Hậu quả thất bại nặng nề tại Al-bab, Syria vẫn chưa có hồi kết, mới đây xuất hiện bằng chứng rõ nét cho thấy Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc tháo chạy đã vứt lại cả súng chống tăng M72 LAW cho phiến quân IS. Ảnh: Thân khẩu M72 (Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo) được lực lượng SDF thu giữ từ tay phiến quân IS. Nguồn ảnh: SyriaLThổ Nhĩ Kỳ hiện là một trong khoảng 30 quốc gia trên thế giới đang sử dụng súng chống tăng M72 LAW do Mỹ thiết kế từ những năm 1960. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mua lại giấy phép sản xuất khẩu súng này và đặt tên là HAR-66 (HAR là tên viết tắt theo tiếng Thổ Hafif Antitank Roketi - rocket chống tăng hạng nhẹ). Nguồn ảnh: Military-TodayM72 LAW là súng chống tăng mang vác dùng một lần do các công ty FA Spinale, CB Weeks and PV Choate hợp tác thiết kế và sản xuất từ năm 1963. Chúng được đánh giá là có sức mạnh tương đương khẩu súng chống tăng RPG-7 huyền thoại. Nguồn ảnh: Military-TodayMột trong những ưu điểm của M72 LAW so với RPG-7 là chúng rất nhẹ, tổng trọng lượng cả đạn và ống phóng chỉ 2,5kg (RPG-7 lên đến 7kg). Cách sử dụng cũng đơn giản, và nhất là dùng một lần (bắn xong vứt luôn ống phóng) khiến M72 LAW có thể trang bị cho bất kỳ người lính bộ binh nào. Trong khi RPG-7 đòi hỏi sự đào tạo kỹ càng trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Military-TodayỐng phóng của M72 LAW cũng bố trí đặc biệt với phần đuôi ống khi hành quân được đút vào ống trước khiến chiều dài chỉ là 0,67m…. Nguồn ảnh: Military-Today….Khi chiến đấu, phần đuôi ống được kéo dài ra với chiều dài chưa tới 1m. Nguồn ảnh: Military-TodayĐạn rocket của M72 LAW cỡ 66mm, dài 0,5m, nặng 1,8kg. Ngoài đạn xuyên giáp thông thường, M72 còn được sử dụng với đạn hóa học chứa khí CS, đạn gây cháy... Nguồn ảnh: Military-TodayM72 LAW có tầm bắn cơ bản là từ 10-1.000m, tuy nhiên tầm tác chiến hiệu quả với mục tiêu tĩnh chỉ là 200m, mục tiêu động là 165m. Nếu ngoài tầm hiệu quả thì xác suất bắn trúng mục tiêu chỉ còn 50%. Nguồn ảnh: Military-TodaySức xuyên thép của đạn M72 LAW chỉ khoảng 250mm, xuyên bê tông 1,8m. Nhìn chung, tầm bắn và độ xuyên của M72 LAW tương đương RPG-7. Tuy nhiên, trong quá trình tham chiến, M72 LAW chưa bao giờ được đánh giá cao hơn RPG-7, thậm chí bị coi là sự thất bại của CNQP Mỹ. Ví dụ như trong trận Làng Vây 1968 ở Việt Nam, quân Mỹ-VNCH đã bắn khoảng 100 phát đạn M72 vào giáp trước mỏng dính của PT-76 quân giải phóng mà không thể xuyên được. Nguồn ảnh: Military-TodayTheo một số tài liệu, sự tệ hại của súng chống tăng M72 LAW nằm ở cơ cấu điểm hỏa, điểm hỏa từ dưới lên. Trong khi đó, súng chống tăng B-41 sử dụng trạm truyền nổ chữ U. Nguồn ảnh: Military-TodayVới trạm truyền nổ chữ U trên đạn B41, khi nổ thì khối vật chất năng lượng cao tạo bởi tấm tích năng lượng nổ được dồn thành một hình cầu nhỏ, tập trung năng lượng ở cả chiều ngang và chiều dài. Khối vật chất nén có mật độ rất cao, với tấm tích năng lượng bằng đồng, có mật độ 20-30 tấn/m3. Chính vì vậy, nó tạo lỗ khoan nhỏ (xuyên vào giáp xe), ít tốn năng lượng cho mỗi đơn vị chiều sâu và nhờ đó xuyên sâu hơn. Điều này cũng lí giải vì sao ngay cả xe tăng M1 Abrams hiện đại nhất của Mĩ cũng bị đạn B41 xuyên thủng. Nguồn ảnh: Military-TodayCòn với loại đạn có trạm truyền nổ từ dưới lên như M72, phản ứng nổ vượt trước khối vật chất năng lượng cao, vì tốc độ nổ là 9km/s, trong khi đó tốc độ dòng vật chất năng lượng cao chỉ đạt cao nhất 2km/s. Điều này khiến việc nổ phía trước cản trở chuyển động của vật chất năng lượng cao đi chậm hơn. Nguồn ảnh: Military-TodayVới cơ cấu truyền nổ này, khối vật chất năng lượng cao không dồn thành một hình cầu như trạm truyền nổ chữ U, mà kéo dài thành hình “que đũa”. Mỗi đoạn của “que đũa” dài có năng lượng thấp, sẽ bị giáp nghiêng đẩy ra ngoài phần lớn năng lượng, và cả “que đũa” không tập trung sẽ có các đoạn lần lượt bị đẩy ra ngoài. Đây chính là điều đã “hạ nhục” M72, khiến nó trở thành “thùng rỗng kêu to” khi tính năng được cho là tương đương B-41, nhưng không xuyên qua nổi giáp dày 20mm của xe tăng PT-76. Nguồn ảnh: Military-TodayTuy nhiên, M72 lại có một mặt mạnh về chiến thuật. Đây là một súng dùng một lần, dễ sử dụng. Với B-41 thì cả tiểu đội mới có một khẩu, còn M72 thì bất cứ lính bộ binh nào cũng có thể mang theo như một vũ khí dùng thêm. Trong chiến đấu, khi xe tăng địch vào gần thì đồng loạt khai hỏa, hỏa lực của tiểu đội sẽ tăng lên rất mạnh. Nếu cần, cũng có thể sử dụng nhiều M72 bắn đồng loạt như một dàn hỏa tiễn, để áp chế đội hình địch. Nguồn ảnh: Military-Today
Hậu quả thất bại nặng nề tại Al-bab, Syria vẫn chưa có hồi kết, mới đây xuất hiện bằng chứng rõ nét cho thấy Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc tháo chạy đã vứt lại cả súng chống tăng M72 LAW cho phiến quân IS. Ảnh: Thân khẩu M72 (Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo) được lực lượng SDF thu giữ từ tay phiến quân IS. Nguồn ảnh: SyriaL
Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một trong khoảng 30 quốc gia trên thế giới đang sử dụng súng chống tăng M72 LAW do Mỹ thiết kế từ những năm 1960. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mua lại giấy phép sản xuất khẩu súng này và đặt tên là HAR-66 (HAR là tên viết tắt theo tiếng Thổ Hafif Antitank Roketi - rocket chống tăng hạng nhẹ). Nguồn ảnh: Military-Today
M72 LAW là súng chống tăng mang vác dùng một lần do các công ty FA Spinale, CB Weeks and PV Choate hợp tác thiết kế và sản xuất từ năm 1963. Chúng được đánh giá là có sức mạnh tương đương khẩu súng chống tăng RPG-7 huyền thoại. Nguồn ảnh: Military-Today
Một trong những ưu điểm của M72 LAW so với RPG-7 là chúng rất nhẹ, tổng trọng lượng cả đạn và ống phóng chỉ 2,5kg (RPG-7 lên đến 7kg). Cách sử dụng cũng đơn giản, và nhất là dùng một lần (bắn xong vứt luôn ống phóng) khiến M72 LAW có thể trang bị cho bất kỳ người lính bộ binh nào. Trong khi RPG-7 đòi hỏi sự đào tạo kỹ càng trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Military-Today
Ống phóng của M72 LAW cũng bố trí đặc biệt với phần đuôi ống khi hành quân được đút vào ống trước khiến chiều dài chỉ là 0,67m…. Nguồn ảnh: Military-Today
….Khi chiến đấu, phần đuôi ống được kéo dài ra với chiều dài chưa tới 1m. Nguồn ảnh: Military-Today
Đạn rocket của M72 LAW cỡ 66mm, dài 0,5m, nặng 1,8kg. Ngoài đạn xuyên giáp thông thường, M72 còn được sử dụng với đạn hóa học chứa khí CS, đạn gây cháy... Nguồn ảnh: Military-Today
M72 LAW có tầm bắn cơ bản là từ 10-1.000m, tuy nhiên tầm tác chiến hiệu quả với mục tiêu tĩnh chỉ là 200m, mục tiêu động là 165m. Nếu ngoài tầm hiệu quả thì xác suất bắn trúng mục tiêu chỉ còn 50%. Nguồn ảnh: Military-Today
Sức xuyên thép của đạn M72 LAW chỉ khoảng 250mm, xuyên bê tông 1,8m. Nhìn chung, tầm bắn và độ xuyên của M72 LAW tương đương RPG-7. Tuy nhiên, trong quá trình tham chiến, M72 LAW chưa bao giờ được đánh giá cao hơn RPG-7, thậm chí bị coi là sự thất bại của CNQP Mỹ. Ví dụ như trong trận Làng Vây 1968 ở Việt Nam, quân Mỹ-VNCH đã bắn khoảng 100 phát đạn M72 vào giáp trước mỏng dính của PT-76 quân giải phóng mà không thể xuyên được. Nguồn ảnh: Military-Today
Theo một số tài liệu, sự tệ hại của súng chống tăng M72 LAW nằm ở cơ cấu điểm hỏa, điểm hỏa từ dưới lên. Trong khi đó, súng chống tăng B-41 sử dụng trạm truyền nổ chữ U. Nguồn ảnh: Military-Today
Với trạm truyền nổ chữ U trên đạn B41, khi nổ thì khối vật chất năng lượng cao tạo bởi tấm tích năng lượng nổ được dồn thành một hình cầu nhỏ, tập trung năng lượng ở cả chiều ngang và chiều dài. Khối vật chất nén có mật độ rất cao, với tấm tích năng lượng bằng đồng, có mật độ 20-30 tấn/m3. Chính vì vậy, nó tạo lỗ khoan nhỏ (xuyên vào giáp xe), ít tốn năng lượng cho mỗi đơn vị chiều sâu và nhờ đó xuyên sâu hơn. Điều này cũng lí giải vì sao ngay cả xe tăng M1 Abrams hiện đại nhất của Mĩ cũng bị đạn B41 xuyên thủng. Nguồn ảnh: Military-Today
Còn với loại đạn có trạm truyền nổ từ dưới lên như M72, phản ứng nổ vượt trước khối vật chất năng lượng cao, vì tốc độ nổ là 9km/s, trong khi đó tốc độ dòng vật chất năng lượng cao chỉ đạt cao nhất 2km/s. Điều này khiến việc nổ phía trước cản trở chuyển động của vật chất năng lượng cao đi chậm hơn. Nguồn ảnh: Military-Today
Với cơ cấu truyền nổ này, khối vật chất năng lượng cao không dồn thành một hình cầu như trạm truyền nổ chữ U, mà kéo dài thành hình “que đũa”. Mỗi đoạn của “que đũa” dài có năng lượng thấp, sẽ bị giáp nghiêng đẩy ra ngoài phần lớn năng lượng, và cả “que đũa” không tập trung sẽ có các đoạn lần lượt bị đẩy ra ngoài. Đây chính là điều đã “hạ nhục” M72, khiến nó trở thành “thùng rỗng kêu to” khi tính năng được cho là tương đương B-41, nhưng không xuyên qua nổi giáp dày 20mm của xe tăng PT-76. Nguồn ảnh: Military-Today
Tuy nhiên, M72 lại có một mặt mạnh về chiến thuật. Đây là một súng dùng một lần, dễ sử dụng. Với B-41 thì cả tiểu đội mới có một khẩu, còn M72 thì bất cứ lính bộ binh nào cũng có thể mang theo như một vũ khí dùng thêm. Trong chiến đấu, khi xe tăng địch vào gần thì đồng loạt khai hỏa, hỏa lực của tiểu đội sẽ tăng lên rất mạnh. Nếu cần, cũng có thể sử dụng nhiều M72 bắn đồng loạt như một dàn hỏa tiễn, để áp chế đội hình địch. Nguồn ảnh: Military-Today