Tên lửa SPYDER (Surface-to-air PYthon and DErby) là một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung tiên tiến do Công ty Thiết bị quốc phòng Rafael của Israel nghiên cứu và phát triển. Được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không như máy bay, tên lửa hành trình, UAV... trong mọi thời gian và điều kiện thời tiết. Ảnh: Rafael. Nguồn ảnh: Defence Blog.Hệ thống SPYDER có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa, toàn bộ các thành phần của hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải việt dã, trang bị 2 loại tên lửa phòng không Python-5 lắp đầu dò hồng ngoại và Derby sử dụng đầu dò radar chủ động, tầm bắn tối đa của SPYDER-SR là 16 km trong khi SPYDER-MR lên tới 35 km. Ảnh: Rafael. Nguồn ảnh: Israel and Stuff.VL MICA là hệ thống phòng không tầm ngắn của Pháp được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không gồm máy bay, tên lửa hành trình, bom hàng không trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian. Hệ thống được đặt trên khung di động trên bộ hoặc trên cả tàu chiến, và được trang bị hai loại đạn là MICA RF dẫn đường bằng radar chủ động và MICA IR sử dụng đầu dò ảnh nhiệt sóng kép bị động. Ảnh: MBDA. Nguồn ảnh: Asia Pacific Defence.Khi phóng đi từ mặt đất tầm bắn của tên lửa đạt tới 20 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 9 km, tốc độ Mach 3, thời gian giãn cách giữa 2 loạt phóng chỉ là 2 giây. Có thể trong tương lai Pháp sẽ nâng cấp đạn với bộ phận khởi tốc để nâng tầm bắn lên trên 40 km. Nguồn ảnh: Mer et Marine.SLAMRAAM (Surface-Launched AMRAAM) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung của Mỹ được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM. Khi phóng đi từ mặt đất tên lửa AIM-120 chỉ đạt tầm bắn 25 - 40 km so với 55 - 180 km khi phóng từ trên không. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tổ hợp này có thể lắp đặt trên rất nhiều khung gầm xe mang phóng tự hành việt dã khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là xe Humvee hay biến thể ZRK SLAMRAAM với tên lửa AIM-120 lắp trên xe chiến thuật hạng trung FMTV, ngoài ra còn có biến thể NASAMS do Na Uy sản xuất gồm 6 tên lửa AIM-120 chứa trong các ống phóng kín kiêm container bảo quản. Nguồn ảnh: DefenceTalk.Gần đây Mỹ còn giới thiệu phiên bản tên lửa đất đối không sửa đổi từ đạn AIM-9X để trang bị cho SLAMRAAM, khiến độ linh hoạt của tổ hợp lên cao rất nhiều. Nguồn ảnh: Secret Projects.Sky Dragon 50 là hệ thống phòng không di động tầm trung do Trung Quốc sản xuất, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không từ tầm thấp đến tầm cao như máy bay cánh cố định, UAV, trực thăng, tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Army Recognition.Hệ thống sử dụng đạn tên lửa DK-10A (biến thể của tên lửa không đối không PL-12). Tên lửa mới được kéo dài với một động cơ tăng cường, đường kính cũng lớn hơn so với bản gốc, cho tầm bắn 3 - 50 km, độ cao 30 - 20.000 m. Nguồn ảnh: Army Recognition.Tên lửa có độ cơ động rất tốt, khả năng chịu quá tải lên đến 38G, nó được dẫn hướng bằng cơ chế kết hợp quán tính, cập nhật tham số mục tiêu pha giữa và radar chủ động giai đoạn cuối. Đầu đạn phân mảnh của DK-10A có trọng lượng 20 kg. Nguồn ảnh: Army Recognition.Mời độc giả xem video: Cận cảnh hệ thống tên lửa phòng không SPYDER Việt Nam có dùng. (Nguồn Goh K K)
Tên lửa SPYDER (Surface-to-air PYthon and DErby) là một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung tiên tiến do Công ty Thiết bị quốc phòng Rafael của Israel nghiên cứu và phát triển. Được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không như máy bay, tên lửa hành trình, UAV... trong mọi thời gian và điều kiện thời tiết. Ảnh: Rafael. Nguồn ảnh: Defence Blog.
Hệ thống SPYDER có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa, toàn bộ các thành phần của hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải việt dã, trang bị 2 loại tên lửa phòng không Python-5 lắp đầu dò hồng ngoại và Derby sử dụng đầu dò radar chủ động, tầm bắn tối đa của SPYDER-SR là 16 km trong khi SPYDER-MR lên tới 35 km. Ảnh: Rafael. Nguồn ảnh: Israel and Stuff.
VL MICA là hệ thống phòng không tầm ngắn của Pháp được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không gồm máy bay, tên lửa hành trình, bom hàng không trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian. Hệ thống được đặt trên khung di động trên bộ hoặc trên cả tàu chiến, và được trang bị hai loại đạn là MICA RF dẫn đường bằng radar chủ động và MICA IR sử dụng đầu dò ảnh nhiệt sóng kép bị động. Ảnh: MBDA. Nguồn ảnh: Asia Pacific Defence.
Khi phóng đi từ mặt đất tầm bắn của tên lửa đạt tới 20 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 9 km, tốc độ Mach 3, thời gian giãn cách giữa 2 loạt phóng chỉ là 2 giây. Có thể trong tương lai Pháp sẽ nâng cấp đạn với bộ phận khởi tốc để nâng tầm bắn lên trên 40 km. Nguồn ảnh: Mer et Marine.
SLAMRAAM (Surface-Launched AMRAAM) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung của Mỹ được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM. Khi phóng đi từ mặt đất tên lửa AIM-120 chỉ đạt tầm bắn 25 - 40 km so với 55 - 180 km khi phóng từ trên không. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tổ hợp này có thể lắp đặt trên rất nhiều khung gầm xe mang phóng tự hành việt dã khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là xe Humvee hay biến thể ZRK SLAMRAAM với tên lửa AIM-120 lắp trên xe chiến thuật hạng trung FMTV, ngoài ra còn có biến thể NASAMS do Na Uy sản xuất gồm 6 tên lửa AIM-120 chứa trong các ống phóng kín kiêm container bảo quản. Nguồn ảnh: DefenceTalk.
Gần đây Mỹ còn giới thiệu phiên bản tên lửa đất đối không sửa đổi từ đạn AIM-9X để trang bị cho SLAMRAAM, khiến độ linh hoạt của tổ hợp lên cao rất nhiều. Nguồn ảnh: Secret Projects.
Sky Dragon 50 là hệ thống phòng không di động tầm trung do Trung Quốc sản xuất, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không từ tầm thấp đến tầm cao như máy bay cánh cố định, UAV, trực thăng, tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa DK-10A (biến thể của tên lửa không đối không PL-12). Tên lửa mới được kéo dài với một động cơ tăng cường, đường kính cũng lớn hơn so với bản gốc, cho tầm bắn 3 - 50 km, độ cao 30 - 20.000 m. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Tên lửa có độ cơ động rất tốt, khả năng chịu quá tải lên đến 38G, nó được dẫn hướng bằng cơ chế kết hợp quán tính, cập nhật tham số mục tiêu pha giữa và radar chủ động giai đoạn cuối. Đầu đạn phân mảnh của DK-10A có trọng lượng 20 kg. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh hệ thống tên lửa phòng không SPYDER Việt Nam có dùng. (Nguồn Goh K K)