Theo báo cáo từ phương tiện truyền thông Nga, trích dẫn nguồn tin quân sự ở Syria, máy bay chiến đấu Su-35 của nước này đã khẩn trương cất cánh từ căn cứ không quân Hmeimim để làm nhiệm vụ.Phản ứng được đưa ra sau khi các máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng tiếp cận không phận Syria để tấn công các vị trí của quân đội Nga và Syria ở khu vực tỉnh Aleppo và Idlib.Các phi công F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu đã không đáp ứng yêu cầu từ phi hành đoàn Su-35 của Nga là phải rút lui ngay lập tức, khiến hệ thống vũ khí được kích hoạt, cho thấy máy bay chiến đấu của Nga đã sẵn sàng tấn công F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ."Được biết, vào ngày 3-2, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một hành động không kích bằng tiêm kích F-16 vào các mục tiêu quân sự ở bên trong lãnh thổ Syria"."Mục đích của chiến dịch mà Ankara thực hiện là nhằm trả đũa một cuộc tấn công chống lại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Idlib, nhưng lần này Tổng thống Erdogan đã phải đối mặt với phản ứng cứng rắn"."Khi tiêm kích F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ tới Syria để thực hiện nhiệm vụ, họ đã gặp phải máy bay chiến đấu Su-35S của Nga cất cánh lên để ngăn chặn"."Vào thời điểm đó, Su-35S đã trực tiếp đánh chặn F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ và cảnh báo rằng họ sẽ nổ súng nếu máy bay Thổ Nhĩ Kỳ không rút lui. Hai bên đối đầu nhau trong vài phút trước khi các phi công của Ankara rời đi", trang Sohu của Trung Quốc cho biết."Theo dữ liệu từ Thổ Nhĩ Kỳ, ngay cả khi F-16 bị ngăn chặn, các cuộc không kích của Ankara cũng đã giết chết hơn 30 binh sĩ Syria. Sau đó, Tổng thống Erdogan nói rằng, ông có thể ngồi xuống và nói chuyện với phía Nga về vấn đề này", tài liệu của Sohu nói thêm.Cần làm rõ rằng vào ngày 3-2-2020, thực sự có thông tin ghi nhận về các cuộc không kích của không quân Thổ Nhĩ Kỳ vào các vị trí của quân đội Syria, hơn nữa Tổng thống Erdogan đã đích thân cung cấp thông tin này.Liên quan đến việc các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã chặn tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, hiện tại thông tin này mới chỉ có tờ báo Trung Quốc đưa tin, nên cần làm rõ tính xác thực.Bên cạnh đó, bản thân Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cũng chưa đưa ra bất cứ một thông tin này liên quan đến những gì mà báo chí đăng tải về sự cố đụng đầu giữa tiêm kích hai nước.Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì rất khó có khả năng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối đầu trực tiếp với nhau tại Syria, bởi vì hiện tại Matxcơva đang khá phụ thuộc vào Ankara.Lực lượng quân sự của Nga đóng tại các căn cứ trên đất Syria có quy mô quá nhỏ bé so với quân đội hùng mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ thiếu sáng suốt khi Matxcơva đối đầu trực diện với Ankara.Hơn nữa, Nga đang cần Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục dự án đường ống dẫn khí đốt Turk Stream sau khi North Stream bị "đóng băng" dưới áp lực của Mỹ, đối đầu quân sự sẽ khiến Nga mất hàng tỷ USD đã đầu tư vào quốc gia này.
Theo báo cáo từ phương tiện truyền thông Nga, trích dẫn nguồn tin quân sự ở Syria, máy bay chiến đấu Su-35 của nước này đã khẩn trương cất cánh từ căn cứ không quân Hmeimim để làm nhiệm vụ.
Phản ứng được đưa ra sau khi các máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng tiếp cận không phận Syria để tấn công các vị trí của quân đội Nga và Syria ở khu vực tỉnh Aleppo và Idlib.
Các phi công F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu đã không đáp ứng yêu cầu từ phi hành đoàn Su-35 của Nga là phải rút lui ngay lập tức, khiến hệ thống vũ khí được kích hoạt, cho thấy máy bay chiến đấu của Nga đã sẵn sàng tấn công F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Được biết, vào ngày 3-2, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một hành động không kích bằng tiêm kích F-16 vào các mục tiêu quân sự ở bên trong lãnh thổ Syria".
"Mục đích của chiến dịch mà Ankara thực hiện là nhằm trả đũa một cuộc tấn công chống lại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Idlib, nhưng lần này Tổng thống Erdogan đã phải đối mặt với phản ứng cứng rắn".
"Khi tiêm kích F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ tới Syria để thực hiện nhiệm vụ, họ đã gặp phải máy bay chiến đấu Su-35S của Nga cất cánh lên để ngăn chặn".
"Vào thời điểm đó, Su-35S đã trực tiếp đánh chặn F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ và cảnh báo rằng họ sẽ nổ súng nếu máy bay Thổ Nhĩ Kỳ không rút lui. Hai bên đối đầu nhau trong vài phút trước khi các phi công của Ankara rời đi", trang Sohu của Trung Quốc cho biết.
"Theo dữ liệu từ Thổ Nhĩ Kỳ, ngay cả khi F-16 bị ngăn chặn, các cuộc không kích của Ankara cũng đã giết chết hơn 30 binh sĩ Syria. Sau đó, Tổng thống Erdogan nói rằng, ông có thể ngồi xuống và nói chuyện với phía Nga về vấn đề này", tài liệu của Sohu nói thêm.
Cần làm rõ rằng vào ngày 3-2-2020, thực sự có thông tin ghi nhận về các cuộc không kích của không quân Thổ Nhĩ Kỳ vào các vị trí của quân đội Syria, hơn nữa Tổng thống Erdogan đã đích thân cung cấp thông tin này.
Liên quan đến việc các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã chặn tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, hiện tại thông tin này mới chỉ có tờ báo Trung Quốc đưa tin, nên cần làm rõ tính xác thực.
Bên cạnh đó, bản thân Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cũng chưa đưa ra bất cứ một thông tin này liên quan đến những gì mà báo chí đăng tải về sự cố đụng đầu giữa tiêm kích hai nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì rất khó có khả năng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối đầu trực tiếp với nhau tại Syria, bởi vì hiện tại Matxcơva đang khá phụ thuộc vào Ankara.
Lực lượng quân sự của Nga đóng tại các căn cứ trên đất Syria có quy mô quá nhỏ bé so với quân đội hùng mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ thiếu sáng suốt khi Matxcơva đối đầu trực diện với Ankara.
Hơn nữa, Nga đang cần Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục dự án đường ống dẫn khí đốt Turk Stream sau khi North Stream bị "đóng băng" dưới áp lực của Mỹ, đối đầu quân sự sẽ khiến Nga mất hàng tỷ USD đã đầu tư vào quốc gia này.