong việc tung đòn tấn công tầm xa của Lực lượng vũ trang Ukraine.Thông cáo công ty cho biết: "Vũ khí này có tầm hoạt động 1.000 km, trọng lượng đầu đạn 75 kg. Chúng tôi đang hoàn thiện quá trình phát triển", kèm theo đó là ảnh chụp một phần vũ khí, rất có thể đây là phần thân máy bay không người lái cảm tử.Tất nhiên rất khó để dự đoán chính xác về vũ khí mới của Ukraine thông qua chỉ một bức ảnh như vậy, nhưng có thể dễ dàng nhận ra phần đầu đạn mà nó mang theo có trọng lượng rất đáng kể.Nếu đây là UAV cảm tử thì nó phải có sải cánh ước tính khoảng hơn 4 mét, và trọng lượng cất cánh trên 200 kg. Hiện Ukraine vẫn chưa cung cấp cái nhìn tổng thể về động cơ cũng như hệ thống điều khiển để vũ khí làm việc trên khoảng cách lớn.Cần nhấn mạnh, phạm vi tác chiến 1.000 km của một máy bay không người lái là rất lớn, từ đó dẫn đến câu hỏi liên quan đến các phương tiện dẫn đường và truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển theo thời gian thực.Nếu không có kết nối vệ tinh, thì ở phạm vi như vậy không thể thực hiện kênh điều khiển trực tiếp do vượt quá giới hạn của đường chân trời vô tuyến điện từ.Trong điều kiện này, cách thực hiện dẫn hướng đơn giản nhất sẽ là định vị vệ tinh thông thường, cho phép bắn trúng các vật thể đứng yên với tọa độ đã biết trước. Nhưng độ chính xác của nó không cho phép tiêu diệt các vật thể quân sự cơ động cao.Nhưng câu hỏi về độ chính xác thường được bù đắp bởi khối lượng đầu đạn mà vũ khí mang theo, và trong một số trường hợp, nó thậm chí còn thích hợp hơn. Ví dụ, khi cần phải vô hiệu hóa các sân bay của đối phương.Khó hơn nhưng hữu ích hơn nhiều, có thể là khả năng lắp đặt đầu radar dẫn đường thụ động trên máy bay không người lái cảm tử để tiêu diệt các hệ thống phòng không và radar giám sát của đối phương.Các phương tiện dẫn đường công nghệ cao ở chế độ tự hành được cho là khá đắt, ngoài ra lại dễ bị đánh chặn. Nên sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu vũ khí này được lắp đặt đầu dò ảnh nhiệt có điều kiện, với khả năng nhận dạng mục tiêu trên mặt đất.Nếu điều này được thực hiện, "vũ khí bí mật" của Ukraine sẽ có cơ hội xuyên thủng hệ thống phòng không của đối thủ ở mức cao hơn nhiều so với một máy bay không người lái truyền thống di chuyển với tốc độ chậm.Theo truyền thông Ukraine, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là việc hoàn thành nghiên cứu phát triển và duy trì tốc độ sản xuất hàng loạt ở mức cao nhằm cung cấp nhiều phương tiện tác chiến loại này cho quân đội.
Đại diện công ty xuất nhập khẩu vũ khí Ukroboronprom mới đây thông báo rằng họ đang phát triển một loại vũ khí bí mật có thể trở thành "cánh tay" dài nhất trong việc tung đòn tấn công tầm xa của Lực lượng vũ trang Ukraine.
Thông cáo công ty cho biết: "Vũ khí này có tầm hoạt động 1.000 km, trọng lượng đầu đạn 75 kg. Chúng tôi đang hoàn thiện quá trình phát triển", kèm theo đó là ảnh chụp một phần vũ khí, rất có thể đây là phần thân máy bay không người lái cảm tử.
Tất nhiên rất khó để dự đoán chính xác về vũ khí mới của Ukraine thông qua chỉ một bức ảnh như vậy, nhưng có thể dễ dàng nhận ra phần đầu đạn mà nó mang theo có trọng lượng rất đáng kể.
Nếu đây là UAV cảm tử thì nó phải có sải cánh ước tính khoảng hơn 4 mét, và trọng lượng cất cánh trên 200 kg. Hiện Ukraine vẫn chưa cung cấp cái nhìn tổng thể về động cơ cũng như hệ thống điều khiển để vũ khí làm việc trên khoảng cách lớn.
Cần nhấn mạnh, phạm vi tác chiến 1.000 km của một máy bay không người lái là rất lớn, từ đó dẫn đến câu hỏi liên quan đến các phương tiện dẫn đường và truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển theo thời gian thực.
Nếu không có kết nối vệ tinh, thì ở phạm vi như vậy không thể thực hiện kênh điều khiển trực tiếp do vượt quá giới hạn của đường chân trời vô tuyến điện từ.
Trong điều kiện này, cách thực hiện dẫn hướng đơn giản nhất sẽ là định vị vệ tinh thông thường, cho phép bắn trúng các vật thể đứng yên với tọa độ đã biết trước. Nhưng độ chính xác của nó không cho phép tiêu diệt các vật thể quân sự cơ động cao.
Nhưng câu hỏi về độ chính xác thường được bù đắp bởi khối lượng đầu đạn mà vũ khí mang theo, và trong một số trường hợp, nó thậm chí còn thích hợp hơn. Ví dụ, khi cần phải vô hiệu hóa các sân bay của đối phương.
Khó hơn nhưng hữu ích hơn nhiều, có thể là khả năng lắp đặt đầu radar dẫn đường thụ động trên máy bay không người lái cảm tử để tiêu diệt các hệ thống phòng không và radar giám sát của đối phương.
Các phương tiện dẫn đường công nghệ cao ở chế độ tự hành được cho là khá đắt, ngoài ra lại dễ bị đánh chặn. Nên sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu vũ khí này được lắp đặt đầu dò ảnh nhiệt có điều kiện, với khả năng nhận dạng mục tiêu trên mặt đất.
Nếu điều này được thực hiện, "vũ khí bí mật" của Ukraine sẽ có cơ hội xuyên thủng hệ thống phòng không của đối thủ ở mức cao hơn nhiều so với một máy bay không người lái truyền thống di chuyển với tốc độ chậm.
Theo truyền thông Ukraine, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là việc hoàn thành nghiên cứu phát triển và duy trì tốc độ sản xuất hàng loạt ở mức cao nhằm cung cấp nhiều phương tiện tác chiến loại này cho quân đội.