Trong phóng sự về các đề tài nghiên cứu ở Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự được kênh Quốc phòng Việt Nam đang tải trung tháng 3 vừa qua, đã đề cập tới việc cải tiến pháo phản lực BM-21 có trong biên chế của quân đội ta bằng các công nghệ có sẵn trong nước. Nguồn ảnh: QPVN.Trong đó trọng tâm của đề tài cải tiến, hiện đại hóa BM-21 do nhóm nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự thực hiện là nhằm giúp loại vũ khí đặc biệt này có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, nâng cao uy lực chiến đấu, khả năng cơ động và độ chính xác bắn của khí tài. Nguồn ảnh: QPVN.Phóng sự trên cũng tiết lộ thời điểm quân đội ta bắt đầu biên chế BM-21 Grad là trong năm 1978, và từ đó cho đến nay BM-21 được xem là vũ khí trọng yếu của Binh chủng Pháo binh. Nguồn ảnh: QPVN.Pháo phản lực BM-21 Grad có khả năng tiến công mục tiêu ở phạm vi lớn lên đến 20km hoặc 30km và diện tích sát thương rộng. Mỗi tổ hợp phóng của BM-21 mang theo 40 quả đạn rocket 122mm và chỉ cần tới 20 giây để phóng đi toàn bộ cơ số đạn. Nguồn ảnh: QPVN.Với việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào trong thiết kế và sản xuất, pháo phản lực BM-21 sau cải tiến đã đạt được nhiều bước đột phá về tính năng kỹ chiến thuật. Nguồn ảnh: QPVN.Nếu như trước đây việc tính toán phần tử bắn trên BM-21 được thực hiện thủ công thì sau cải tiến quá trình này được tự động hóa hoàn toàn bằng máy tính trên cabine xe hoặc máy tính xách tay điều khiển từ xa. Nguồn ảnh: QPVN.Sau khi có kết quả điều khiển tính toán lấy phần tử bắn hệ thống sẽ tự động điều khiển cụm tầm, hướng đưa giàn phóng về vị trí bắn. Để phù hợp với định hướng tự động hóa nhóm nghiên cứu cũng đã sửa đổi một số chi tiết trên xe phóng của BM-21 so với nguyên bản. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là tổ hợp phóng BM-21 sau khi cải tiến với khả năng triển khai và thu hồi dàn phóng thông qua thiết bị điều khiển từ xa, với khả năng lấy tham số bắn tự động. Nguồn ảnh: QPVN.Còn đây là thiết bị điều khiển từ xa của BM-21 cải tiến do nhóm nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự thiết kế chế tạo, thiết bị này cũng được tối ưu hóa nhằm giúp binh sĩ dễ tiếp cận hơn trong quá trình vận hành. Nguồn ảnh: QPVN.Cùng với việc tự động hóa tính toán phần tử bắn và điều khiển hoàn toàn tự động, nhóm tác cũng đã tích hợp hệ thống thông tin liên lạc mới lên trên các tổ hợp phóng BM-21, bảo đảm tính bí mật quân sự, tăng khả năng chống nhiễu và chất lượng thông tin ở cự ly lên tới 40km đảm bảo tác chiến trong mọi loại địa hình thời tiết, ngày và đêm Nguồn ảnh: QPVN.Bên trong, cabine của tổ hợp BM-21 với máy thông tin vô tuyến và máy tính điều khiển tích hợp mới. Nguồn ảnh: QPVN.Ưu điểm nổi bật của BM-21 cải tiến do Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự thiết kế là tự động lấy phần tử bắn nhanh, chính xác, thời gian chuẩn bị bắn được rút ngắn từ 14 phút xuống còn 2.5 phút, khả năng tự điều chỉnh lấy thăng bằng cho tổ hợp phóng sau mỗi loạt bắn. Nguồn ảnh: QPVN.Thành công của đề tài cải tiến pháo phản lực BM-21 đã tạo tiền đề để Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự tiếp tục hoàn thiện các dự án nâng cấp, cải tiến và hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có trong quân đội ta. Nguồn ảnh: QPVN.Cận cảnh BM-21 cải tiến sau loạt bắn thử nghiệm. Nguồn ảnh: QPVN.Còn đây là máy tính điều khiển bên trong cabine của tổ hợp phóng BM-21 với thiết kế nhỏ gọn và giao diện thân thiện với người sử dụng. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Khả năng cải tiến vũ khí của Quân đội Việt Nam. (Nguồn QPVN)
Trong phóng sự về các đề tài nghiên cứu ở Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự được kênh Quốc phòng Việt Nam đang tải trung tháng 3 vừa qua, đã đề cập tới việc cải tiến pháo phản lực BM-21 có trong biên chế của quân đội ta bằng các công nghệ có sẵn trong nước. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong đó trọng tâm của đề tài cải tiến, hiện đại hóa BM-21 do nhóm nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự thực hiện là nhằm giúp loại vũ khí đặc biệt này có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, nâng cao uy lực chiến đấu, khả năng cơ động và độ chính xác bắn của khí tài. Nguồn ảnh: QPVN.
Phóng sự trên cũng tiết lộ thời điểm quân đội ta bắt đầu biên chế BM-21 Grad là trong năm 1978, và từ đó cho đến nay BM-21 được xem là vũ khí trọng yếu của Binh chủng Pháo binh. Nguồn ảnh: QPVN.
Pháo phản lực BM-21 Grad có khả năng tiến công mục tiêu ở phạm vi lớn lên đến 20km hoặc 30km và diện tích sát thương rộng. Mỗi tổ hợp phóng của BM-21 mang theo 40 quả đạn rocket 122mm và chỉ cần tới 20 giây để phóng đi toàn bộ cơ số đạn. Nguồn ảnh: QPVN.
Với việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào trong thiết kế và sản xuất, pháo phản lực BM-21 sau cải tiến đã đạt được nhiều bước đột phá về tính năng kỹ chiến thuật. Nguồn ảnh: QPVN.
Nếu như trước đây việc tính toán phần tử bắn trên BM-21 được thực hiện thủ công thì sau cải tiến quá trình này được tự động hóa hoàn toàn bằng máy tính trên cabine xe hoặc máy tính xách tay điều khiển từ xa. Nguồn ảnh: QPVN.
Sau khi có kết quả điều khiển tính toán lấy phần tử bắn hệ thống sẽ tự động điều khiển cụm tầm, hướng đưa giàn phóng về vị trí bắn. Để phù hợp với định hướng tự động hóa nhóm nghiên cứu cũng đã sửa đổi một số chi tiết trên xe phóng của BM-21 so với nguyên bản. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là tổ hợp phóng BM-21 sau khi cải tiến với khả năng triển khai và thu hồi dàn phóng thông qua thiết bị điều khiển từ xa, với khả năng lấy tham số bắn tự động. Nguồn ảnh: QPVN.
Còn đây là thiết bị điều khiển từ xa của BM-21 cải tiến do nhóm nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự thiết kế chế tạo, thiết bị này cũng được tối ưu hóa nhằm giúp binh sĩ dễ tiếp cận hơn trong quá trình vận hành. Nguồn ảnh: QPVN.
Cùng với việc tự động hóa tính toán phần tử bắn và điều khiển hoàn toàn tự động, nhóm tác cũng đã tích hợp hệ thống thông tin liên lạc mới lên trên các tổ hợp phóng BM-21, bảo đảm tính bí mật quân sự, tăng khả năng chống nhiễu và chất lượng thông tin ở cự ly lên tới 40km đảm bảo tác chiến trong mọi loại địa hình thời tiết, ngày và đêm Nguồn ảnh: QPVN.
Bên trong, cabine của tổ hợp BM-21 với máy thông tin vô tuyến và máy tính điều khiển tích hợp mới. Nguồn ảnh: QPVN.
Ưu điểm nổi bật của BM-21 cải tiến do Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự thiết kế là tự động lấy phần tử bắn nhanh, chính xác, thời gian chuẩn bị bắn được rút ngắn từ 14 phút xuống còn 2.5 phút, khả năng tự điều chỉnh lấy thăng bằng cho tổ hợp phóng sau mỗi loạt bắn. Nguồn ảnh: QPVN.
Thành công của đề tài cải tiến pháo phản lực BM-21 đã tạo tiền đề để Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự tiếp tục hoàn thiện các dự án nâng cấp, cải tiến và hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có trong quân đội ta. Nguồn ảnh: QPVN.
Cận cảnh BM-21 cải tiến sau loạt bắn thử nghiệm. Nguồn ảnh: QPVN.
Còn đây là máy tính điều khiển bên trong cabine của tổ hợp phóng BM-21 với thiết kế nhỏ gọn và giao diện thân thiện với người sử dụng. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Khả năng cải tiến vũ khí của Quân đội Việt Nam. (Nguồn QPVN)