Máy bay không người lái đang cách mạng hóa chiến tranh hiện đại. Theo thống kê, UAV vũ trang mang tên lửa chính xác cao MAM-L của công ty Thổ Nhĩ Kỳ Rocketsan đã tiêu diệt hàng trăm xe tăng đối phương trong các cuộc chiến ở Syria, Libya và Nagorno-Karabakh.Đó là truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đang nói riêng về các trường hợp bị tấn công bằng máy bay không người lái Bayraktar TB2.Trong số hàng trăm xe tăng bị phá hủy trong ba cuộc xung đột quân sự, phần lớn là T-72 của Armenia (số lượng 69 chiếc). Với tên lửa MAM-L, các phương tiện tấn công đường không của quân đội Azerbaijan đã tổ chức một "cuộc săn lùng" thực sự.Tổng cộng trong cuộc giao tranh ở Nagorno-Karabakh, theo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có tới 150 xe tăng Armenia bị phá hủy. Ngoài ra 30 xe tăng các loại bị tiêu diệt bởi MAM-L ở Syria và 1 chiếc T-55 ở Libya.Trong danh sách các "nạn nhân" của MAM-L còn có đài radar cảnh báo sớm Nebo-M, tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir-S, hay trạm tác chiến điện tử Repellent...MAM-L được phát triển bởi Rocketsan cho các phương tiện bay không người lái, nó có thể tiêu diệt cả mục tiêu đứng yên và di động với xác suất trúng đích cao. Loại tên lửa này lần đầu xuất hiện trong chiến dịch "Lá chắn Euphrates" ở miền Bắc Syria năm 2016 - 2017.Các chuyên gia phân loại MAM-L là tên lửa cỡ nhỏ có độ chính xác cao. Trước đây, nhà phát triển từng bị chỉ trích mạnh mẽ vì vũ khí trên được cho là không đủ sức mạnh.Các ý kiến cho rằng một quả đạn chỉ nặng 22 kg, đầu đạn nặng 10 kg sẽ không thể phát huy tác dụng trên chiến trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy khi MAM-L rơi trúng nóc xe tăng thì cỗ chiến xa thường không có cơ hội sống sót.Chi phí ước tính của MAM-L chỉ từ 60 nghìn đến 100 nghìn USD và được sản xuất đủ nhanh. MAM-L thực chất là một biến thể của tên lửa chống tăng UMTAS, từ đó loại bỏ động cơ và mở rộng cánh, để lại hệ thống dẫn đường.Trong cuộc chiến đang diễn ra ở Nagorno-Karabakh, các máy bay không người lái Bayraktar TB2 của quân đội Azerbaijan đã vô hiệu hóa số trang thiết bị quân sự trị giá 1 tỷ USD của Armenia, trong đó chủ yếu do Nga sản xuất.Nếu tính thêm cả việc nhiều đối tác đang xem xét lại việc mua vũ khí Nga bao gồm xe tăng, hệ thống phòng không và tổ hợp tác chiến điện tử chống UAV thì thiệt hại mà tên lửa MAM-L gây ra còn lên tới nhiều tỷ USD.Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa MAM-L bao gồm: đường kính 160 mm, chiều dài 1 m, trọng lượng 22 kg. Đầu đạn nặng 10 kg có thể là loại xuyên lõm, phân mảnh, nhiệt áp.Nguyên tắc dẫn đường bằng chùm tia laser cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 8 km, cũng như sử dụng định vị vệ tinh ở khoảng cách lên đến 14 km. MAM-L là vũ khí trang bị chính của các UAV Bayraktar TB2 và Anka-S.Báo chí Nga còn đặc biệt lưu ý rằng Ukraine cũng đã mua tên lửa MAM-L cùng với một lô UAV Bayraktar TB2. Họ đã tích cực thực hành việc sử dụng loại vũ khí này trong cuộc tập trận mới nhất cùng với quân đội các nước NATO mang tên "United Effort - 2020".
Máy bay không người lái đang cách mạng hóa chiến tranh hiện đại. Theo thống kê, UAV vũ trang mang tên lửa chính xác cao MAM-L của công ty Thổ Nhĩ Kỳ Rocketsan đã tiêu diệt hàng trăm xe tăng đối phương trong các cuộc chiến ở Syria, Libya và Nagorno-Karabakh.
Đó là truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đang nói riêng về các trường hợp bị tấn công bằng máy bay không người lái Bayraktar TB2.
Trong số hàng trăm xe tăng bị phá hủy trong ba cuộc xung đột quân sự, phần lớn là T-72 của Armenia (số lượng 69 chiếc). Với tên lửa MAM-L, các phương tiện tấn công đường không của quân đội Azerbaijan đã tổ chức một "cuộc săn lùng" thực sự.
Tổng cộng trong cuộc giao tranh ở Nagorno-Karabakh, theo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có tới 150 xe tăng Armenia bị phá hủy. Ngoài ra 30 xe tăng các loại bị tiêu diệt bởi MAM-L ở Syria và 1 chiếc T-55 ở Libya.
Trong danh sách các "nạn nhân" của MAM-L còn có đài radar cảnh báo sớm Nebo-M, tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir-S, hay trạm tác chiến điện tử Repellent...
MAM-L được phát triển bởi Rocketsan cho các phương tiện bay không người lái, nó có thể tiêu diệt cả mục tiêu đứng yên và di động với xác suất trúng đích cao. Loại tên lửa này lần đầu xuất hiện trong chiến dịch "Lá chắn Euphrates" ở miền Bắc Syria năm 2016 - 2017.
Các chuyên gia phân loại MAM-L là tên lửa cỡ nhỏ có độ chính xác cao. Trước đây, nhà phát triển từng bị chỉ trích mạnh mẽ vì vũ khí trên được cho là không đủ sức mạnh.
Các ý kiến cho rằng một quả đạn chỉ nặng 22 kg, đầu đạn nặng 10 kg sẽ không thể phát huy tác dụng trên chiến trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy khi MAM-L rơi trúng nóc xe tăng thì cỗ chiến xa thường không có cơ hội sống sót.
Chi phí ước tính của MAM-L chỉ từ 60 nghìn đến 100 nghìn USD và được sản xuất đủ nhanh. MAM-L thực chất là một biến thể của tên lửa chống tăng UMTAS, từ đó loại bỏ động cơ và mở rộng cánh, để lại hệ thống dẫn đường.
Trong cuộc chiến đang diễn ra ở Nagorno-Karabakh, các máy bay không người lái Bayraktar TB2 của quân đội Azerbaijan đã vô hiệu hóa số trang thiết bị quân sự trị giá 1 tỷ USD của Armenia, trong đó chủ yếu do Nga sản xuất.
Nếu tính thêm cả việc nhiều đối tác đang xem xét lại việc mua vũ khí Nga bao gồm xe tăng, hệ thống phòng không và tổ hợp tác chiến điện tử chống UAV thì thiệt hại mà tên lửa MAM-L gây ra còn lên tới nhiều tỷ USD.
Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa MAM-L bao gồm: đường kính 160 mm, chiều dài 1 m, trọng lượng 22 kg. Đầu đạn nặng 10 kg có thể là loại xuyên lõm, phân mảnh, nhiệt áp.
Nguyên tắc dẫn đường bằng chùm tia laser cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 8 km, cũng như sử dụng định vị vệ tinh ở khoảng cách lên đến 14 km. MAM-L là vũ khí trang bị chính của các UAV Bayraktar TB2 và Anka-S.
Báo chí Nga còn đặc biệt lưu ý rằng Ukraine cũng đã mua tên lửa MAM-L cùng với một lô UAV Bayraktar TB2. Họ đã tích cực thực hành việc sử dụng loại vũ khí này trong cuộc tập trận mới nhất cùng với quân đội các nước NATO mang tên "United Effort - 2020".