Bấy lâu nay, động cơ hàng không vẫn được coi là “tử huyệt, nút thắt cổ chai” của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Dù đã chế tạo được nhiều loại máy bay chiến đấu gồm cả tiêm kích tàng hình thế hệ 5 nhưng riêng động cơ Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu từ Nga. Bằng khả năng sao chép “đỉnh” của mình, nước này cố gắng làm theo công nghệ động cơ của nước ngoài nhưng không thành công. Ảnh: Động cơ phản lực Thái Hành WS-10A giành cho tiêm kích thế hệ 4 J-11/15/16 bị coi là không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: Chinese Military AviationDo đó, suốt hàng chục năm qua, Trung Quốc tìm mọi cách để cải thiện khả năng chế tạo động cơ hàng không từ các nhà phát triển quốc tế. Và mới đây, họ đã đạt được một phần tham vọng đó, khi đã ký thành công thỏa thuận với doanh nghiệp động cơ hàng không Motor Sich của Ukraine về việc chế tạo động cơ của hãng này tại tỉnh Tứ Xuyên. Nguồn ảnh: MotorsichLiên doanh giữa Motor Sich với phía Trung Quốc sẽ sản xuất một loạt động cơ hàng không được thiết kế bởi Ivchenko. Nhà máy lắp ráp được xây dựng tại Chongchinh, tỉnh Tứ Xuyên. Trong ảnh là động cơ tuốc bin trục D-136 dành cho trực thăng vận tải được Motor Sich cấp phép sản xuất tại Trung Quốc. Nguồn ảnh: WikiwandCác loại động cơ mà Motor Sich cho phép Trung Quốc sản xuất đều dùng cho trực thăng, máy bay vận tải và máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Trong ảnh là động cơ trực thăng MS-500V Motor Sich cho phép Trung Quốc sản xuất. Nó cho phép trực thăng có thể cất cánh với trọng lượng tối đa 3,5-6 tấn. Nguồn ảnh: WikiĐặc biệt, Motor Sich cung cấp linh kiện lắp ráp dòng động cơ tuốc in trục TV3-117VMA-SBM1V vốn dùng cho dòng trực thăng huyền thoại Mi-8/17 của Nga. Hiện Trung Quốc cũng sử dụng số lượng lớn trực thăng Mi-17/171. Nguồn ảnh: WikiTV3-117VMA-SBM1V là phiên bản cải tiến của dòng động cơ tuốc bin trục TV3-117 được chế tạo từ dưới thời Liên Xô. Động cơ này được đánh giá cao về hiệu suất hoạt động, có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cao....Nguồn ảnh: WikiNgoài ra Trung Quốc còn được chạm tay vào dây chuyền động cơ tuốc bin cánh quạt AI-450S do Ivchenko-Progress thiết kế. Mẫu động cơ này chuyên dùng cho các máy bay thể thao, máy bay huấn luyện sơ cấp...Nguồn ảnh: Ivchenko-ProgressVới động cơ turbofan 3 trục Progress D-436 giúp Trung Quốc phát triển các máy bay vận tải hạng trung, hạng nặng. Hiện loại động cơ này được trang bị cho các máy bay vận tải hạng trung An-158 của Antonov Ukraine, thủy phi cơ Be-200 của Nga. Nguồn ảnh: WikiĐặc biệt, dòng động cơ vốn dành cho máy bay vận tải hạng nặng như An-124 và An-225 cũng được Motor Sich trao tay Trung Quốc - động cơ turbofan D-18T cung cấp lực đẩy đến 20 tấn. Loại động cơ này có thể giúp Trung Quốc phát triển máy bay vận tải cỡ lớn như Y-20 và các loại máy bay lớn hơn nữa. Nguồn ảnh: WikiDòng động cơ thế hệ mới propfan Progress D-27 vốn dùng cho máy bay vận tải hạng trung An-70 cũng được Motor Sich bán cho Trung Quốc. Nguồn ảnh: RedstarSau cùng là seri động cơ turbofan Progress AI-222 cũng được Ukraine cung cấp giấy phép cho Trung Quốc. Loại động cơ này vốn dành cho các dòng tiêm kích hạng nhẹ, máy bay huấn luyện chiến đấu. Nó được đánh giá có mức tiêu thụ nhiên liệu tối ưu, tiếng ồn và lượng khí thải thấp, tuổi thọ cao và chi phí bảo trì thấp. Nguồn ảnh: Ivchenko-ProgressĐáng lưu ý, máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến L-15 của Trung Quốc và Yak-130 của Nga đều đang dùng động cơ AI-222. Nguồn ảnh: Youtube
Bấy lâu nay, động cơ hàng không vẫn được coi là “tử huyệt, nút thắt cổ chai” của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Dù đã chế tạo được nhiều loại máy bay chiến đấu gồm cả tiêm kích tàng hình thế hệ 5 nhưng riêng động cơ Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu từ Nga. Bằng khả năng sao chép “đỉnh” của mình, nước này cố gắng làm theo công nghệ động cơ của nước ngoài nhưng không thành công. Ảnh: Động cơ phản lực Thái Hành WS-10A giành cho tiêm kích thế hệ 4 J-11/15/16 bị coi là không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: Chinese Military Aviation
Do đó, suốt hàng chục năm qua, Trung Quốc tìm mọi cách để cải thiện khả năng chế tạo động cơ hàng không từ các nhà phát triển quốc tế. Và mới đây, họ đã đạt được một phần tham vọng đó, khi đã ký thành công thỏa thuận với doanh nghiệp động cơ hàng không Motor Sich của Ukraine về việc chế tạo động cơ của hãng này tại tỉnh Tứ Xuyên. Nguồn ảnh: Motorsich
Liên doanh giữa Motor Sich với phía Trung Quốc sẽ sản xuất một loạt động cơ hàng không được thiết kế bởi Ivchenko. Nhà máy lắp ráp được xây dựng tại Chongchinh, tỉnh Tứ Xuyên. Trong ảnh là động cơ tuốc bin trục D-136 dành cho trực thăng vận tải được Motor Sich cấp phép sản xuất tại Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikiwand
Các loại động cơ mà Motor Sich cho phép Trung Quốc sản xuất đều dùng cho trực thăng, máy bay vận tải và máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Trong ảnh là động cơ trực thăng MS-500V Motor Sich cho phép Trung Quốc sản xuất. Nó cho phép trực thăng có thể cất cánh với trọng lượng tối đa 3,5-6 tấn. Nguồn ảnh: Wiki
Đặc biệt, Motor Sich cung cấp linh kiện lắp ráp dòng động cơ tuốc in trục TV3-117VMA-SBM1V vốn dùng cho dòng trực thăng huyền thoại Mi-8/17 của Nga. Hiện Trung Quốc cũng sử dụng số lượng lớn trực thăng Mi-17/171. Nguồn ảnh: Wiki
TV3-117VMA-SBM1V là phiên bản cải tiến của dòng động cơ tuốc bin trục TV3-117 được chế tạo từ dưới thời Liên Xô. Động cơ này được đánh giá cao về hiệu suất hoạt động, có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cao....Nguồn ảnh: Wiki
Ngoài ra Trung Quốc còn được chạm tay vào dây chuyền động cơ tuốc bin cánh quạt AI-450S do Ivchenko-Progress thiết kế. Mẫu động cơ này chuyên dùng cho các máy bay thể thao, máy bay huấn luyện sơ cấp...Nguồn ảnh: Ivchenko-Progress
Với động cơ turbofan 3 trục Progress D-436 giúp Trung Quốc phát triển các máy bay vận tải hạng trung, hạng nặng. Hiện loại động cơ này được trang bị cho các máy bay vận tải hạng trung An-158 của Antonov Ukraine, thủy phi cơ Be-200 của Nga. Nguồn ảnh: Wiki
Đặc biệt, dòng động cơ vốn dành cho máy bay vận tải hạng nặng như An-124 và An-225 cũng được Motor Sich trao tay Trung Quốc - động cơ turbofan D-18T cung cấp lực đẩy đến 20 tấn. Loại động cơ này có thể giúp Trung Quốc phát triển máy bay vận tải cỡ lớn như Y-20 và các loại máy bay lớn hơn nữa. Nguồn ảnh: Wiki
Dòng động cơ thế hệ mới propfan Progress D-27 vốn dùng cho máy bay vận tải hạng trung An-70 cũng được Motor Sich bán cho Trung Quốc. Nguồn ảnh: Redstar
Sau cùng là seri động cơ turbofan Progress AI-222 cũng được Ukraine cung cấp giấy phép cho Trung Quốc. Loại động cơ này vốn dành cho các dòng tiêm kích hạng nhẹ, máy bay huấn luyện chiến đấu. Nó được đánh giá có mức tiêu thụ nhiên liệu tối ưu, tiếng ồn và lượng khí thải thấp, tuổi thọ cao và chi phí bảo trì thấp. Nguồn ảnh: Ivchenko-Progress
Đáng lưu ý, máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến L-15 của Trung Quốc và Yak-130 của Nga đều đang dùng động cơ AI-222. Nguồn ảnh: Youtube