Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949), nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc đã trải qua ít nhất ba lần thay đổi tương đối rõ ràng và trọng tâm chiến lược của nó xoay quanh "biển" và "đất";Chiến lược đầu tiên của Quân đội Trung Quốc được tính từ khi thành lập nước Trung Hoa mới, cho đến đầu những năm 1960, nổi bật là cuộc “Viện Triều – kháng Mỹ”; có thể nói đây là giai đoạn Quân đội Trung Quốc đã góp phần lấy lại được phần nào hình ảnh của quốc gia đông dân nhất thế giới, mà trước đó không lâu đã thua tan tác trước Nhật Bản và phương Tây;Nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc trong giai đoạn thứ nhất là ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa, chính trị, quân sự phương Tây vào Trung Quốc; do vậy Trung Quốc coi Mỹ và đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… là những "mối đe dọa trực tiếp" và chiến lược phòng thủ bờ biển phía đông được chú trọng.Lần thay đổi chiến lược thứ hai là từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1980; do tình hình thế giới thay đổi, mâu thuẫn Trung – Xô lên cao, các nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc tập trung về phía bắc, phòng thủ trước sự đe dọa của các binh đoàn chiến đấu cơ động của Quân đội Liên Xô, bảo đảm an ninh nội địa. Chiến lược quân sự của Quân đội Trung Quốc lúc này xoay sang “đất”.Lần thay đổi nhiệm vụ chiến lược lần thứ ba là từ đầu những năm 1990 đến nay. Nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc đã quay trở lại “biển”, nhưng lần này nó tập trung vào "chiến thắng các cuộc chiến tranh cục bộ cường độ cao"; đồng thời có thể tiến hành một chiến dịch tấn công đổ bộ với một quy mô nhất định trên khu vực Đông Bắc Á.Kể từ khi thành lập nước “Trung Hoa mới”, dù có sự thay đổi về chiến lược, Quân đội Trung Quốc chỉ được coi là một lực lượng phòng thủ khu vực, khả năng tiến công tầm xa hạn chế; chưa đủ khả năng tác chiến viễn chinh như Quân đội Mỹ, Nga hay quân đội các quốc gia NATO.Trong mười năm tới, nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc vẫn là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia của họ; tuy nhiên tầm nhìn có sự thay đổi, đó là có thể tiến hành các chiến dịch đổ bộ quy mô lớn ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam và thậm chí ở Biển Hoa Đông,Thiết lập các căn cứ quân sự kiểu Mỹ ở một số quốc gia Đông Nam Á hoặc Nam Á và thậm chí là các khu vực xa hơn, cũng là chiến lược giai đoạn tiếp theo của Quân đội Trung Quốc. Trọng tâm sự biến đổi chiến lược đòi hỏi Quân đội Trung Quốc phải nhanh hơn, mạnh hơn và chính xác hơn trong chiến thuật và trang bị.Phương hướng chung của Quân đội Trung Quốc là cải tổ các binh đoàn lục quân nặng nề, thành các đơn vị gọn nhẹ, phản ứng nhanh cấp lữ đoàn và tương đương theo mô hình của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên để làm chủ chiến trường cần có vũ khí hạng nặng với hỏa lực áp đảo, điều này có lẽ mâu thuẫn với chiến lược khi xây dựng các đơn vị gọn nhẹ, phản ứng nhanh; nếu muốn như Quân đội Mỹ hoặc Nga thì khả năng tiến công đường không của quân đội Trung Quốc chắc chắn phải được cải thiện.Trong vòng mười năm tới, lực lượng đổ bộ đường không sẽ là hướng ưu tiên phát triển của Quân đội Trung Quốc, quân đội sẽ được trang bị các loại trực thăng hạng nặng tốc độ cao, trực trực thăng vận tải hạng nặng, trực thăng trinh sát không người lái và các loại máy bay khác; góp phần cải thiện khả năng đổ bộ đường không của Quân đội Trung Quốc.Với việc thông qua điều lệnh chiến dịch cơ bản, trong đó xác định lấy đơn vị cấp Lữ đoàn làm đội hình tổ chức biên chế; tập trung thay thế các phương tiện chiến đấu hạng nặng sang loại mới, hiện đại hơn, phù hợp với điều lệnh tác chiến mới.Cụ thể hơn, Quân đội Trung Quốc tập trung nguồn lực để thay thế xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng và hỏa lực hỗ trợ mới; trong đó loại biên các loại xe tăng cũ để thay bằng xe tăng ZTZ-99A, xe chiến đấu bộ binh ZBD-04A, xe thiết giáp chở quân bánh lốp ZBL-08 và không loại trừ sẽ có những phiên bản mới.Nếu chỉ dựa vào các xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng và hỏa lực của các đơn vị trực thuộc, rất khó để thực hiện một cuộc tấn công chiến đấu quy mô lớn.Quân đội Trung Quốc vẫn bị ám ảnh về “hỏa lực không đủ”, do vậy hỏa lực pháo binh vẫn là hỏa lực chủ yếu của lục quân chứ chưa phải không quân là hỏa lực chủ yếu như Quân đội Mỹ. Về hỏa lực pháo binh tầm xa, ngoài pháo phản lực cỡ nòng lớn kiểu mới 370 mm, có thể Quân đội Trung Quốc sẽ tăng cường trang bị các loại tên lửa chiến thuật tầm xa mới với tầm bắn xa hơn, mức chính xác cao hơn, sức sát thương lớn hơn và có thể tiến công trực diện vào chiều sâu chiến lược của đối phương bằng tên lửa hành trình;Cùng với đó là phát triển các loại tên lửa chống tăng thế hệ mới, được gắn trên xe cơ giới, được trang bị trong tiểu đoàn chống tăng của lữ đoàn. Và rất có thể, Quân đội Trung Quốc sẽ trang bị tên lửa chiến thuật kiểu "Iskander" của Nga để cải thiện khả năng tiến công cấp chiến dịch.
Nói chung, kỳ vọng của Quân đội Trung Quốc mười năm tới sẽ là một thập kỷ nâng cấp toàn diện các thiết bị vũ khí trang bị cũng như một thập kỷ phát triển toàn diện về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật của họ.Video Quân phục ngụy trang mới của Quân đội Trung quốc có gì đặc biệt | Truyền hình Quân đội
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949), nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc đã trải qua ít nhất ba lần thay đổi tương đối rõ ràng và trọng tâm chiến lược của nó xoay quanh "biển" và "đất";
Chiến lược đầu tiên của Quân đội Trung Quốc được tính từ khi thành lập nước Trung Hoa mới, cho đến đầu những năm 1960, nổi bật là cuộc “Viện Triều – kháng Mỹ”; có thể nói đây là giai đoạn Quân đội Trung Quốc đã góp phần lấy lại được phần nào hình ảnh của quốc gia đông dân nhất thế giới, mà trước đó không lâu đã thua tan tác trước Nhật Bản và phương Tây;
Nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc trong giai đoạn thứ nhất là ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa, chính trị, quân sự phương Tây vào Trung Quốc; do vậy Trung Quốc coi Mỹ và đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… là những "mối đe dọa trực tiếp" và chiến lược phòng thủ bờ biển phía đông được chú trọng.
Lần thay đổi chiến lược thứ hai là từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1980; do tình hình thế giới thay đổi, mâu thuẫn Trung – Xô lên cao, các nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc tập trung về phía bắc, phòng thủ trước sự đe dọa của các binh đoàn chiến đấu cơ động của Quân đội Liên Xô, bảo đảm an ninh nội địa. Chiến lược quân sự của Quân đội Trung Quốc lúc này xoay sang “đất”.
Lần thay đổi nhiệm vụ chiến lược lần thứ ba là từ đầu những năm 1990 đến nay. Nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc đã quay trở lại “biển”, nhưng lần này nó tập trung vào "chiến thắng các cuộc chiến tranh cục bộ cường độ cao"; đồng thời có thể tiến hành một chiến dịch tấn công đổ bộ với một quy mô nhất định trên khu vực Đông Bắc Á.
Kể từ khi thành lập nước “Trung Hoa mới”, dù có sự thay đổi về chiến lược, Quân đội Trung Quốc chỉ được coi là một lực lượng phòng thủ khu vực, khả năng tiến công tầm xa hạn chế; chưa đủ khả năng tác chiến viễn chinh như Quân đội Mỹ, Nga hay quân đội các quốc gia NATO.
Trong mười năm tới, nhiệm vụ chiến lược chính của Quân đội Trung Quốc vẫn là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia của họ; tuy nhiên tầm nhìn có sự thay đổi, đó là có thể tiến hành các chiến dịch đổ bộ quy mô lớn ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam và thậm chí ở Biển Hoa Đông,
Thiết lập các căn cứ quân sự kiểu Mỹ ở một số quốc gia Đông Nam Á hoặc Nam Á và thậm chí là các khu vực xa hơn, cũng là chiến lược giai đoạn tiếp theo của Quân đội Trung Quốc. Trọng tâm sự biến đổi chiến lược đòi hỏi Quân đội Trung Quốc phải nhanh hơn, mạnh hơn và chính xác hơn trong chiến thuật và trang bị.
Phương hướng chung của Quân đội Trung Quốc là cải tổ các binh đoàn lục quân nặng nề, thành các đơn vị gọn nhẹ, phản ứng nhanh cấp lữ đoàn và tương đương theo mô hình của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên để làm chủ chiến trường cần có vũ khí hạng nặng với hỏa lực áp đảo, điều này có lẽ mâu thuẫn với chiến lược khi xây dựng các đơn vị gọn nhẹ, phản ứng nhanh; nếu muốn như Quân đội Mỹ hoặc Nga thì khả năng tiến công đường không của quân đội Trung Quốc chắc chắn phải được cải thiện.
Trong vòng mười năm tới, lực lượng đổ bộ đường không sẽ là hướng ưu tiên phát triển của Quân đội Trung Quốc, quân đội sẽ được trang bị các loại trực thăng hạng nặng tốc độ cao, trực trực thăng vận tải hạng nặng, trực thăng trinh sát không người lái và các loại máy bay khác; góp phần cải thiện khả năng đổ bộ đường không của Quân đội Trung Quốc.
Với việc thông qua điều lệnh chiến dịch cơ bản, trong đó xác định lấy đơn vị cấp Lữ đoàn làm đội hình tổ chức biên chế; tập trung thay thế các phương tiện chiến đấu hạng nặng sang loại mới, hiện đại hơn, phù hợp với điều lệnh tác chiến mới.
Cụ thể hơn, Quân đội Trung Quốc tập trung nguồn lực để thay thế xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng và hỏa lực hỗ trợ mới; trong đó loại biên các loại xe tăng cũ để thay bằng xe tăng ZTZ-99A, xe chiến đấu bộ binh ZBD-04A, xe thiết giáp chở quân bánh lốp ZBL-08 và không loại trừ sẽ có những phiên bản mới.
Nếu chỉ dựa vào các xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng và hỏa lực của các đơn vị trực thuộc, rất khó để thực hiện một cuộc tấn công chiến đấu quy mô lớn.
Quân đội Trung Quốc vẫn bị ám ảnh về “hỏa lực không đủ”, do vậy hỏa lực pháo binh vẫn là hỏa lực chủ yếu của lục quân chứ chưa phải không quân là hỏa lực chủ yếu như Quân đội Mỹ. Về hỏa lực pháo binh tầm xa, ngoài pháo phản lực cỡ nòng lớn kiểu mới 370 mm, có thể Quân đội Trung Quốc sẽ tăng cường trang bị các loại tên lửa chiến thuật tầm xa mới với tầm bắn xa hơn, mức chính xác cao hơn, sức sát thương lớn hơn và có thể tiến công trực diện vào chiều sâu chiến lược của đối phương bằng tên lửa hành trình;
Cùng với đó là phát triển các loại tên lửa chống tăng thế hệ mới, được gắn trên xe cơ giới, được trang bị trong tiểu đoàn chống tăng của lữ đoàn. Và rất có thể, Quân đội Trung Quốc sẽ trang bị tên lửa chiến thuật kiểu "Iskander" của Nga để cải thiện khả năng tiến công cấp chiến dịch.
Nói chung, kỳ vọng của Quân đội Trung Quốc mười năm tới sẽ là một thập kỷ nâng cấp toàn diện các thiết bị vũ khí trang bị cũng như một thập kỷ phát triển toàn diện về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật của họ.
Video Quân phục ngụy trang mới của Quân đội Trung quốc có gì đặc biệt | Truyền hình Quân đội