Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin mặc dù vẫn được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá cao hơn hẳn 9M133 Kornet, nhưng tờ NI lại gây ngạc nhiên khi đi ngược xu thế.Theo tờ báo Mỹ, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã trở thành cuộc đối đầu về công nghệ quân sự giữa Nga với phương Tây, trong đó nhiều chiến thuật và hệ thống vũ khí thế hệ cũ đã tỏ ra không còn hiệu quả trong thế kỷ 21.Mặc dù vậy, có những thứ vũ khí mới, ít được sử dụng trong nhiều cuộc chiến quá khứ, điển hình như máy bay không người lái (UAV) và hệ thống tên lửa chống tăng lại trở nên nổi bật.UAV và ATGM đã phá hủy vô số thiết giáp trên chiến trường, nếu như cuộc đua UAV không thực sự thu hút nhiều chú ý thì đối với ATGM, đang diễn ra cuộc đọ sức rất quyết liệt giữa Javelin và Kornet.Ukraine chỉ có một số ít tổ hợp ATGM Stugna-P nội địa cho nên binh sĩ nước này hầu như phụ thuộc hoàn toàn và phải chiến đấu bằng những gì các đồng minh phương Tây cung cấp.Các đối tác NATO đã cung cấp cho Ukraine FGM-148 Javelin, đây là ATGM tiên tiến hàng đầu của NATO. Tổ hợp với trọng lượng 34 kg này hoạt động trên nguyên tắc "bắn và quên" khi sử dụng tên lửa có đầu đạn song song lắp đầu dẫn đường hồng ngoại.Tên lửa Javelin thực hiện cú đánh từ trên cao, vào đúng vị trí ít được bảo vệ nhất của xe tăng, tuy nhiên hai công ty tạo ra FGM-148 đó là Lockheed Martin và Raytheon lại không thể đoán trước được việc xe tăng trong thế kỷ 21 sẽ lắp thêm chiếc lồng thép trên nóc tháp pháo.Cấu kiện đơn giản này hóa ra không chỉ có khả năng bảo vệ chiến xa khỏi những máy bay không người lái dạng FPV đơn giản, mà còn cả cú đánh "top attack" nổi tiếng của tên lửa Javelin ứng dụng nhiều công nghệ cao.Tên lửa 9M133 Kornet ra đời trước Javelin 10 năm khi được phát triển từ thời Liên Xô, hệ thống sử dụng cơ chế dẫn đường bán tự động bằng laser và trang bị nhiều loại đầu đạn cho các nhiệm vụ khác nhau, trong đó gồm cả đạn xuyên lõm song song để tiêu diệt xe tăng.Sự phổ biến của ATGM của Nga trên khắp thế giới và việc sử dụng chúng trong nhiều cuộc xung đột vũ trang khác nhau đã cung cấp cho các kỹ sư của Cục thiết kế công cụ Tula những thông tin quý giá để họ liên tục cải tiến "đứa con tinh thần" của mình.Nhà sản xuất cho biết, Kornet là ATGM duy nhất hiện có khả năng đánh lừa hệ thống phòng vệ chủ động (APS) của xe tăng, mặc dù điều này chưa thể chứng minh ngoài thực địa nhưng cũng đáng để quan tâm.Nhưng rõ ràng tên lửa chống tăng do Nga sản xuất chính là "tác giả" phá hủy rất nhiều xe tăng Abrams của Mỹ, Leopard 2 của Đức, hay Challenger 2 của Anh trên chiến trường Ukraine.Những chiến xa hạng nặng của phương Tây hóa ra hoàn toàn không được chuẩn bị để đối đầu với tổ hợp vũ khí chống tăng do Tula thiết kế, khi đạn Kornet dễ dàng xuyên thủng lớp giáp tinh vi của xe tăng M1A1 Abrams.Đáng ngạc nhiên thay, những chiếc T-64 cũ kỹ từ thời Liên Xô trong lực lượng vũ trang Ukraine lại có khả năng chống chịu tốt hơn luồng xuyên từ tên lửa Kornet so với những chiến xa hiện đại của phương Tây.Tuy vậy cũng cần công nhận một điều đó là Javelin có lợi thế lớn khi không yêu cầu xạ thủ phải liên tục duy trì đường ngắm cho tới khi đạn trúng mục tiêu như Kornet, thời gian triển khai và rút lui cũng nhanh hơn hẳn - đây là yếu tố tối quan trọng trên chiến trường hiện nay.
Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin mặc dù vẫn được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá cao hơn hẳn 9M133 Kornet, nhưng tờ NI lại gây ngạc nhiên khi đi ngược xu thế.
Theo tờ báo Mỹ, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã trở thành cuộc đối đầu về công nghệ quân sự giữa Nga với phương Tây, trong đó nhiều chiến thuật và hệ thống vũ khí thế hệ cũ đã tỏ ra không còn hiệu quả trong thế kỷ 21.
Mặc dù vậy, có những thứ vũ khí mới, ít được sử dụng trong nhiều cuộc chiến quá khứ, điển hình như máy bay không người lái (UAV) và hệ thống tên lửa chống tăng lại trở nên nổi bật.
UAV và ATGM đã phá hủy vô số thiết giáp trên chiến trường, nếu như cuộc đua UAV không thực sự thu hút nhiều chú ý thì đối với ATGM, đang diễn ra cuộc đọ sức rất quyết liệt giữa Javelin và Kornet.
Ukraine chỉ có một số ít tổ hợp ATGM Stugna-P nội địa cho nên binh sĩ nước này hầu như phụ thuộc hoàn toàn và phải chiến đấu bằng những gì các đồng minh phương Tây cung cấp.
Các đối tác NATO đã cung cấp cho Ukraine FGM-148 Javelin, đây là ATGM tiên tiến hàng đầu của NATO. Tổ hợp với trọng lượng 34 kg này hoạt động trên nguyên tắc "bắn và quên" khi sử dụng tên lửa có đầu đạn song song lắp đầu dẫn đường hồng ngoại.
Tên lửa Javelin thực hiện cú đánh từ trên cao, vào đúng vị trí ít được bảo vệ nhất của xe tăng, tuy nhiên hai công ty tạo ra FGM-148 đó là Lockheed Martin và Raytheon lại không thể đoán trước được việc xe tăng trong thế kỷ 21 sẽ lắp thêm chiếc lồng thép trên nóc tháp pháo.
Cấu kiện đơn giản này hóa ra không chỉ có khả năng bảo vệ chiến xa khỏi những máy bay không người lái dạng FPV đơn giản, mà còn cả cú đánh "top attack" nổi tiếng của tên lửa Javelin ứng dụng nhiều công nghệ cao.
Tên lửa 9M133 Kornet ra đời trước Javelin 10 năm khi được phát triển từ thời Liên Xô, hệ thống sử dụng cơ chế dẫn đường bán tự động bằng laser và trang bị nhiều loại đầu đạn cho các nhiệm vụ khác nhau, trong đó gồm cả đạn xuyên lõm song song để tiêu diệt xe tăng.
Sự phổ biến của ATGM của Nga trên khắp thế giới và việc sử dụng chúng trong nhiều cuộc xung đột vũ trang khác nhau đã cung cấp cho các kỹ sư của Cục thiết kế công cụ Tula những thông tin quý giá để họ liên tục cải tiến "đứa con tinh thần" của mình.
Nhà sản xuất cho biết, Kornet là ATGM duy nhất hiện có khả năng đánh lừa hệ thống phòng vệ chủ động (APS) của xe tăng, mặc dù điều này chưa thể chứng minh ngoài thực địa nhưng cũng đáng để quan tâm.
Nhưng rõ ràng tên lửa chống tăng do Nga sản xuất chính là "tác giả" phá hủy rất nhiều xe tăng Abrams của Mỹ, Leopard 2 của Đức, hay Challenger 2 của Anh trên chiến trường Ukraine.
Những chiến xa hạng nặng của phương Tây hóa ra hoàn toàn không được chuẩn bị để đối đầu với tổ hợp vũ khí chống tăng do Tula thiết kế, khi đạn Kornet dễ dàng xuyên thủng lớp giáp tinh vi của xe tăng M1A1 Abrams.
Đáng ngạc nhiên thay, những chiếc T-64 cũ kỹ từ thời Liên Xô trong lực lượng vũ trang Ukraine lại có khả năng chống chịu tốt hơn luồng xuyên từ tên lửa Kornet so với những chiến xa hiện đại của phương Tây.
Tuy vậy cũng cần công nhận một điều đó là Javelin có lợi thế lớn khi không yêu cầu xạ thủ phải liên tục duy trì đường ngắm cho tới khi đạn trúng mục tiêu như Kornet, thời gian triển khai và rút lui cũng nhanh hơn hẳn - đây là yếu tố tối quan trọng trên chiến trường hiện nay.