Chiếc tiêm kích 2 chỗ ngồi Thành Đô J-10S của Không quân Trung Quốc bất ngờ gặp nạn tại tỉnh Hà Nam vào ngày 22/10.Hình ảnh cho thấy, vị trí chiếc J-10 gặp nạn là bên bờ sông Jialu thuộc tỉnh Hà Nam, phi công thì nhảy dù rơi giữa sông. Gần hiện trường có khá đông người dân đang ngồi câu cá.Thông tin từ hiện trường cho thấy phần mũi của chiếc tiêm kích J-10 đã bị hư hại hoàn toàn, nhưng các phần còn lại không bị tác động nào sau tai nạn.Hiện chính quyền tỉnh Hà Nam và Không quân Trung Quốc đều chưa đưa ra lời bình luận về vụ tai nạn trên.J-10 là tiêm kích đa năng do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô của Trung Quốc sản xuất.J-10 là tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ một chỗ ngồi, được chế tạo nhằm thay thế các máy bay chiến đấu J-7 và J-8, trở thành một lực lượng đông đảo mà đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc phải đối mặt.Khi Trung Quốc bắt đầu tái hội nhập thế giới trong những năm 1980, Không quân Trung Quốc (PLAAF) nhận ra rằng phi đoàn J-7 và J-8 của họ sẽ rất lỗi thời.Vì thế, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình yêu cầu phát triển một loại tiêm kích chiến thuật hạng nhẹ mới. Khả năng hoạt động của nó cần vượt trội hơn J-8II và MiG-23, đồng thời ngang ngửa với F-16 và MiG-29.Khác với MiG-29 và F-16, tiêm kích J-10 có cánh tam giác lớn, khiến người ta liên tưởng tới dòng máy bay chiến đấu Mirage của Pháp.Tuy nhiên, không giống với Mirage, J-10 còn có thêm 2 cánh tam giác bố trí ở ngay sau buồng lái để tăng khả năng cơ động.Do Trung Quốc không có đủ công nghệ để chế tạo động cơ nội địa tiên tiến nên J-10 phải dùng tới động cơ AL-31 do Nga sản xuất.J-10 có 3 giá treo vũ khí ở mỗi bên cánh và 3 giá treo ở thân (có thể tăng lên 11 giá treo), giúp nó có tải trọng vũ khí tương tự như MiG-29 và F-16.Về radar, phiên bản J-10A hiện đang sử dụng radar quét cơ khí KLJ-3, J-10B trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động (PESA) và J-10C được lắp đặt radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA).Do J-10A đã tương đối lỗi thời khi ra mắt, nên Trung Quốc nhanh chóng cho ra mắt J-10B, với hệ thống điện tử hàng không được cải tiến, cửa hút khí được thiết kế lại cho cao hơn và tròn hơn, đồng thời nâng cấp động cơ lên phiên bản AL-31FN. Ngoài ra, phiên bản này còn được tích hợp hệ thống dò tìm mục tiêu hồng ngoại (IRST).Tuy nhiên, quá trình nâng cấp toàn bộ phi đoàn J-10 lên chuẩn J-10B diễn ra khá chậm chạp nên phần lớn tiêm kích J-10 trong biên chế PLAAF vẫn là phiên bản J-10A.Phiên bản mới nhất của J-10 là J-10C, với hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp và có cửa hút khí mới, J-10C có thể bắn các loại tên lửa không-đối-không mới của Trung Quốc, trong đó có một số loại tên lửa tầm xa dẫn đường bằng radar.J-10C có thể đạt tốc độ lên tới Mach 1,8, bán kính chiến đấu 500-600km, tầm bay cực đại 1.800km và trần bay 18.000m.Tải trọng vũ khí trên máy bay lên tới 7 tấn không chỉ cho phép mang được tên lửa không đối không mà cả tên lửa không đối đất, bom thông minh.Phiên bản huấn luyện mang tên J-10S được chế tạo với hai chỗ ngồi, ngoài huấn luyện thì phiên bản này vẫn có thể chiến đấu khi cần thiết.Tuy các thông số được Trung Quốc đưa ra rất ấn tượng, nhưng điểm mấu chốt, đây vẫn là dòng chiến đấu cơ chưa qua thực chiến.
Chiếc tiêm kích 2 chỗ ngồi Thành Đô J-10S của Không quân Trung Quốc bất ngờ gặp nạn tại tỉnh Hà Nam vào ngày 22/10.
Hình ảnh cho thấy, vị trí chiếc J-10 gặp nạn là bên bờ sông Jialu thuộc tỉnh Hà Nam, phi công thì nhảy dù rơi giữa sông. Gần hiện trường có khá đông người dân đang ngồi câu cá.
Thông tin từ hiện trường cho thấy phần mũi của chiếc tiêm kích J-10 đã bị hư hại hoàn toàn, nhưng các phần còn lại không bị tác động nào sau tai nạn.
Hiện chính quyền tỉnh Hà Nam và Không quân Trung Quốc đều chưa đưa ra lời bình luận về vụ tai nạn trên.
J-10 là tiêm kích đa năng do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô của Trung Quốc sản xuất.
J-10 là tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ một chỗ ngồi, được chế tạo nhằm thay thế các máy bay chiến đấu J-7 và J-8, trở thành một lực lượng đông đảo mà đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc phải đối mặt.
Khi Trung Quốc bắt đầu tái hội nhập thế giới trong những năm 1980, Không quân Trung Quốc (PLAAF) nhận ra rằng phi đoàn J-7 và J-8 của họ sẽ rất lỗi thời.
Vì thế, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình yêu cầu phát triển một loại tiêm kích chiến thuật hạng nhẹ mới. Khả năng hoạt động của nó cần vượt trội hơn J-8II và MiG-23, đồng thời ngang ngửa với F-16 và MiG-29.
Khác với MiG-29 và F-16, tiêm kích J-10 có cánh tam giác lớn, khiến người ta liên tưởng tới dòng máy bay chiến đấu Mirage của Pháp.
Tuy nhiên, không giống với Mirage, J-10 còn có thêm 2 cánh tam giác bố trí ở ngay sau buồng lái để tăng khả năng cơ động.
Do Trung Quốc không có đủ công nghệ để chế tạo động cơ nội địa tiên tiến nên J-10 phải dùng tới động cơ AL-31 do Nga sản xuất.
J-10 có 3 giá treo vũ khí ở mỗi bên cánh và 3 giá treo ở thân (có thể tăng lên 11 giá treo), giúp nó có tải trọng vũ khí tương tự như MiG-29 và F-16.
Về radar, phiên bản J-10A hiện đang sử dụng radar quét cơ khí KLJ-3, J-10B trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động (PESA) và J-10C được lắp đặt radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA).
Do J-10A đã tương đối lỗi thời khi ra mắt, nên Trung Quốc nhanh chóng cho ra mắt J-10B, với hệ thống điện tử hàng không được cải tiến, cửa hút khí được thiết kế lại cho cao hơn và tròn hơn, đồng thời nâng cấp động cơ lên phiên bản AL-31FN. Ngoài ra, phiên bản này còn được tích hợp hệ thống dò tìm mục tiêu hồng ngoại (IRST).
Tuy nhiên, quá trình nâng cấp toàn bộ phi đoàn J-10 lên chuẩn J-10B diễn ra khá chậm chạp nên phần lớn tiêm kích J-10 trong biên chế PLAAF vẫn là phiên bản J-10A.
Phiên bản mới nhất của J-10 là J-10C, với hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp và có cửa hút khí mới, J-10C có thể bắn các loại tên lửa không-đối-không mới của Trung Quốc, trong đó có một số loại tên lửa tầm xa dẫn đường bằng radar.
J-10C có thể đạt tốc độ lên tới Mach 1,8, bán kính chiến đấu 500-600km, tầm bay cực đại 1.800km và trần bay 18.000m.
Tải trọng vũ khí trên máy bay lên tới 7 tấn không chỉ cho phép mang được tên lửa không đối không mà cả tên lửa không đối đất, bom thông minh.
Phiên bản huấn luyện mang tên J-10S được chế tạo với hai chỗ ngồi, ngoài huấn luyện thì phiên bản này vẫn có thể chiến đấu khi cần thiết.
Tuy các thông số được Trung Quốc đưa ra rất ấn tượng, nhưng điểm mấu chốt, đây vẫn là dòng chiến đấu cơ chưa qua thực chiến.