Chuyên gia quân sự người Mỹ John Ridge đặc biệt chú ý đến hình ảnh tên lửa AIM-9X được phóng từ một cơ sở trên mặt đất do một kênh truyền hình Ukraine công bố mới đây, bởi hệ thống phòng không duy nhất có khả năng sử dụng loại tên lửa này là NASAMS 3. Điều này cho thấy, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã nhận được các hệ thống phòng không mới nhất của mẫu này.Đến nay, Ukraine đã nhận được hệ thống phòng không NASAMS từ một số nước phương Tây. Canada cam kết cung cấp một khẩu đội của hệ thống phòng không này, Na Uy cam kết 6 khẩu đội và 12 bệ phóng. Ngoài ra, các quốc gia giấu tên đã bàn giao 4 trong số 12 khẩu đội đã hứa.NASAMS là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung, được sản xuất bởi tập đoàn Raytheon Technologies của Mỹ và tập đoàn Kongsberg của Na Uy. Hệ thống được triển khai để đánh chặn nhiều mục tiêu trên không bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và máy bay không người lái.Hệ thống NASAMS bao gồm ba thành phần chính: radar AN/MPQ-64 Sentinel, tên lửa tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM) và trung tâm phân phối hỏa lực (FDC).Khẩu đội NASAMS bao gồm một số bệ phóng, mỗi bệ có khả năng mang tới 6 tên lửa. Tên lửa AMRAAM có tầm bắn khoảng 40 km và có thể tấn công mục tiêu ở cả chế độ chủ động và thụ động.Mắt thần của NASAMS là AN/MPQ-64 - một radar 3D hoạt động ở băng tần X quay với tốc độ 30 vòng/phút để phủ sóng 360 độ, có thể theo dõi đồng thời 60 mục tiêu và có thể phát hiện mục tiêu cách xa đến 120 km.Mỗi bệ phóng di động của NASAMS có sáu thùng chứa tên lửa phòng không. Phạm vi bắn của hệ thống phòng không trong cấu hình NASAMS II lên tới 25 km ở độ cao 15 km. AIM-9X được ghi lại trên video có tầm bắn lên tới 12 km. Tên lửa có đầu dẫn đường hồng ngoại nên thích hợp để đánh chặn các mục tiêu trên không có khả năng cơ động cao.NASAMS 3, được giới thiệu vào năm 2019, có một số cải tiến, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 40 km. Sự khác biệt chính giữa NASAMS phiên bản 3 và các phiên bản trước đó là trung tâm điều khiển hỏa lực mới (Trung tâm phân phối hỏa lực) và bệ phóng Mk.2, giúp sử dụng tên lửa AIM-9X và tên lửa tầm trung AMRAAM-ER.Biến thể NASAMS 3 được trang bị tên lửa tăng tầm AMRAAM-ER, trong đó sử dụng radar và đầu đạn AIM-120C-7 cùng động cơ tên lửa RIM-162 ESSM. NASAMS 3 cũng có thể khai hỏa đạn đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder trang bị đầu dò ảnh nhiệt chuyên đối phó tên lửa hành trình.Giới chuyên gia phương Tây cho rằng, NASAMS là bước tiến đáng kể so với các loại tên lửa phòng không vác vai được phương Tây viện trợ cho Ukraine. Hệ thống này cũng hiện đại hơn nhiều so với các hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn của Kiev, được coi là sự bổ sung đáng kể trong bối cảnh Ukraine đã mất ít nhất hàng chục bệ phóng tên lửa S-300 và nhiều tổ hợp phòng không tầm trung Buk-M1 mà không có lựa chọn thay thế.Sự xuất hiện của NASAMS có thể giúp Ukraine đối phó tốt hơn với đòn không kích tên lửa, nhất là khi các tiêm kích nước này gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực đánh chặn tên lửa Nga.Trong một bài viết trên 19fortyfive, ông Wesley Culp - chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu về Tổng thống và Quốc hội Mỹ đánh giá, các máy bay ném bom của Nga sẽ cố gắng tránh xa không phận Ukraine khi phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu bên trong Ukraine. Nếu có NASAMS trong tay, Ukraine có thể sẽ ngăn chặn hiệu quả các cuộc không kích của máy bay Nga, đánh chặn các tên lửa hành trình ngay cả khi các máy bay ném bom vẫn ở ngoài tầm bắn. (Nguồn ảnh: Topwar, Drive, Creative commons, 20minut.ua).
Chuyên gia quân sự người Mỹ John Ridge đặc biệt chú ý đến hình ảnh tên lửa AIM-9X được phóng từ một cơ sở trên mặt đất do một kênh truyền hình Ukraine công bố mới đây, bởi hệ thống phòng không duy nhất có khả năng sử dụng loại tên lửa này là NASAMS 3. Điều này cho thấy, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã nhận được các hệ thống phòng không mới nhất của mẫu này.
Đến nay, Ukraine đã nhận được hệ thống phòng không NASAMS từ một số nước phương Tây. Canada cam kết cung cấp một khẩu đội của hệ thống phòng không này, Na Uy cam kết 6 khẩu đội và 12 bệ phóng. Ngoài ra, các quốc gia giấu tên đã bàn giao 4 trong số 12 khẩu đội đã hứa.
NASAMS là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung, được sản xuất bởi tập đoàn Raytheon Technologies của Mỹ và tập đoàn Kongsberg của Na Uy. Hệ thống được triển khai để đánh chặn nhiều mục tiêu trên không bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Hệ thống NASAMS bao gồm ba thành phần chính: radar AN/MPQ-64 Sentinel, tên lửa tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM) và trung tâm phân phối hỏa lực (FDC).
Khẩu đội NASAMS bao gồm một số bệ phóng, mỗi bệ có khả năng mang tới 6 tên lửa. Tên lửa AMRAAM có tầm bắn khoảng 40 km và có thể tấn công mục tiêu ở cả chế độ chủ động và thụ động.
Mắt thần của NASAMS là AN/MPQ-64 - một radar 3D hoạt động ở băng tần X quay với tốc độ 30 vòng/phút để phủ sóng 360 độ, có thể theo dõi đồng thời 60 mục tiêu và có thể phát hiện mục tiêu cách xa đến 120 km.
Mỗi bệ phóng di động của NASAMS có sáu thùng chứa tên lửa phòng không. Phạm vi bắn của hệ thống phòng không trong cấu hình NASAMS II lên tới 25 km ở độ cao 15 km. AIM-9X được ghi lại trên video có tầm bắn lên tới 12 km. Tên lửa có đầu dẫn đường hồng ngoại nên thích hợp để đánh chặn các mục tiêu trên không có khả năng cơ động cao.
NASAMS 3, được giới thiệu vào năm 2019, có một số cải tiến, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 40 km. Sự khác biệt chính giữa NASAMS phiên bản 3 và các phiên bản trước đó là trung tâm điều khiển hỏa lực mới (Trung tâm phân phối hỏa lực) và bệ phóng Mk.2, giúp sử dụng tên lửa AIM-9X và tên lửa tầm trung AMRAAM-ER.
Biến thể NASAMS 3 được trang bị tên lửa tăng tầm AMRAAM-ER, trong đó sử dụng radar và đầu đạn AIM-120C-7 cùng động cơ tên lửa RIM-162 ESSM. NASAMS 3 cũng có thể khai hỏa đạn đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder trang bị đầu dò ảnh nhiệt chuyên đối phó tên lửa hành trình.
Giới chuyên gia phương Tây cho rằng, NASAMS là bước tiến đáng kể so với các loại tên lửa phòng không vác vai được phương Tây viện trợ cho Ukraine. Hệ thống này cũng hiện đại hơn nhiều so với các hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn của Kiev, được coi là sự bổ sung đáng kể trong bối cảnh Ukraine đã mất ít nhất hàng chục bệ phóng tên lửa S-300 và nhiều tổ hợp phòng không tầm trung Buk-M1 mà không có lựa chọn thay thế.
Sự xuất hiện của NASAMS có thể giúp Ukraine đối phó tốt hơn với đòn không kích tên lửa, nhất là khi các tiêm kích nước này gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực đánh chặn tên lửa Nga.
Trong một bài viết trên 19fortyfive, ông Wesley Culp - chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu về Tổng thống và Quốc hội Mỹ đánh giá, các máy bay ném bom của Nga sẽ cố gắng tránh xa không phận Ukraine khi phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu bên trong Ukraine. Nếu có NASAMS trong tay, Ukraine có thể sẽ ngăn chặn hiệu quả các cuộc không kích của máy bay Nga, đánh chặn các tên lửa hành trình ngay cả khi các máy bay ném bom vẫn ở ngoài tầm bắn. (Nguồn ảnh: Topwar, Drive, Creative commons, 20minut.ua).