Máy bay quân sự thường có tuổi thọ ngắn, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ bùng nổ, một chiếc máy bay tiên tiến nhất thời thế chiến thứ nhất có thể trở nên lỗi thời chỉ trong vài tháng. Đến thời đại máy bay phản lực cũng vậy, tiêu biểu là những chiếc tiêm kích MiG-15 tung hoành trên bầu trời Triều Tiên cũng đã trở thành đồ bỏ đi chỉ vài năm sau đó.Nhưng một số thiết kế vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian. B-52 Stratofortress bay lần đầu tiên vào năm 1952 và vẫn được phục vụ cho đến ngày nay. Ngoài ra, những chiếc vận tải cơ C-130 mới vẫn tiếp tục được sản xuất, với nhiều phiên bản cải tiến.Nhưng đó là máy bay ném bom và máy bay vận tải, chúng không phải tham gia không chiến. Máy bay chiến đấu phải đối mặt với một vấn đề đặc biệt về tuổi thọ, vì phải cạnh tranh trực tiếp với các mẫu máy bay mới hơn. Do đó, rất ít máy bay chiến đấu có tuổi thọ cao, nhưng vẫn có một ngoại lệ đó chính là tiêm kích MiG-21.Các nghiên cứu ban đầu về máy bay chiến đấu MiG-21 bắt đầu vào năm 1953. Sự thành công của MiG-15 và MiG-17 cho thấy rằng các kỹ sư hàng không vũ trụ của Liên Xô có thể cạnh tranh với các đối tác phương Tây và Liên Xô đã cho ra đời máy bay chiến đấu siêu thanh đầu tiên là MiG-19.Tuy nhiên, công nghệ đã thay đổi quá nhanh trong hai thập kỷ kể từ khi ra đời máy bay phản lực đầu tiên. Những chiếc MiG-15 từng nổi tiếng về tốc độ một thời, nhưng thậm chí không thể bắt kịp các máy bay ném bom hiện đại của Mỹ. Và sự ra đời của tiêm kích chiến đấu MiG-21 nhằm lấy lại thế cân bằng, đồng thời cung cấp một phương tiện chiếm ưu thế trên không hiệu quả.MiG-21 đạt tốc độ trên Mach 2.0, được trang bị một khẩu pháo 23mm bên trong và có khả năng mang từ hai đến sáu tên lửa. MiG-21 cũng có thể thực hiện vai trò tấn công mặt đất, máy bay có thể mang theo một số lượng hạn chế bom và tên lửa.Liên Xô đã sản xuất 10.645 chiếc MiG-21 từ năm 1959 đến năm 1985. Ấn Độ cũng sản xuất 657 chiếc theo thỏa thuận cấp phép và chuyển giao công nghệ với Moscow, ngoài ra Tiệp Khắc cũng sản xuất 194 chiếc theo giấy phép.Trung Quốc cũng dựa trên thiết kế của MiG-21 để cho ra đời phiên bản Chengdu J-7 và nước này đã sản xuất khoảng 2.400 chiếc tiêm kích J-7 trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 2013. Với con số khổng lồ như vậy, MiG-21 đã trở thành chiếc máy bay siêu thanh được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử thế giới.Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã sở hữu một số biến thể MiG-21 thông qua mua một phi đội máy bay J-7 từ Trung Quốc. Các phi công Mỹ đánh giá tốt về chiếc máy bay và cho rằng MiG-21 hoạt động hiệu quả hơn trong các tình huống huấn luyện xâm lược.MiG-21 chưa bao giờ tham chiến trong cuộc chiến giữa NATO và Warsaw. Tại Việt Nam, với ưu thế về kích thước và khả năng cơ động cho phép những chiếc MiG-21 tránh được các tên lửa không đối không của đối phương, đồng thời có thể tấn công đối phương bất ngờ và sau đó rút chạy về nhà.MiG-21 được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh khắp Trung Đông. Các máy bay chiến đấu kiêm ném bom MiG-21 của Lực lượng Phòng vệ Israel đã tàn phá các căn cứ của Ai Cập và Syria trong các cuộc không kích mở màn của cuộc Chiến tranh 6 ngày.Số lượng máy bay MiG-21 hoạt động bắt đầu giảm vào cuối những năm 1980 và 1990, khi các mẫu máy bay hiện đại hơn ra đời thay thế và sau khi Liên Xô sụp đổ. Các quốc gia khách hàng của Liên Xô không thể giữ máy bay của họ hoạt động được nữa. Tuy nhiên, nhiều lực lượng không quân vẫn tiếp tục sử dụng MiG-21 và các biến thể của nó do Trung Quốc sản xuất.MiG-21 hiện vẫn đang phục vụ trong 18 lực lượng không quân trên toàn thế giới, bao gồm hai thành viên của NATO là Romania và Croatia. Máy bay đã từng phục vụ trong khoảng 40 lực lượng không quân khác kể từ năm 1960. Trung Quốc, Nga và Ukraine vẫn tiến hành việc bảo dưỡng và nâng cấp các máy bay hiện có.Những chiếc MiG-21 được sử dụng cho tới ngày nay có nhiều điểm khác biệt so với phiên bản năm 1959. Được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, phức tạp hơn như tên lửa R-60 AAM, Magic 2 và Python III, cùng với các nâng cấp về thiết bị điện tử giúp cải thiện radar và thông tin liên lạc. Điều này khiến MiG-21 vẫn rất đáng sợ khi đối đầu với các máy bay hiện đại.Hiện nay, Trung Quốc đã ngừng sản xuất J-7, các máy bay J-7 đã được chuyển giao cho nhiệm vụ quốc phòng và huấn luyện địa phương. Croatia và Romania cũng sẽ thanh lý những chiếc máy bay MiG-21 trong 5 năm tới. Sau một loạt tai nạn, Ấn Độ cuối cùng cũng đã cho nghỉ hưu những chiếc MiG-21 của mình.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự kết thúc của MiG-21. Nhiều mẫu máy bay J-7 và MiG-21 vẫn còn có thể hoạt động trong một thời gian khá dài. Bangladesh đã mua được hàng chục chiếc J-7 cuối cùng vào năm 2013 và sẽ sử dụng trong một thời gian dài. Nguồn ảnh: QQ. Tiêm kích MiG-21 và những kỷ lục độc nhất vô nhị chỉ có ở chiến trường Việt Nam. Nguồn: QPVN.
Máy bay quân sự thường có tuổi thọ ngắn, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ bùng nổ, một chiếc máy bay tiên tiến nhất thời thế chiến thứ nhất có thể trở nên lỗi thời chỉ trong vài tháng. Đến thời đại máy bay phản lực cũng vậy, tiêu biểu là những chiếc tiêm kích MiG-15 tung hoành trên bầu trời Triều Tiên cũng đã trở thành đồ bỏ đi chỉ vài năm sau đó.
Nhưng một số thiết kế vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian. B-52 Stratofortress bay lần đầu tiên vào năm 1952 và vẫn được phục vụ cho đến ngày nay. Ngoài ra, những chiếc vận tải cơ C-130 mới vẫn tiếp tục được sản xuất, với nhiều phiên bản cải tiến.
Nhưng đó là máy bay ném bom và máy bay vận tải, chúng không phải tham gia không chiến. Máy bay chiến đấu phải đối mặt với một vấn đề đặc biệt về tuổi thọ, vì phải cạnh tranh trực tiếp với các mẫu máy bay mới hơn. Do đó, rất ít máy bay chiến đấu có tuổi thọ cao, nhưng vẫn có một ngoại lệ đó chính là tiêm kích MiG-21.
Các nghiên cứu ban đầu về máy bay chiến đấu MiG-21 bắt đầu vào năm 1953. Sự thành công của MiG-15 và MiG-17 cho thấy rằng các kỹ sư hàng không vũ trụ của Liên Xô có thể cạnh tranh với các đối tác phương Tây và Liên Xô đã cho ra đời máy bay chiến đấu siêu thanh đầu tiên là MiG-19.
Tuy nhiên, công nghệ đã thay đổi quá nhanh trong hai thập kỷ kể từ khi ra đời máy bay phản lực đầu tiên. Những chiếc MiG-15 từng nổi tiếng về tốc độ một thời, nhưng thậm chí không thể bắt kịp các máy bay ném bom hiện đại của Mỹ. Và sự ra đời của tiêm kích chiến đấu MiG-21 nhằm lấy lại thế cân bằng, đồng thời cung cấp một phương tiện chiếm ưu thế trên không hiệu quả.
MiG-21 đạt tốc độ trên Mach 2.0, được trang bị một khẩu pháo 23mm bên trong và có khả năng mang từ hai đến sáu tên lửa. MiG-21 cũng có thể thực hiện vai trò tấn công mặt đất, máy bay có thể mang theo một số lượng hạn chế bom và tên lửa.
Liên Xô đã sản xuất 10.645 chiếc MiG-21 từ năm 1959 đến năm 1985. Ấn Độ cũng sản xuất 657 chiếc theo thỏa thuận cấp phép và chuyển giao công nghệ với Moscow, ngoài ra Tiệp Khắc cũng sản xuất 194 chiếc theo giấy phép.
Trung Quốc cũng dựa trên thiết kế của MiG-21 để cho ra đời phiên bản Chengdu J-7 và nước này đã sản xuất khoảng 2.400 chiếc tiêm kích J-7 trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 2013. Với con số khổng lồ như vậy, MiG-21 đã trở thành chiếc máy bay siêu thanh được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử thế giới.
Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã sở hữu một số biến thể MiG-21 thông qua mua một phi đội máy bay J-7 từ Trung Quốc. Các phi công Mỹ đánh giá tốt về chiếc máy bay và cho rằng MiG-21 hoạt động hiệu quả hơn trong các tình huống huấn luyện xâm lược.
MiG-21 chưa bao giờ tham chiến trong cuộc chiến giữa NATO và Warsaw. Tại Việt Nam, với ưu thế về kích thước và khả năng cơ động cho phép những chiếc MiG-21 tránh được các tên lửa không đối không của đối phương, đồng thời có thể tấn công đối phương bất ngờ và sau đó rút chạy về nhà.
MiG-21 được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh khắp Trung Đông. Các máy bay chiến đấu kiêm ném bom MiG-21 của Lực lượng Phòng vệ Israel đã tàn phá các căn cứ của Ai Cập và Syria trong các cuộc không kích mở màn của cuộc Chiến tranh 6 ngày.
Số lượng máy bay MiG-21 hoạt động bắt đầu giảm vào cuối những năm 1980 và 1990, khi các mẫu máy bay hiện đại hơn ra đời thay thế và sau khi Liên Xô sụp đổ. Các quốc gia khách hàng của Liên Xô không thể giữ máy bay của họ hoạt động được nữa. Tuy nhiên, nhiều lực lượng không quân vẫn tiếp tục sử dụng MiG-21 và các biến thể của nó do Trung Quốc sản xuất.
MiG-21 hiện vẫn đang phục vụ trong 18 lực lượng không quân trên toàn thế giới, bao gồm hai thành viên của NATO là Romania và Croatia. Máy bay đã từng phục vụ trong khoảng 40 lực lượng không quân khác kể từ năm 1960. Trung Quốc, Nga và Ukraine vẫn tiến hành việc bảo dưỡng và nâng cấp các máy bay hiện có.
Những chiếc MiG-21 được sử dụng cho tới ngày nay có nhiều điểm khác biệt so với phiên bản năm 1959. Được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, phức tạp hơn như tên lửa R-60 AAM, Magic 2 và Python III, cùng với các nâng cấp về thiết bị điện tử giúp cải thiện radar và thông tin liên lạc. Điều này khiến MiG-21 vẫn rất đáng sợ khi đối đầu với các máy bay hiện đại.
Hiện nay, Trung Quốc đã ngừng sản xuất J-7, các máy bay J-7 đã được chuyển giao cho nhiệm vụ quốc phòng và huấn luyện địa phương. Croatia và Romania cũng sẽ thanh lý những chiếc máy bay MiG-21 trong 5 năm tới. Sau một loạt tai nạn, Ấn Độ cuối cùng cũng đã cho nghỉ hưu những chiếc MiG-21 của mình.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự kết thúc của MiG-21. Nhiều mẫu máy bay J-7 và MiG-21 vẫn còn có thể hoạt động trong một thời gian khá dài. Bangladesh đã mua được hàng chục chiếc J-7 cuối cùng vào năm 2013 và sẽ sử dụng trong một thời gian dài. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích MiG-21 và những kỷ lục độc nhất vô nhị chỉ có ở chiến trường Việt Nam. Nguồn: QPVN.