Tên lửa đạn đạo chiến thuật nhiên liệu rắn tầm xa KN-23 (Hwasong-11Ga hay Hwasong-11A) do Triều Tiên sản xuất, gần đây đã chứng minh được hiệu quả chiến đấu ngày càng cao, khi thực chiến ở chiến trường Ukraine. Thông tin này được các chuyên gia, quân nhân và nguồn thông tin của Ukraine và Mỹ đưa tin.Theo những nguồn tin liên quan đến vấn đề phòng không/phòng thủ tên lửa, Triều Tiên đang sử dụng kinh nghiệm sử dụng vũ khí ở chiến trường Ukraine, để nâng cấp và hoàn thiện vũ khí của họ. Đặc biệt là việc khắc phục những điểm yếu của tên lửa và thử nghiệm chúng trong các hoạt động chiến đấu thực tế tiếp theo. Tên lửa KN-23 có bề ngoài tương tự như tên lửa 9M723 của Nga, dùng cho hệ thống tên lửa Inkander-M OTRK và tên lửa Hyunmoo-2B của Hàn Quốc nhưng có một số điểm khác biệt, không chỉ về độ chính xác, mà tên lửa KN-23 có tầm bắn tới 900 km.Lực lượng phòng không Ukraine cho biết, khả năng vượt qua hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của tên lửa KN-23 ở giai đoạn cuối của đường bay cũng đã được tăng cường. Việc đánh chặn tên lửa KN-23 gặp khó khăn vì quỹ đạo bay thay đổi ở khoảng cách cuối cùng.Chuyên gia Anatoly Khrapchinsky, trong một cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình Ukraine cho biết: “trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu, tức là 30 km cuối cùng, thời gian tên lửa bay từ 3-5 giây; đây cũng chính là cự ly đánh chặn của tên lửa phòng không Patriot”.Những lo ngại của Mỹ và Ukraine về việc Triều Tiên nhanh chóng khắc phục các vấn đề thiết kế và công nghệ sản xuất tên lửa hàng loạt, đã trở thành sự thật, khi được hiện đại hóa đáng kể. Trước đây, chúng thường bị phá hủy trên không; nhưng hiện nay, chúng có khả năng cơ động, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn.Cần lưu ý rằng, thái độ từ coi thường trước đây về vũ khí của Triều Tiên trên truyền thông Ukraine và phương Tây hiện đã biến mất. Hiện nay, giọng điệu chung trong đánh giá của các chuyên gia và quân đội Ukraine đã thay đổi hoàn toàn. Như vậy, Triều Tiên đã đạt được một số thành công nhất định trong một thời gian ngắn.Trang Topwar cũng cho biết, loại pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M1991 cỡ nòng 240 mm của Triều Tiên, mới đây đã được phát hiện trong Lực lượng vũ trang Nga. Điều này cũng gây ra những cuộc tranh luận gay gắt trong người dân Ukraine.Trong khi đó, một loại vũ khí tấn công tầm xa khác của Nga, cũng có nguồn gốc nước ngoài, nhưng đã được người Nga cải tiến. Theo truyền thông Ukraine, trong nhiều tuần liên tiếp, quân đội Nga đã tấn công các mục tiêu ở khu vực Odessa bằng UAV cảm tử mới, có tên Banderol.Truyền thông Ukraine cho biết, UAV Banderol được trang bị động cơ phản lực, nên có thể đạt tốc độ 400-500 km/h. Quân đội Ukraine cũng cho biết, UAV Banderol có nhiều khả năng là một loại tên lửa lảng vảng, có nét giống bom FAB được trang bị mô-đun UMPK, nhưng có động cơ phản lực.Hiện tại, quân đội Ukraine chưa rõ loại UAV Banderol được phóng từ mặt đất hay trên không, sức công phá của đầu đạn hay tầm bay của nó. UAV Banderol đã thành công trong việc tấn công các mục tiêu ở Kharkov và Odessa trong một thời gian khá dài, và xét theo đặc điểm của chúng vẫn là một bí ẩn đối với quân đội Ukraine. Hiện phòng không Ukraine vẫn chưa thể bắn hạ chúng.Trước đó, tình báo quân sự Ukraine đưa tin rằng kể từ đầu năm 2025, một số thay đổi đáng kể đã được ghi nhận trong thiết kế của dòng UAV Geran (Ukraine và phương Tây gọi là Shahed-136). Ngoài việc tăng đầu đạn lên 90 kg, một số thay đổi về thiết kế đã được ghi nhận.UAV Geran-2 hiện có khả năng quay video và truyền dữ liệu nhận được cho người điều khiển. Ngoài ra, UAV Gerbera vốn trước đây chỉ thực hiện chức năng là mồi nhử, đánh lừa lực lượng phòng không Ukraine; thì giờ đã bắt đầu được trang bị đầu đạn và hệ thống dẫn đường quang học.Những bức ảnh về UAV Geran-2 của Nga, được quân đội Nga sử dụng để tấn công các mục tiêu tại Odessa vài ngày trước, đã được công bố trực tuyến. Các miếng đệm ở nơi cửa sập tiếp xúc với thân UAV và các miếng đệm khí động học, giúp bảo vệ chống đóng băng trên cánh lái rất đáng chú ý.Theo giải thích của các chuyên gia, tất cả những điều này đều nhằm mục đích tăng khả năng thích ứng của UAV với nhiều điều kiện thời tiết và các điều kiện khí quyển khác nhau; cũng như độ tin cậy tổng thể của UAV.Điều đáng chú ý là trong cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Odessa hai ngày trước, quân đội Nga đã sử dụng UAV Geran-3, được trang bị động cơ phản lực. Do trang bị động cơ phản lực, nên tốc độ UAV cao hơn, đặc biệt ở giai đoạn cuối, Geran-3 có thể đạt tốc độ 600 km/h.Kênh Rybar cho biết, hậu quả của cuộc tấn công vào Odessa bằng UAV tự sát là hàng hóa quân sự của NATO viện trợ tại cảng đã bị phá hủy; ngoài ra mục tiêu còn có Viện nghiên cứu Storm Enterprises. Cơ sở này là giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp hệ thống điện tử cho quân đội Ukraine. (nguồn ảnh Topwar, Ukrinform, Kyiv Post).
Tên lửa đạn đạo chiến thuật nhiên liệu rắn tầm xa KN-23 (Hwasong-11Ga hay Hwasong-11A) do Triều Tiên sản xuất, gần đây đã chứng minh được hiệu quả chiến đấu ngày càng cao, khi thực chiến ở chiến trường Ukraine. Thông tin này được các chuyên gia, quân nhân và nguồn thông tin của Ukraine và Mỹ đưa tin.
Theo những nguồn tin liên quan đến vấn đề phòng không/phòng thủ tên lửa, Triều Tiên đang sử dụng kinh nghiệm sử dụng vũ khí ở chiến trường Ukraine, để nâng cấp và hoàn thiện vũ khí của họ. Đặc biệt là việc khắc phục những điểm yếu của tên lửa và thử nghiệm chúng trong các hoạt động chiến đấu thực tế tiếp theo.
Tên lửa KN-23 có bề ngoài tương tự như tên lửa 9M723 của Nga, dùng cho hệ thống tên lửa Inkander-M OTRK và tên lửa Hyunmoo-2B của Hàn Quốc nhưng có một số điểm khác biệt, không chỉ về độ chính xác, mà tên lửa KN-23 có tầm bắn tới 900 km.
Lực lượng phòng không Ukraine cho biết, khả năng vượt qua hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của tên lửa KN-23 ở giai đoạn cuối của đường bay cũng đã được tăng cường. Việc đánh chặn tên lửa KN-23 gặp khó khăn vì quỹ đạo bay thay đổi ở khoảng cách cuối cùng.
Chuyên gia Anatoly Khrapchinsky, trong một cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình Ukraine cho biết: “trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu, tức là 30 km cuối cùng, thời gian tên lửa bay từ 3-5 giây; đây cũng chính là cự ly đánh chặn của tên lửa phòng không Patriot”.
Những lo ngại của Mỹ và Ukraine về việc Triều Tiên nhanh chóng khắc phục các vấn đề thiết kế và công nghệ sản xuất tên lửa hàng loạt, đã trở thành sự thật, khi được hiện đại hóa đáng kể. Trước đây, chúng thường bị phá hủy trên không; nhưng hiện nay, chúng có khả năng cơ động, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn.
Cần lưu ý rằng, thái độ từ coi thường trước đây về vũ khí của Triều Tiên trên truyền thông Ukraine và phương Tây hiện đã biến mất. Hiện nay, giọng điệu chung trong đánh giá của các chuyên gia và quân đội Ukraine đã thay đổi hoàn toàn. Như vậy, Triều Tiên đã đạt được một số thành công nhất định trong một thời gian ngắn.
Trang Topwar cũng cho biết, loại pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M1991 cỡ nòng 240 mm của Triều Tiên, mới đây đã được phát hiện trong Lực lượng vũ trang Nga. Điều này cũng gây ra những cuộc tranh luận gay gắt trong người dân Ukraine.
Trong khi đó, một loại vũ khí tấn công tầm xa khác của Nga, cũng có nguồn gốc nước ngoài, nhưng đã được người Nga cải tiến. Theo truyền thông Ukraine, trong nhiều tuần liên tiếp, quân đội Nga đã tấn công các mục tiêu ở khu vực Odessa bằng UAV cảm tử mới, có tên Banderol.
Truyền thông Ukraine cho biết, UAV Banderol được trang bị động cơ phản lực, nên có thể đạt tốc độ 400-500 km/h. Quân đội Ukraine cũng cho biết, UAV Banderol có nhiều khả năng là một loại tên lửa lảng vảng, có nét giống bom FAB được trang bị mô-đun UMPK, nhưng có động cơ phản lực.
Hiện tại, quân đội Ukraine chưa rõ loại UAV Banderol được phóng từ mặt đất hay trên không, sức công phá của đầu đạn hay tầm bay của nó. UAV Banderol đã thành công trong việc tấn công các mục tiêu ở Kharkov và Odessa trong một thời gian khá dài, và xét theo đặc điểm của chúng vẫn là một bí ẩn đối với quân đội Ukraine. Hiện phòng không Ukraine vẫn chưa thể bắn hạ chúng.
Trước đó, tình báo quân sự Ukraine đưa tin rằng kể từ đầu năm 2025, một số thay đổi đáng kể đã được ghi nhận trong thiết kế của dòng UAV Geran (Ukraine và phương Tây gọi là Shahed-136). Ngoài việc tăng đầu đạn lên 90 kg, một số thay đổi về thiết kế đã được ghi nhận.
UAV Geran-2 hiện có khả năng quay video và truyền dữ liệu nhận được cho người điều khiển. Ngoài ra, UAV Gerbera vốn trước đây chỉ thực hiện chức năng là mồi nhử, đánh lừa lực lượng phòng không Ukraine; thì giờ đã bắt đầu được trang bị đầu đạn và hệ thống dẫn đường quang học.
Những bức ảnh về UAV Geran-2 của Nga, được quân đội Nga sử dụng để tấn công các mục tiêu tại Odessa vài ngày trước, đã được công bố trực tuyến. Các miếng đệm ở nơi cửa sập tiếp xúc với thân UAV và các miếng đệm khí động học, giúp bảo vệ chống đóng băng trên cánh lái rất đáng chú ý.
Theo giải thích của các chuyên gia, tất cả những điều này đều nhằm mục đích tăng khả năng thích ứng của UAV với nhiều điều kiện thời tiết và các điều kiện khí quyển khác nhau; cũng như độ tin cậy tổng thể của UAV.
Điều đáng chú ý là trong cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Odessa hai ngày trước, quân đội Nga đã sử dụng UAV Geran-3, được trang bị động cơ phản lực. Do trang bị động cơ phản lực, nên tốc độ UAV cao hơn, đặc biệt ở giai đoạn cuối, Geran-3 có thể đạt tốc độ 600 km/h.
Kênh Rybar cho biết, hậu quả của cuộc tấn công vào Odessa bằng UAV tự sát là hàng hóa quân sự của NATO viện trợ tại cảng đã bị phá hủy; ngoài ra mục tiêu còn có Viện nghiên cứu Storm Enterprises. Cơ sở này là giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp hệ thống điện tử cho quân đội Ukraine. (nguồn ảnh Topwar, Ukrinform, Kyiv Post).