Theo tuyên bố từ tập đoàn nhà nước Rostec của Nga, tên lửa chống tăng phóng từ trên không Izdeliye 305, còn được gọi là LMUR (viết tắt của từ Light Multipurpose Guided Rocket), đã chứng minh được khả năng chống nhiễu, cũng như can thiệp của đối phương và có tỷ lệ trúng đích đáng kinh ngạc. Tên lửa Izdeliye 305, được thiết kế để sử dụng trên các dòng trực thăng tấn công của Nga như Mi-28NM và Ka-52M, để tấn công các mục tiêu mặt đất. Izdeliye 305 được cho là loại tên lửa “bất bại” ở chiến trường Ukraine và luôn bắn trúng mục tiêu đã định.Trên kênh Telegram chính thức của mình, Rostec viết: “Tên lửa Izdeliye 305 đã trở thành một trong những vũ khí hiệu quả và đa năng nhất của Không quân Lục quân Nga ở chiến trường Ukraine. Nó có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nguy hại như xe bọc thép, hỏa điểm kiên cố và tàu thuyền trên sông…”. (Ảnh xe tăng Leopard 2 của Ukraine bị tên lửa Izdeliye 305 phóng từ trực thăng Ka-52M của Nga, tiêu diệt trước cửa mở Rabotino, trong cuộc phản công mùa hè năm 2023 tại Zaporozhye).“Một trong những tính năng nổi bật của Izdeliye 305 là khả năng bảo vệ cao chống lại tác chiến điện tử và gây nhiễu. Cho đến nay, trong điều kiện chiến đấu, chưa có một trường hợp nào kênh điều khiển của tên lửa bị đối phương làm gián đoạn. Tên lửa luôn bắn trúng vào mục tiêu theo đúng ý định”; Rostec viết. Dòng tin của Rostec nhấn mạnh thêm rằng, Izdeliye 305 có thể được sử dụng ở nhiều chế độ hoạt động. Ở chế độ "bắn và quên", hệ thống dẫn đường của tên lửa tự động khóa mục tiêu, trong khi phi công chỉ cần động tác hướng tên lửa về phía mục tiêu và nhấn nút phóng; tên lửa sẽ được tự động lái đến mục tiêu.Ở chế độ dẫn đường thứ hai, tên lửa Izdeliye 305 được dẫn đường có thể từ một phương tiện dưới mặt đất hoặc từ một trực thăng khác. Đầu tiên, nó bay tới mục tiêu bằng tọa độ được nạp sẵn vào tên lửa; lúc đầu hệ thống dẫn đường tên lửa sử dụng phương pháp quán tính.Khi tiếp cận mục tiêu, hệ thống dẫn đường của Izdeliye 305 được kích hoạt, truyền hình ảnh mục tiêu trở lại màn hình của người điều khiển tên lửa, giúp trắc thủ điều khiển xác định và khóa mục tiêu cụ thể, trước khi phát động tên lửa tấn công.Chế độ hoạt động thứ ba là chế độ phóng tên lửa cơ bản giống trường hợp thứ hai, nhưng do chính phi công trên trực thăng phóng tên lửa điều khiển, Ở giai đoạn đầu, tên lửa cũng bay theo chế độ dẫn đường của hệ thống quán tính, với tọa độ mục tiêu gần đúng, được lập trình sẵn trong tên lửa. Vài km trước khi đến đích dự kiến, hệ thống dẫn đường của tên lửa sẽ truyền hình ảnh trực tiếp về địa hình trở lại cho phi công trực thăng; phi công sau đó có thể tinh chỉnh, nhận dạng mục tiêu. Khi mục tiêu đã được xác định, Izdeliye 305 sẽ khóa mục tiêu và hoàn tất cuộc tấn công.Như vậy có thể thấy, tên lửa Izdeliye 305 là loại vũ khí có độ chính xác cao do Nga sản xuất, được thiết kế để có thể phóng trên nhiều loại phương tiện chiến đấu khác nhau, chẳng hạn như trực thăng hay UAV. Tên lửa dài khoảng 1,94 mét, đường kính khoảng 200 mm và nặng khoảng 105 kg.Thiết kế của tên lửa Izdeliye 305 được tối ưu hóa khí động học, nhằm làm giảm lực cản tới mức thấp nhất, trong khi các cánh có thể gập lại khi chưa phóng. Tên lửa sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, giúp nó đạt được tốc độ cao và thực hiện các cuộc tấn công xa và chính xác, với thời gian phản ứng nhanh.Hệ thống dẫn đường tiên tiến của tên lửa Izdeliye 305, bao gồm sự kết hợp giữa dẫn đường quán tính và hệ thống dẫn đường radar chủ động. Ngoài ra, nó còn có cảm biến hồng ngoại, giúp nâng cao hiệu quả chiến đấu trong các điều kiện thời tiết khác nhau và có khả năng tiêu diệt mục tiêu đứng yên hoặc chuyển động.Sự kết hợp của các hệ thống dẫn đường, giúp tên lửa Izdeliye 305 có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 14,5 km. Để chống nhiễu và các nhiễu điện tử khác, Izdeliye 305 sử dụng các kênh liên lạc mạnh và hệ thống điện tử hiện đại, giúp giảm đáng kể lỗi kỹ thuật khi ngắm mục tiêu.Tên lửa Izdeliye 305 có thể được trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ. Phổ biến nhất là đầu đạn lõm, được sử dụng để phá hủy xe bọc thép, boongke và tòa nhà. Các loại đầu đạn khác đã được phát triển cho các nhiệm vụ chuyên biệt, chẳng hạn như tấn công cơ sở hạ tầng hoặc phá hủy mục tiêu kiên cố.Tính linh hoạt của đầu đạn, giúp phi công xử lý có hiệu quả trong nhiều tình huống chiến đấu, cho dù đó là một cuộc tấn công trực tiếp hay một cuộc tấn công chính xác tầm xa, nơi độ chính xác là điều cần thiết.Với tầm bắn tương đối xa và với cơ chế dẫn đường đa dạng của tên lửa Izdeliye 305, giúp phi công có thể tấn công chính xác mục tiêu ở ngoài tầm bắn của nhiều loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD), vốn là ác mộng với những chiếc trực thăng chiến đấu, giúp bảo đảm an toàn cho phi công và máy bay. (Nguồn ảnh: Rostec, TASS, Wikipedia).
Theo tuyên bố từ tập đoàn nhà nước Rostec của Nga, tên lửa chống tăng phóng từ trên không Izdeliye 305, còn được gọi là LMUR (viết tắt của từ Light Multipurpose Guided Rocket), đã chứng minh được khả năng chống nhiễu, cũng như can thiệp của đối phương và có tỷ lệ trúng đích đáng kinh ngạc.
Tên lửa Izdeliye 305, được thiết kế để sử dụng trên các dòng trực thăng tấn công của Nga như Mi-28NM và Ka-52M, để tấn công các mục tiêu mặt đất. Izdeliye 305 được cho là loại tên lửa “bất bại” ở chiến trường Ukraine và luôn bắn trúng mục tiêu đã định.
Trên kênh Telegram chính thức của mình, Rostec viết: “Tên lửa Izdeliye 305 đã trở thành một trong những vũ khí hiệu quả và đa năng nhất của Không quân Lục quân Nga ở chiến trường Ukraine. Nó có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nguy hại như xe bọc thép, hỏa điểm kiên cố và tàu thuyền trên sông…”. (Ảnh xe tăng Leopard 2 của Ukraine bị tên lửa Izdeliye 305 phóng từ trực thăng Ka-52M của Nga, tiêu diệt trước cửa mở Rabotino, trong cuộc phản công mùa hè năm 2023 tại Zaporozhye).
“Một trong những tính năng nổi bật của Izdeliye 305 là khả năng bảo vệ cao chống lại tác chiến điện tử và gây nhiễu. Cho đến nay, trong điều kiện chiến đấu, chưa có một trường hợp nào kênh điều khiển của tên lửa bị đối phương làm gián đoạn. Tên lửa luôn bắn trúng vào mục tiêu theo đúng ý định”; Rostec viết.
Dòng tin của Rostec nhấn mạnh thêm rằng, Izdeliye 305 có thể được sử dụng ở nhiều chế độ hoạt động. Ở chế độ "bắn và quên", hệ thống dẫn đường của tên lửa tự động khóa mục tiêu, trong khi phi công chỉ cần động tác hướng tên lửa về phía mục tiêu và nhấn nút phóng; tên lửa sẽ được tự động lái đến mục tiêu.
Ở chế độ dẫn đường thứ hai, tên lửa Izdeliye 305 được dẫn đường có thể từ một phương tiện dưới mặt đất hoặc từ một trực thăng khác. Đầu tiên, nó bay tới mục tiêu bằng tọa độ được nạp sẵn vào tên lửa; lúc đầu hệ thống dẫn đường tên lửa sử dụng phương pháp quán tính.
Khi tiếp cận mục tiêu, hệ thống dẫn đường của Izdeliye 305 được kích hoạt, truyền hình ảnh mục tiêu trở lại màn hình của người điều khiển tên lửa, giúp trắc thủ điều khiển xác định và khóa mục tiêu cụ thể, trước khi phát động tên lửa tấn công.
Chế độ hoạt động thứ ba là chế độ phóng tên lửa cơ bản giống trường hợp thứ hai, nhưng do chính phi công trên trực thăng phóng tên lửa điều khiển, Ở giai đoạn đầu, tên lửa cũng bay theo chế độ dẫn đường của hệ thống quán tính, với tọa độ mục tiêu gần đúng, được lập trình sẵn trong tên lửa.
Vài km trước khi đến đích dự kiến, hệ thống dẫn đường của tên lửa sẽ truyền hình ảnh trực tiếp về địa hình trở lại cho phi công trực thăng; phi công sau đó có thể tinh chỉnh, nhận dạng mục tiêu. Khi mục tiêu đã được xác định, Izdeliye 305 sẽ khóa mục tiêu và hoàn tất cuộc tấn công.
Như vậy có thể thấy, tên lửa Izdeliye 305 là loại vũ khí có độ chính xác cao do Nga sản xuất, được thiết kế để có thể phóng trên nhiều loại phương tiện chiến đấu khác nhau, chẳng hạn như trực thăng hay UAV. Tên lửa dài khoảng 1,94 mét, đường kính khoảng 200 mm và nặng khoảng 105 kg.
Thiết kế của tên lửa Izdeliye 305 được tối ưu hóa khí động học, nhằm làm giảm lực cản tới mức thấp nhất, trong khi các cánh có thể gập lại khi chưa phóng. Tên lửa sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, giúp nó đạt được tốc độ cao và thực hiện các cuộc tấn công xa và chính xác, với thời gian phản ứng nhanh.
Hệ thống dẫn đường tiên tiến của tên lửa Izdeliye 305, bao gồm sự kết hợp giữa dẫn đường quán tính và hệ thống dẫn đường radar chủ động. Ngoài ra, nó còn có cảm biến hồng ngoại, giúp nâng cao hiệu quả chiến đấu trong các điều kiện thời tiết khác nhau và có khả năng tiêu diệt mục tiêu đứng yên hoặc chuyển động.
Sự kết hợp của các hệ thống dẫn đường, giúp tên lửa Izdeliye 305 có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 14,5 km. Để chống nhiễu và các nhiễu điện tử khác, Izdeliye 305 sử dụng các kênh liên lạc mạnh và hệ thống điện tử hiện đại, giúp giảm đáng kể lỗi kỹ thuật khi ngắm mục tiêu.
Tên lửa Izdeliye 305 có thể được trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ. Phổ biến nhất là đầu đạn lõm, được sử dụng để phá hủy xe bọc thép, boongke và tòa nhà. Các loại đầu đạn khác đã được phát triển cho các nhiệm vụ chuyên biệt, chẳng hạn như tấn công cơ sở hạ tầng hoặc phá hủy mục tiêu kiên cố.
Tính linh hoạt của đầu đạn, giúp phi công xử lý có hiệu quả trong nhiều tình huống chiến đấu, cho dù đó là một cuộc tấn công trực tiếp hay một cuộc tấn công chính xác tầm xa, nơi độ chính xác là điều cần thiết.
Với tầm bắn tương đối xa và với cơ chế dẫn đường đa dạng của tên lửa Izdeliye 305, giúp phi công có thể tấn công chính xác mục tiêu ở ngoài tầm bắn của nhiều loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD), vốn là ác mộng với những chiếc trực thăng chiến đấu, giúp bảo đảm an toàn cho phi công và máy bay. (Nguồn ảnh: Rostec, TASS, Wikipedia).