Điểm nổi bật của tuần dương hạng nặng mang máy bay (tàu sân bay) Dự án 1143.5 - Đô đốc Kuznetsov nằm ở chỗ nó được trang bị tên lửa hành trình chống hạm siêu âm tầm xa P-700 Granit.Mười hai bệ phóng thẳng đứng của vũ khí này nằm dưới boong tàu, ngay giữa đường cất hạ cánh của máy bay. Tuy nhiên vào đầu những năm 2000, người Nga đã quyết định ngừng sử dụng chúng.Con tàu trên là một lời nhắc nhở về cách Moskva tiếp cận các vấn đề chính trị và chiến tranh trên biển. Ngày nay, Đô đốc Kuznetsov là tàu chở máy bay duy nhất trên thế giới có thể ở Biển Đen theo Công ước Montreux.Việc đi qua Biển Đen thông qua eo biển Bosphorus và Dardanelles của các tàu sân bay đúng nghĩa đều bị cấm, nhưng chiến hạm Nga lại được gọi là "tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay".Thực tế trên cho thấy đây là cách Liên Xô/Nga "lách" công ước quốc tế, họ chất tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa lên tàu sân bay để nó vẫn mang tiếng là tuần dương hạm, chức năng hàng không mẫu hạm chỉ là phụ.Bên cạnh đó cần lưu ý rằng học thuyết quân sự của Moskva cho đến năm 1962 cung cấp rõ yêu cầu cho chiến tranh trên biển, trên bộ và trên không ở ngoại vi Liên Xô, cũng như răn đe hạt nhân.Cụ thể, học thuyết xác định rằng họ sẽ không chiến đấu ở những vùng biển và không gian xa xôi hơn, nhưng cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã thay đổi mọi thứ.Chính vì vậy Liên Xô đã có hai lớp tàu sân bay được trang bị tên lửa, và không giống như các sản phẩm đến từ những nước phương Tây, chúng có thể tự mình tấn công và chống đỡ mà không phụ thuộc vào máy bay.Các hàng không mẫu hạm phương Tây đã và vẫn là một loại vũ khí tấn công đơn thuần khi không thể hoạt động độc lập, chúng được đi kèm với cả một đội tàu hộ tống, tạo ra những nhóm tác chiến uy lực nhưng cũng cồng kềnh.Trong khi đó tàu sân bay Liên Xô có thể hoạt động độc lập cách xa căn cứ. Nhiệm vụ chính của con tàu là đánh chặn hạm đội kẻ thù, phá hủy hoặc vô hiệu hóa vĩnh viễn tàu sân bay của đối phương.Biên đội tàu sân bay của Mỹ và NATO không được phép tiếp cận bờ biển Liên Xô, trong khi tiêm kích chỉ đảm bảo vai trò phòng không.Hiện tại Nga đang hiện đại hóa chiếc Đô đốc Kuznetsov và có khả năng cao là những tên lửa chống hạm - thậm chí còn mạnh hơn tên lửa P-700 Granit sẽ xuất hiện dưới boong tàu một lần nữa.Tuy nhiên ngoài lợi ích mang lại, cách bố trí tên lửa giữa đường cất hạ cánh cũng tồn tại không ít nhược điểm, khi nó chiếm không gian đáng kể của khoang nhiên liệu hay bom đạn, làm giảm khả năng hoạt động tầm xa của tàu.Không chỉ có vậy, việc chất đầy tên lửa lên tàu khiến Đô đốc Kuznetsov hay những tàu sân bay kiểu này rất khó bố trí máy phóng, khiến tiêm kích hạm chỉ cất cánh được từ đường băng kiểu nhảy cầu với trọng lượng nhiên liệu và vũ khí rất hạn chế.
Điểm nổi bật của tuần dương hạng nặng mang máy bay (tàu sân bay) Dự án 1143.5 - Đô đốc Kuznetsov nằm ở chỗ nó được trang bị tên lửa hành trình chống hạm siêu âm tầm xa P-700 Granit.
Mười hai bệ phóng thẳng đứng của vũ khí này nằm dưới boong tàu, ngay giữa đường cất hạ cánh của máy bay. Tuy nhiên vào đầu những năm 2000, người Nga đã quyết định ngừng sử dụng chúng.
Con tàu trên là một lời nhắc nhở về cách Moskva tiếp cận các vấn đề chính trị và chiến tranh trên biển. Ngày nay, Đô đốc Kuznetsov là tàu chở máy bay duy nhất trên thế giới có thể ở Biển Đen theo Công ước Montreux.
Việc đi qua Biển Đen thông qua eo biển Bosphorus và Dardanelles của các tàu sân bay đúng nghĩa đều bị cấm, nhưng chiến hạm Nga lại được gọi là "tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay".
Thực tế trên cho thấy đây là cách Liên Xô/Nga "lách" công ước quốc tế, họ chất tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa lên tàu sân bay để nó vẫn mang tiếng là tuần dương hạm, chức năng hàng không mẫu hạm chỉ là phụ.
Bên cạnh đó cần lưu ý rằng học thuyết quân sự của Moskva cho đến năm 1962 cung cấp rõ yêu cầu cho chiến tranh trên biển, trên bộ và trên không ở ngoại vi Liên Xô, cũng như răn đe hạt nhân.
Cụ thể, học thuyết xác định rằng họ sẽ không chiến đấu ở những vùng biển và không gian xa xôi hơn, nhưng cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã thay đổi mọi thứ.
Chính vì vậy Liên Xô đã có hai lớp tàu sân bay được trang bị tên lửa, và không giống như các sản phẩm đến từ những nước phương Tây, chúng có thể tự mình tấn công và chống đỡ mà không phụ thuộc vào máy bay.
Các hàng không mẫu hạm phương Tây đã và vẫn là một loại vũ khí tấn công đơn thuần khi không thể hoạt động độc lập, chúng được đi kèm với cả một đội tàu hộ tống, tạo ra những nhóm tác chiến uy lực nhưng cũng cồng kềnh.
Trong khi đó tàu sân bay Liên Xô có thể hoạt động độc lập cách xa căn cứ. Nhiệm vụ chính của con tàu là đánh chặn hạm đội kẻ thù, phá hủy hoặc vô hiệu hóa vĩnh viễn tàu sân bay của đối phương.
Biên đội tàu sân bay của Mỹ và NATO không được phép tiếp cận bờ biển Liên Xô, trong khi tiêm kích chỉ đảm bảo vai trò phòng không.
Hiện tại Nga đang hiện đại hóa chiếc Đô đốc Kuznetsov và có khả năng cao là những tên lửa chống hạm - thậm chí còn mạnh hơn tên lửa P-700 Granit sẽ xuất hiện dưới boong tàu một lần nữa.
Tuy nhiên ngoài lợi ích mang lại, cách bố trí tên lửa giữa đường cất hạ cánh cũng tồn tại không ít nhược điểm, khi nó chiếm không gian đáng kể của khoang nhiên liệu hay bom đạn, làm giảm khả năng hoạt động tầm xa của tàu.
Không chỉ có vậy, việc chất đầy tên lửa lên tàu khiến Đô đốc Kuznetsov hay những tàu sân bay kiểu này rất khó bố trí máy phóng, khiến tiêm kích hạm chỉ cất cánh được từ đường băng kiểu nhảy cầu với trọng lượng nhiên liệu và vũ khí rất hạn chế.