Được hạ thủy từ ngày 4/12/1988, tàu sân bay Liêu Ninh khi đó được mang tên Riga, sau đó được đổi tên thành Varyag vào cuối năm 1990. Nguồn ảnh: Sina.Khi đó, việc đóng tàu sân bay Varyag đã phải ngừng lại vào năm 1992 do thiếu kinh phí từ việc ngân sách quốc phòng của Nga bị thắt chặt sau khi Liên Xô xụp đổ. Nguồn ảnh: Sina.Lúc này, cấu trúc thô của con tàu gần như đã hoàn thiện nhưng hệ thống điện vẫn chưa được lắp đặt. Do con tàu được đóng ở Ukraine, việc Liên Xô xụp đổ khiến Varyag thuộc quyền kiểm soát của Ukraine và Moscow thậm chí còn chuyển quyền sở hữu một cách danh chính ngôn thuận cho Kiev. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, Ukraine cũng không mấy mặn mà với con tàu này và cũng chỉ xếp xó nó, việc hoàn thiện hoàn toàn không được Kiev tính tới. Nguồn ảnh: Sina.Bên trên boong tàu sân bay Varyag khi còn ở Ukraine với cấu trúc sàn đáp cho máy bay chưa được hoàn thiện. Nguồn ảnh: Sina.Tới đầu năm 1998, tàu được mang ra đấu giá trong khi nó không hề có động cơ (chưa được lắp đặt) nhưng lại có hệ thống bánh lái và trục dẫn động được coi là đang trong tình trạng tốt. Nguồn ảnh: Sina.Ban đầu, một công ty ở Hồng Kông đã thắng đấu giá con tàu này và mua nó với giá 20 triệu USD với dự kiến kéo tàu sân bay Varyag về Macau và thả neo nó tại đây để biến nó thành một sòng bạc. Nguồn ảnh: Sina.Nhiều nguồn tin cho rằng, thực chất công ty của Hồng Kông này chỉ là một công ty ma do quân đội Trung Quốc dựng lên để sở hữu được tàu Varyag. Bằng chứng là 4 trong số 6 thành viên sáng lập ra công ty này sống tại Yên Đài, Trung Quốc, nơi có một xưởng đóng tàu rất lớn của Hải quân. Nguồn ảnh: Sina.Tới năm 2000, tàu được kéo về Trung Quốc và quá trình nghiên cứu, hoàn thiện con tàu kéo dài thới hơn 10 năm sau đó. Nguồn ảnh: Sina.Tàu Varyag trong quá trình được kéo về Trung Quốc, trên đường đi nó đã đi trúng vào một cơn bão và bị tuột khỏi tàu kéo, một thủy thủ người Bồ Đào Nha đã thiệt mạng trong nỗ lực nối lại dây kéo vào tàu Varyag. Nguồn ảnh: Sina.Quá trình cải tạo con tàu đã kéo dài từ năm 2000 tới tận năm 2012 mới hoàn tất, biến tàu sân bay Liêu Ninh thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Thêm vào đó là rất nhiều công nghệ, kỹ thuật đóng tàu sân bay mà Trung Quốc chỉ tốn 20 triệu USD để có được, rõ ràng là cái giá quá rẻ. Nguồn ảnh: Sina.Tàu sân bay Varyag sau này với cái tên Liêu Ninh trong Hải quân Trung Quốc, nó thực sự khác biệt so với hình ảnh của mình trong những năm 1990. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem video: Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên (Nguồn VTC14)
Được hạ thủy từ ngày 4/12/1988, tàu sân bay Liêu Ninh khi đó được mang tên Riga, sau đó được đổi tên thành Varyag vào cuối năm 1990. Nguồn ảnh: Sina.
Khi đó, việc đóng tàu sân bay Varyag đã phải ngừng lại vào năm 1992 do thiếu kinh phí từ việc ngân sách quốc phòng của Nga bị thắt chặt sau khi Liên Xô xụp đổ. Nguồn ảnh: Sina.
Lúc này, cấu trúc thô của con tàu gần như đã hoàn thiện nhưng hệ thống điện vẫn chưa được lắp đặt. Do con tàu được đóng ở Ukraine, việc Liên Xô xụp đổ khiến Varyag thuộc quyền kiểm soát của Ukraine và Moscow thậm chí còn chuyển quyền sở hữu một cách danh chính ngôn thuận cho Kiev. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, Ukraine cũng không mấy mặn mà với con tàu này và cũng chỉ xếp xó nó, việc hoàn thiện hoàn toàn không được Kiev tính tới. Nguồn ảnh: Sina.
Bên trên boong tàu sân bay Varyag khi còn ở Ukraine với cấu trúc sàn đáp cho máy bay chưa được hoàn thiện. Nguồn ảnh: Sina.
Tới đầu năm 1998, tàu được mang ra đấu giá trong khi nó không hề có động cơ (chưa được lắp đặt) nhưng lại có hệ thống bánh lái và trục dẫn động được coi là đang trong tình trạng tốt. Nguồn ảnh: Sina.
Ban đầu, một công ty ở Hồng Kông đã thắng đấu giá con tàu này và mua nó với giá 20 triệu USD với dự kiến kéo tàu sân bay Varyag về Macau và thả neo nó tại đây để biến nó thành một sòng bạc. Nguồn ảnh: Sina.
Nhiều nguồn tin cho rằng, thực chất công ty của Hồng Kông này chỉ là một công ty ma do quân đội Trung Quốc dựng lên để sở hữu được tàu Varyag. Bằng chứng là 4 trong số 6 thành viên sáng lập ra công ty này sống tại Yên Đài, Trung Quốc, nơi có một xưởng đóng tàu rất lớn của Hải quân. Nguồn ảnh: Sina.
Tới năm 2000, tàu được kéo về Trung Quốc và quá trình nghiên cứu, hoàn thiện con tàu kéo dài thới hơn 10 năm sau đó. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu Varyag trong quá trình được kéo về Trung Quốc, trên đường đi nó đã đi trúng vào một cơn bão và bị tuột khỏi tàu kéo, một thủy thủ người Bồ Đào Nha đã thiệt mạng trong nỗ lực nối lại dây kéo vào tàu Varyag. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình cải tạo con tàu đã kéo dài từ năm 2000 tới tận năm 2012 mới hoàn tất, biến tàu sân bay Liêu Ninh thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Thêm vào đó là rất nhiều công nghệ, kỹ thuật đóng tàu sân bay mà Trung Quốc chỉ tốn 20 triệu USD để có được, rõ ràng là cái giá quá rẻ. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay Varyag sau này với cái tên Liêu Ninh trong Hải quân Trung Quốc, nó thực sự khác biệt so với hình ảnh của mình trong những năm 1990. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên (Nguồn VTC14)