Nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Anh sau nhiều thập kỷ sẽ quay trở lại tiến hành các hoạt động ở Ấn Độ Dương và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do tàu chiến HMS Queen Elizabeth dẫn đầu cùng với các tàu ngầm tấn công, tàu khu trục phòng không và một loạt các tàu hỗ trợ khác.Hành động này được xem là cam kết của Thủ tướng Anh Boris Johnson, ông từng tuyên bố rằng Đông Á sẽ là nơi được ưu tiên cho các hoạt động đầu tiên của nhóm tàu sân bay Anh. Tàu sân bay Queen Elizabeth của Anh dự định sẽ triển khai 48 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, loại máy bay chiến đấu đắt nhất được sản xuất hiện nay.Nhưng tốc độ giao hàng chậm và việc Anh cắt giảm các đơn đặt hàng đối với các máy bay tiêm kích F-35 do khó khăn kinh tế, sẽ khiến phi đội Không quân của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ không đủ số lượng máy bay để lấp đầy boong của của tàu sân bay.Do đó, HMS Queen Elizabeth sẽ mang theo một phi đội F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ bay cùng với các máy bay chiến đấu do Anh điều hành. F-35B, mặc dù có khả năng chiến đấu kém hơn và có tầm hoạt động ngắn hơn các biến thể F-35 khác, nhưng loại máy bay này có khả năng hoạt động tốt trên tàu sân bay.Hiện có 180 lính thủy đánh bộ Mỹ đang được triển khai trên tàu HMS Queen Elizabeth. Những chiếc F-35B của Mỹ được triển khai trên HMS Queen Elizabeth đến từ Phi đội máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ 211 (VMFA-211).Tuy nhiên dù có cả lực lượng hỗ trợ từ Mỹ thì con tàu hiện cũng chỉ có 18 máy bay chiến đấu F-35, cụ thể là 10 chiếc F-35 của Thủy quân lục chiến và 8 chiếc của Anh. Số lượng máy bay này chỉ bằng 37% so với lượng máy bay được thiết kế mà tàu sân bay có thể mang.Sĩ quan chỉ huy VMFA-211, Trung tá Andrew D'Ambrogi đã đưa ra tuyên bố rất táo bạo: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy một con tàu sân bay nào chỉ với 18 chiếc F-35 sẽ đi ngang nửa vòng trái đất nhưng chúng tôi vẫn sẽ làm”.Chuyến đi này của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và phi đội F-35 của Mỹ được xem như là một buổi huấn luyện để đánh giá khả năng hoạt động của máy bay thế hệ thứ 5 với các hoạt động trên biển và cũng là tín hiệu để gửi đến Trung Quốc.Một lý do chính khiến F-35B có số lượng lớn nhất so với các loại F-35 khác, là do tiêm kích hạm F-35C mà Hải quân Mỹ sử dụng vẫn được triển khai với số lượng hạn chế.F-35C rẻ hơn và khả năng chiến đấu cao hơn đáng kể, nhưng lại thiếu khả năng triển khai từ các thiết kế tàu sân bay cấp thấp hơn và nhỏ hơn. F-35C đi vào hoạt động muộn hơn F-35B khoảng 4 năm, nhưng nó sẽ được triển khai trên các siêu tàu sân bay Nimitz và Gerald Ford Class.Mặc dù HMS Queen Elizabeth là một con tàu lớn với trọng lượng khoảng 65.000 tấn, nhưng việc thiếu hệ thống đẩy hạt nhân hoặc khả năng chứa các máy bay tiếp dầu như C-2 Greyhound đã hạn chế nghiêm trọng khả năng hoạt động của F-35B đối với các hoạt động ở khoảng cách xa hơn.Bản thân F-35 vẫn được coi là còn rất lâu nữa mới sẵn sàng chiến đấu cường độ cao, chiếc máy bay này đã phải chứng kiến sự chỉ trích ngày càng nhiều và ngày càng gay gắt trong năm qua từ cả các quan chức và chuyên gia quốc phòng do những khiếm khuyết của nó.Hạn chế lớn nhất của F-35B là khả năng cơ động kém hơn so với các biến thể F-35 khác và chỉ có thể mang 4 tên lửa bên trong khoang, khiến máy bay hạn chế khả năng cạnh tranh ngang hàng với các máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh tàu sân bay HMS Queen Elizabeth hoạt động cùng máy bay tiêm kích F-35. Nguồn: USAMilitary.
Nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Anh sau nhiều thập kỷ sẽ quay trở lại tiến hành các hoạt động ở Ấn Độ Dương và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do tàu chiến HMS Queen Elizabeth dẫn đầu cùng với các tàu ngầm tấn công, tàu khu trục phòng không và một loạt các tàu hỗ trợ khác.
Hành động này được xem là cam kết của Thủ tướng Anh Boris Johnson, ông từng tuyên bố rằng Đông Á sẽ là nơi được ưu tiên cho các hoạt động đầu tiên của nhóm tàu sân bay Anh. Tàu sân bay Queen Elizabeth của Anh dự định sẽ triển khai 48 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, loại máy bay chiến đấu đắt nhất được sản xuất hiện nay.
Nhưng tốc độ giao hàng chậm và việc Anh cắt giảm các đơn đặt hàng đối với các máy bay tiêm kích F-35 do khó khăn kinh tế, sẽ khiến phi đội Không quân của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ không đủ số lượng máy bay để lấp đầy boong của của tàu sân bay.
Do đó, HMS Queen Elizabeth sẽ mang theo một phi đội F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ bay cùng với các máy bay chiến đấu do Anh điều hành. F-35B, mặc dù có khả năng chiến đấu kém hơn và có tầm hoạt động ngắn hơn các biến thể F-35 khác, nhưng loại máy bay này có khả năng hoạt động tốt trên tàu sân bay.
Hiện có 180 lính thủy đánh bộ Mỹ đang được triển khai trên tàu HMS Queen Elizabeth. Những chiếc F-35B của Mỹ được triển khai trên HMS Queen Elizabeth đến từ Phi đội máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ 211 (VMFA-211).
Tuy nhiên dù có cả lực lượng hỗ trợ từ Mỹ thì con tàu hiện cũng chỉ có 18 máy bay chiến đấu F-35, cụ thể là 10 chiếc F-35 của Thủy quân lục chiến và 8 chiếc của Anh. Số lượng máy bay này chỉ bằng 37% so với lượng máy bay được thiết kế mà tàu sân bay có thể mang.
Sĩ quan chỉ huy VMFA-211, Trung tá Andrew D'Ambrogi đã đưa ra tuyên bố rất táo bạo: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy một con tàu sân bay nào chỉ với 18 chiếc F-35 sẽ đi ngang nửa vòng trái đất nhưng chúng tôi vẫn sẽ làm”.
Chuyến đi này của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và phi đội F-35 của Mỹ được xem như là một buổi huấn luyện để đánh giá khả năng hoạt động của máy bay thế hệ thứ 5 với các hoạt động trên biển và cũng là tín hiệu để gửi đến Trung Quốc.
Một lý do chính khiến F-35B có số lượng lớn nhất so với các loại F-35 khác, là do tiêm kích hạm F-35C mà Hải quân Mỹ sử dụng vẫn được triển khai với số lượng hạn chế.
F-35C rẻ hơn và khả năng chiến đấu cao hơn đáng kể, nhưng lại thiếu khả năng triển khai từ các thiết kế tàu sân bay cấp thấp hơn và nhỏ hơn. F-35C đi vào hoạt động muộn hơn F-35B khoảng 4 năm, nhưng nó sẽ được triển khai trên các siêu tàu sân bay Nimitz và Gerald Ford Class.
Mặc dù HMS Queen Elizabeth là một con tàu lớn với trọng lượng khoảng 65.000 tấn, nhưng việc thiếu hệ thống đẩy hạt nhân hoặc khả năng chứa các máy bay tiếp dầu như C-2 Greyhound đã hạn chế nghiêm trọng khả năng hoạt động của F-35B đối với các hoạt động ở khoảng cách xa hơn.
Bản thân F-35 vẫn được coi là còn rất lâu nữa mới sẵn sàng chiến đấu cường độ cao, chiếc máy bay này đã phải chứng kiến sự chỉ trích ngày càng nhiều và ngày càng gay gắt trong năm qua từ cả các quan chức và chuyên gia quốc phòng do những khiếm khuyết của nó.
Hạn chế lớn nhất của F-35B là khả năng cơ động kém hơn so với các biến thể F-35 khác và chỉ có thể mang 4 tên lửa bên trong khoang, khiến máy bay hạn chế khả năng cạnh tranh ngang hàng với các máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tàu sân bay HMS Queen Elizabeth hoạt động cùng máy bay tiêm kích F-35. Nguồn: USAMilitary.