Ngày càng nhiều chiến binh Taliban ở Afghanistan đã đổi vũ khí du kích cũ của họ để lấy những vũ khí hiện đại hơn của Mỹ. Nhiều hình ảnh được chụp ở Afghanistan cho thấy những chiến binh Taliban cầm súng trường và súng máy của Mỹ, thậm chí còn lái cả xe bán tải Ford Ranger.Không chỉ vậy, Taliban còn thu giữ được rất nhiều các vũ khí, phương tiện và trang thiết bị khác bao gồm máy bay không người lái quân sự, trực thăng, xe bọc thép, thiết bị sinh trắc học và kính nhìn ban đêm.Ban đầu, chính phủ Mỹ đã chi hàng tỷ đô la để trang bị vũ khí cho các lực lượng Afghanistan. Nhưng với sự sụp đổ của quân chính phủ Afghanistan vào những ngày tháng 8 vừa qua, những vũ khí đó hiện đang được trang bị cho một nhóm chủ sở hữu hoàn toàn mới.Trong số những vũ khí đó có súng trường tấn công M16A4 và súng máy hạng trung M240. Các chiến binh Taliban đã thay những khẩu AK-47 quen thuộc của họ bằng những vũ khí đã bắt được từ Quân đội Quốc gia Afghanistan và Cảnh sát Quốc gia Afghanistan.Sau vụ 11/9/2001, quân đội Mỹ đã xây dựng toàn bộ bộ máy an ninh Afghanistan, bao gồm các đơn vị quân đội và cảnh sát. Mỹ quyết định trang bị cho các lực lượng Afghanistan những vũ khí do Mỹ sản xuất, không phải để trao cho các công ty Mỹ những hợp đồng mua bán vũ khí béo bở mà vì những mục đích an ninh hợp pháp.Quyết định này là “hàng rào” giúp chống lại việc đào ngũ hoặc buôn bán vũ khí Mỹ trên thị trường chợ đen. Mặc dù Afghanistan đã tràn ngập súng trường tấn công kiểu AK-47 và súng máy kiểu PK (có nguồn gốc từ Liên Xô và Trung Quốc), nhưng chúng vẫn dựa trên các hộp đạn cỡ 7,62x39 mm và 7,62x54R do Liên Xô thiết kế.Trong khi đó, những vũ khí của Mỹ như súng trường tấn công M16A4 và súng máy M240 lại sử dụng băng đạn 5,56 mm và 7,62 mm. Súng trường M16 được đánh giá tốt hơn AK-47 ở một số khía cạnh như chính xác hơn và được chế tạo tốt hơn, một tay súng được đào tạo có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách lên đến 600 mét, so với 400 mét của AK-47.Tuy nhiên AK-47 cũng không ngẫu nhiên được gọi là “biểu tượng của chiến tranh”. AK-47 nổi tiếng về tính đơn giản, dễ vận hành và độ tin cậy trong các điều kiện chiến đấu phức tạp. Vì những lý do đó, AK-47 đã trở thành vũ khí được lựa chọn trong các phong trào du kích trên toàn thế giới.Việc trang bị M16 cũng giúp ngăn chặn vũ khí do Mỹ cung cấp bị quay lại và được sử dụng để chống lại nỗ lực chiến tranh do Mỹ dẫn đầu. Nếu các tân binh Afghanistan đào tẩu sang Taliban hoặc bán vũ khí do Mỹ sản xuất thông qua thị trường chợ đen, nó chỉ mang theo một lượng đạn hạn chế trước và sẽ trở nên vô dụng.Tuy nhiên, giờ đây với sự sụp đổ của Quân đội Quốc gia Afghanistan và việc chiếm được một lượng lớn đạn dược của chính phủ, thì việc mang theo vũ khí của Mỹ cuối cùng cũng là một lựa chọn khả thi của những chiến binh Taliban.Bên cạnh đó, việc sử dụng vũ khí của Mỹ ở Afghanistan cũng rất hữu ích khi tác chiến. Trang bị cho quân đội Afghanistan những khẩu M16 giúp dễ dàng xác định ai đang bắn trong chiến đấu, chỉ cần nghe tiếng súng cũng có thể nhận biết được bạn hay thù.Bên cạnh những khẩu súng trường và súng máy, Mỹ cũng đã cung cấp cho quân đội Afghanistan khoảng 28 tỷ USD vũ khí, bao gồm tên lửa, kính nhìn đêm và máy bay không người lái cỡ nhỏ.Cho đến nay, theo các đánh giá chỉ ra rằng các chiến binh Taliban được cho là đang điều khiển hơn 2.000 xe bọc thép, bao gồm cả Humvee của Mỹ và tới 40 máy bay bao gồm cả UH-60 Black Hawks, trực thăng tấn công trinh sát và máy bay không người lái quân sự ScanEagle.Tiếp theo là những chiếc xe bán tải Ford Ranger cũng đang nằm trong tay Taliban. Những chiếc xe này trước đây thuộc Cảnh sát Quốc gia Afghanistan, được sơn màu xanh lá cây rừng và được trang bị thanh cuộn, còi báo động và đèn cảnh sát, đèn chiếu sáng và thanh cản bằng thép có tời lắp sẵn.Quân đội Mỹ đã mua những chiếc xe này thông qua công ty Ford Global Fleet Sales và là phiên bản Ford Ranger J97 Light Tactical Vehicle Police. J97 có cabin kép, hệ dẫn động bốn bánh và động cơ Turbo Diesel 2.2L TDCi. Lực lượng Afghanistan đã được cung cấp 41.000 chiếc J97 cho đến năm 2012.Trong một diễn biến đáng lo ngại khác, các chiến binh Taliban được cho là đã tiếp cận các thiết bị sinh trắc học được quân đội Mỹ sử dụng để theo dõi người Afghanistan. Đây là thiết bị Phát hiện Nhận dạng Liên hợp Cầm tay (HIIDE), chứa dữ liệu sinh trắc học nhận dạng như quét mống mắt và dấu vân tay, cũng như thông tin tiểu sử và được sử dụng để truy cập cơ sở dữ liệu tập trung lớn.Quân đội Mỹ đã sử dụng HIIDE để theo dõi những người dân địa phương làm việc cho Lầu Năm Góc, dẫn đến lo ngại rằng Taliban có thể sử dụng dữ liệu để xác định và bắt giữ những cá nhân mà họ có thể coi là kẻ phản bội. Chương trình cũng được sử dụng để theo dõi những kẻ khủng bố hoặc tội phạm tiềm năng.Nhiều người cho rằng những vũ khí rơi vào tay Taliban cũng không đủ khả năng để sử dụng trong một cuộc tấn công khủng bố trong tương lai. Thay vào đó, chúng chỉ là một lời nhắc nhở đáng buồn về một quân đội quốc gia đã tan biến trong vài ngày, một quân đội đã bảo vệ một đất nước với một tương lai vô cùng bất định. Nguồn ảnh: Pinterest. Choáng ngợp với những vũ khí mà quân đội Afghanistan bỏ lại sau khi rút lui. Nguồn: Wion.
Ngày càng nhiều chiến binh Taliban ở Afghanistan đã đổi vũ khí du kích cũ của họ để lấy những vũ khí hiện đại hơn của Mỹ. Nhiều hình ảnh được chụp ở Afghanistan cho thấy những chiến binh Taliban cầm súng trường và súng máy của Mỹ, thậm chí còn lái cả xe bán tải Ford Ranger.
Không chỉ vậy, Taliban còn thu giữ được rất nhiều các vũ khí, phương tiện và trang thiết bị khác bao gồm máy bay không người lái quân sự, trực thăng, xe bọc thép, thiết bị sinh trắc học và kính nhìn ban đêm.
Ban đầu, chính phủ Mỹ đã chi hàng tỷ đô la để trang bị vũ khí cho các lực lượng Afghanistan. Nhưng với sự sụp đổ của quân chính phủ Afghanistan vào những ngày tháng 8 vừa qua, những vũ khí đó hiện đang được trang bị cho một nhóm chủ sở hữu hoàn toàn mới.
Trong số những vũ khí đó có súng trường tấn công M16A4 và súng máy hạng trung M240. Các chiến binh Taliban đã thay những khẩu AK-47 quen thuộc của họ bằng những vũ khí đã bắt được từ Quân đội Quốc gia Afghanistan và Cảnh sát Quốc gia Afghanistan.
Sau vụ 11/9/2001, quân đội Mỹ đã xây dựng toàn bộ bộ máy an ninh Afghanistan, bao gồm các đơn vị quân đội và cảnh sát. Mỹ quyết định trang bị cho các lực lượng Afghanistan những vũ khí do Mỹ sản xuất, không phải để trao cho các công ty Mỹ những hợp đồng mua bán vũ khí béo bở mà vì những mục đích an ninh hợp pháp.
Quyết định này là “hàng rào” giúp chống lại việc đào ngũ hoặc buôn bán vũ khí Mỹ trên thị trường chợ đen. Mặc dù Afghanistan đã tràn ngập súng trường tấn công kiểu AK-47 và súng máy kiểu PK (có nguồn gốc từ Liên Xô và Trung Quốc), nhưng chúng vẫn dựa trên các hộp đạn cỡ 7,62x39 mm và 7,62x54R do Liên Xô thiết kế.
Trong khi đó, những vũ khí của Mỹ như súng trường tấn công M16A4 và súng máy M240 lại sử dụng băng đạn 5,56 mm và 7,62 mm. Súng trường M16 được đánh giá tốt hơn AK-47 ở một số khía cạnh như chính xác hơn và được chế tạo tốt hơn, một tay súng được đào tạo có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách lên đến 600 mét, so với 400 mét của AK-47.
Tuy nhiên AK-47 cũng không ngẫu nhiên được gọi là “biểu tượng của chiến tranh”. AK-47 nổi tiếng về tính đơn giản, dễ vận hành và độ tin cậy trong các điều kiện chiến đấu phức tạp. Vì những lý do đó, AK-47 đã trở thành vũ khí được lựa chọn trong các phong trào du kích trên toàn thế giới.
Việc trang bị M16 cũng giúp ngăn chặn vũ khí do Mỹ cung cấp bị quay lại và được sử dụng để chống lại nỗ lực chiến tranh do Mỹ dẫn đầu. Nếu các tân binh Afghanistan đào tẩu sang Taliban hoặc bán vũ khí do Mỹ sản xuất thông qua thị trường chợ đen, nó chỉ mang theo một lượng đạn hạn chế trước và sẽ trở nên vô dụng.
Tuy nhiên, giờ đây với sự sụp đổ của Quân đội Quốc gia Afghanistan và việc chiếm được một lượng lớn đạn dược của chính phủ, thì việc mang theo vũ khí của Mỹ cuối cùng cũng là một lựa chọn khả thi của những chiến binh Taliban.
Bên cạnh đó, việc sử dụng vũ khí của Mỹ ở Afghanistan cũng rất hữu ích khi tác chiến. Trang bị cho quân đội Afghanistan những khẩu M16 giúp dễ dàng xác định ai đang bắn trong chiến đấu, chỉ cần nghe tiếng súng cũng có thể nhận biết được bạn hay thù.
Bên cạnh những khẩu súng trường và súng máy, Mỹ cũng đã cung cấp cho quân đội Afghanistan khoảng 28 tỷ USD vũ khí, bao gồm tên lửa, kính nhìn đêm và máy bay không người lái cỡ nhỏ.
Cho đến nay, theo các đánh giá chỉ ra rằng các chiến binh Taliban được cho là đang điều khiển hơn 2.000 xe bọc thép, bao gồm cả Humvee của Mỹ và tới 40 máy bay bao gồm cả UH-60 Black Hawks, trực thăng tấn công trinh sát và máy bay không người lái quân sự ScanEagle.
Tiếp theo là những chiếc xe bán tải Ford Ranger cũng đang nằm trong tay Taliban. Những chiếc xe này trước đây thuộc Cảnh sát Quốc gia Afghanistan, được sơn màu xanh lá cây rừng và được trang bị thanh cuộn, còi báo động và đèn cảnh sát, đèn chiếu sáng và thanh cản bằng thép có tời lắp sẵn.
Quân đội Mỹ đã mua những chiếc xe này thông qua công ty Ford Global Fleet Sales và là phiên bản Ford Ranger J97 Light Tactical Vehicle Police. J97 có cabin kép, hệ dẫn động bốn bánh và động cơ Turbo Diesel 2.2L TDCi. Lực lượng Afghanistan đã được cung cấp 41.000 chiếc J97 cho đến năm 2012.
Trong một diễn biến đáng lo ngại khác, các chiến binh Taliban được cho là đã tiếp cận các thiết bị sinh trắc học được quân đội Mỹ sử dụng để theo dõi người Afghanistan. Đây là thiết bị Phát hiện Nhận dạng Liên hợp Cầm tay (HIIDE), chứa dữ liệu sinh trắc học nhận dạng như quét mống mắt và dấu vân tay, cũng như thông tin tiểu sử và được sử dụng để truy cập cơ sở dữ liệu tập trung lớn.
Quân đội Mỹ đã sử dụng HIIDE để theo dõi những người dân địa phương làm việc cho Lầu Năm Góc, dẫn đến lo ngại rằng Taliban có thể sử dụng dữ liệu để xác định và bắt giữ những cá nhân mà họ có thể coi là kẻ phản bội. Chương trình cũng được sử dụng để theo dõi những kẻ khủng bố hoặc tội phạm tiềm năng.
Nhiều người cho rằng những vũ khí rơi vào tay Taliban cũng không đủ khả năng để sử dụng trong một cuộc tấn công khủng bố trong tương lai. Thay vào đó, chúng chỉ là một lời nhắc nhở đáng buồn về một quân đội quốc gia đã tan biến trong vài ngày, một quân đội đã bảo vệ một đất nước với một tương lai vô cùng bất định. Nguồn ảnh: Pinterest.
Choáng ngợp với những vũ khí mà quân đội Afghanistan bỏ lại sau khi rút lui. Nguồn: Wion.