Vừa qua, Nga liên tiếp công bố về việc loại UAV tự sát Lancet, đã liên tiếp phá hủy nhiều vũ khí hiện đại mà phương Tây mới viện trợ cho Ukraine; trong quá trình UAV tự sát Lancet lao vào mục tiêu, thường có một UAV khác của Nga, quay lại toàn bộ trận đánh. Một đoạn video về việc UAV tự sát Lancet phá hủy lựu pháo 155 mm FH70 của NATO viện trợ cho Quân đội Ukraine. Đoạn phim cho thấy cách một UAV trinh sát của Nga, phát hiện trận địa pháo FH70 của Ukraine; sau đó, tại tọa độ được chỉ định, UAV Lancet lao tới, đồng thời tiến hành quay video quá trình tiếp cận mục tiêu.Có thể khẳng định đoạn video của Nga là thật, vì hình ảnh cho thấy các pháo thủ của khẩu FH70 chạy trốn khỏi sự truy kích của chiếc UAV Lancet. Ngoài ra còn có các khung hình về UAV khóa mục tiêu. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa về tính xác thực của sự kiện. Pháo xe kéo bán tự hành FH70 ra mắt lần đầu vào năm 1976, là kết quả sau 7 năm hợp tác nghiên cứu giữa các nhà thiết kế đến từ Anh, Đức và Italia. FH70 ra đời nhằm thay thế cho lựu pháo 155 mm M114 của Mỹ và pháo 140 mm 5,5 inch của Anh đều ra đời từ trong Thế chiến II.Loại pháo FH70 cũng được sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản và được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Ấn Độ. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Italia đã viện trợ một số pháo này cho quân đội Ukraine từ cuối tháng 5/2022. Loại pháo này thậm chí còn được trang bị đạn tăng tầm sử dụng động cơ tên lửa M549A1, có tầm bắn trên 30 km, do Mỹ cung cấp. Được biết, 8 khẩu FH70 sau đó đã được Italia chuyển giao cho Ukraine và 8 khẩu do Estonia cung cấp. Vào ngày 2/11, một đoạn video được bộ quốc phòng Nga công bố cho thấy tiếp tục một cảnh UAV kamikaze Lancet của Nga, phá hủy một khẩu pháo tự hành M109 của Mỹ, cũng mới viện trợ cho Ukraine và đưa vào chiến trường cách đây chưa lâu. Đoạn video cho thấy, sau khi một máy bay không người lái Lancet của Nga đánh trúng một khẩu pháo tự hành của Ukraine, khẩu pháo này bốc cháy và những đám khói xuất hiện phía trên nơi bố trí trận địa.Vào cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố về việc sử dụng thành công các UAV kamikaze tại khu vực dân cư Vysokopolye và Novogrigorovka ở vùng Kherson, nơi chúng được sử dụng để vô hiệu hóa 2 khẩu pháo M777 của Mỹ và bệ phóng tên lửa phòng không Buk-M1. Ở mặt trận Kherson, trong quá trình trinh sát trên không, trận địa pháo M777 đã bị UAV Nga phát hiện. quân Nga lập tức phóng UAV tự sát Lancet-3, phá hủy 2 khẩu M777 gần như được bố trí gần nhau. Có vẻ như Quân đội Nga đang đẩy mạnh việc sử dụng UAV tự sát trong việc săn lùng các trận địa pháo binh và phòng không của Quân đội Ukraine, được bố trí gần các mặt trận và hiệu quả của chúng thực sự ấn tượng. Loại UAV tự sát Lancet được phát triển bởi công ty ZALA của Nga (là công ty con của Tập đoàn sản xuất vũ khí Kalashnikov) và lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng tại triển lãm Army-2019. UAV Lancet có nhiều phiên bản để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Tính năng kỹ chiến thuật của Lancet ở các phiên bản có sự khác biệt đáng kể; nhà sản xuất ZALA cũng không ngừng nỗ lực cải tiến các loại UAV này; thậm chí một phiên bản UAV đang được thử nghiệm để tiêu diệt UAV của đối phương đang bay.Còn theo thông tin của hãng tin Anh Reuters, các cuộc tấn công của Quân đội Ukraine được lên kế hoạch vào cuối tháng 10 tại khu vực Kirovo và Pravdino ở vùng giáp ranh giữa khu vực Kherson và Nikolaev, đã bị ngăn cản bởi các hành động phản công của Quân đội Nga. Theo thông tin từ trang Telegram "Military Chronicle", Ukraine đã lên kế hoạch sử dụng pháo tự hành PzH-2000 và radar trinh sát pháo binh AN/TPQ-36 ở hướng Kherson. Tuy nhiên các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu và pháo binh của Nga đã khiến khoảng 70% số pháo này của Đức bị phá hủy hoặc bị vô hiệu hóa. Trong bối cảnh thiếu hụt vũ khí hiện đại, các đơn vị Ukraine buộc phải sử dụng các loại vũ khí cũ. Vì vậy, tại các khu dân cư Pribugskoye và Luparevo (cách Pravdino và đường giới tuyến 15 km), Quân đội Ukraine đã sử dụng xe tăng M114 do Mỹ sản xuất năm 1942, được Bồ Đào Nha chuyển giao. Hiện tại các nước NATO vẫn chưa thể cung cấp đủ số lượng vũ khí pháo binh cần thiết cho Quân đội Ukraine ở hướng Kherson. Thay vì những khẩu pháo PzH-2000 của Đức đã bị phá hủy, Quân đội Ukraine đã sử dụng pháo tự hành OTO Melara M109L của Italia, nhưng Ukraine chưa có đạn cho chúng.Hiện trong Quân đội Ukraine có nhiều loại pháo mới, nhưng điều này sẽ làm phức tạp thêm việc cung cấp các loại đạn phù hợp. Trong khi đó Quân đội Nga đã thay đổi chiến thuật, thay vì phản pháo bừa bãi, họ dùng UAV tự sát để tìm diệt các trận địa pháo của Quân đội Ukraine ở gần chiến tuyến.Video UAV Lancet-3 của Nga phá hủy pháo tự hành M109 của Ukraine.
Vừa qua, Nga liên tiếp công bố về việc loại UAV tự sát Lancet, đã liên tiếp phá hủy nhiều vũ khí hiện đại mà phương Tây mới viện trợ cho Ukraine; trong quá trình UAV tự sát Lancet lao vào mục tiêu, thường có một UAV khác của Nga, quay lại toàn bộ trận đánh.
Một đoạn video về việc UAV tự sát Lancet phá hủy lựu pháo 155 mm FH70 của NATO viện trợ cho Quân đội Ukraine. Đoạn phim cho thấy cách một UAV trinh sát của Nga, phát hiện trận địa pháo FH70 của Ukraine; sau đó, tại tọa độ được chỉ định, UAV Lancet lao tới, đồng thời tiến hành quay video quá trình tiếp cận mục tiêu.
Có thể khẳng định đoạn video của Nga là thật, vì hình ảnh cho thấy các pháo thủ của khẩu FH70 chạy trốn khỏi sự truy kích của chiếc UAV Lancet. Ngoài ra còn có các khung hình về UAV khóa mục tiêu. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa về tính xác thực của sự kiện.
Pháo xe kéo bán tự hành FH70 ra mắt lần đầu vào năm 1976, là kết quả sau 7 năm hợp tác nghiên cứu giữa các nhà thiết kế đến từ Anh, Đức và Italia. FH70 ra đời nhằm thay thế cho lựu pháo 155 mm M114 của Mỹ và pháo 140 mm 5,5 inch của Anh đều ra đời từ trong Thế chiến II.
Loại pháo FH70 cũng được sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản và được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Ấn Độ. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Italia đã viện trợ một số pháo này cho quân đội Ukraine từ cuối tháng 5/2022.
Loại pháo này thậm chí còn được trang bị đạn tăng tầm sử dụng động cơ tên lửa M549A1, có tầm bắn trên 30 km, do Mỹ cung cấp. Được biết, 8 khẩu FH70 sau đó đã được Italia chuyển giao cho Ukraine và 8 khẩu do Estonia cung cấp.
Vào ngày 2/11, một đoạn video được bộ quốc phòng Nga công bố cho thấy tiếp tục một cảnh UAV kamikaze Lancet của Nga, phá hủy một khẩu pháo tự hành M109 của Mỹ, cũng mới viện trợ cho Ukraine và đưa vào chiến trường cách đây chưa lâu.
Đoạn video cho thấy, sau khi một máy bay không người lái Lancet của Nga đánh trúng một khẩu pháo tự hành của Ukraine, khẩu pháo này bốc cháy và những đám khói xuất hiện phía trên nơi bố trí trận địa.
Vào cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố về việc sử dụng thành công các UAV kamikaze tại khu vực dân cư Vysokopolye và Novogrigorovka ở vùng Kherson, nơi chúng được sử dụng để vô hiệu hóa 2 khẩu pháo M777 của Mỹ và bệ phóng tên lửa phòng không Buk-M1.
Ở mặt trận Kherson, trong quá trình trinh sát trên không, trận địa pháo M777 đã bị UAV Nga phát hiện. quân Nga lập tức phóng UAV tự sát Lancet-3, phá hủy 2 khẩu M777 gần như được bố trí gần nhau.
Có vẻ như Quân đội Nga đang đẩy mạnh việc sử dụng UAV tự sát trong việc săn lùng các trận địa pháo binh và phòng không của Quân đội Ukraine, được bố trí gần các mặt trận và hiệu quả của chúng thực sự ấn tượng.
Loại UAV tự sát Lancet được phát triển bởi công ty ZALA của Nga (là công ty con của Tập đoàn sản xuất vũ khí Kalashnikov) và lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng tại triển lãm Army-2019. UAV Lancet có nhiều phiên bản để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Tính năng kỹ chiến thuật của Lancet ở các phiên bản có sự khác biệt đáng kể; nhà sản xuất ZALA cũng không ngừng nỗ lực cải tiến các loại UAV này; thậm chí một phiên bản UAV đang được thử nghiệm để tiêu diệt UAV của đối phương đang bay.
Còn theo thông tin của hãng tin Anh Reuters, các cuộc tấn công của Quân đội Ukraine được lên kế hoạch vào cuối tháng 10 tại khu vực Kirovo và Pravdino ở vùng giáp ranh giữa khu vực Kherson và Nikolaev, đã bị ngăn cản bởi các hành động phản công của Quân đội Nga.
Theo thông tin từ trang Telegram "Military Chronicle", Ukraine đã lên kế hoạch sử dụng pháo tự hành PzH-2000 và radar trinh sát pháo binh AN/TPQ-36 ở hướng Kherson. Tuy nhiên các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu và pháo binh của Nga đã khiến khoảng 70% số pháo này của Đức bị phá hủy hoặc bị vô hiệu hóa.
Trong bối cảnh thiếu hụt vũ khí hiện đại, các đơn vị Ukraine buộc phải sử dụng các loại vũ khí cũ. Vì vậy, tại các khu dân cư Pribugskoye và Luparevo (cách Pravdino và đường giới tuyến 15 km), Quân đội Ukraine đã sử dụng xe tăng M114 do Mỹ sản xuất năm 1942, được Bồ Đào Nha chuyển giao.
Hiện tại các nước NATO vẫn chưa thể cung cấp đủ số lượng vũ khí pháo binh cần thiết cho Quân đội Ukraine ở hướng Kherson. Thay vì những khẩu pháo PzH-2000 của Đức đã bị phá hủy, Quân đội Ukraine đã sử dụng pháo tự hành OTO Melara M109L của Italia, nhưng Ukraine chưa có đạn cho chúng.
Hiện trong Quân đội Ukraine có nhiều loại pháo mới, nhưng điều này sẽ làm phức tạp thêm việc cung cấp các loại đạn phù hợp. Trong khi đó Quân đội Nga đã thay đổi chiến thuật, thay vì phản pháo bừa bãi, họ dùng UAV tự sát để tìm diệt các trận địa pháo của Quân đội Ukraine ở gần chiến tuyến.
Video UAV Lancet-3 của Nga phá hủy pháo tự hành M109 của Ukraine.