Mặc dù vũ khí và thiết bị hạng nặng như máy bay trực thăng và xe bọc thép đã bị chính lính Mỹ phá hủy trước khi rút đi; nhưng số vũ khí và các trang thiết bị mà các tay súng Taliban thu giữ rất lớn, bao gồm cả tên lửa chống tăng, được cho là vẫn ở trạng thái sử dụng được.Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố rằng, Mỹ đã để lại hơn 100 tên lửa chống tăng di động Javelin ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này và lo ngại số vũ khí này sẽ được sử dụng bởi các nhóm khủng bố cực đoan.Ông Shoigu cũng cho biết, hiện lực lượng Taliban hiện có nhiều vũ khí hơn cả quân đội Ukraine; mặc dù vừa qua Mỹ cũng cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine, nhưng số lượng không rõ là bao nhiêu.Việc Mỹ để lại một số lượng lớn tên lửa hiện đại ở Afghanistan, đã làm ảnh hưởng đến an ninh của các nước láng giềng; điều đặc biệt lo ngại là có thể số tên lửa này có thể lọt vào tay lực lượng khủng bố và chống lại chính Quân đội Mỹ.Hiện nay quốc gia láng giềng của Afghanistan là Trung Quốc đã được trang bị tên lửa chống tăng di động HJ-12 tiên tiến, có khả năng “phóng và quên”, nhưng tính năng không bằng tên lửa Javelins của Mỹ.Iran là quốc gia láng giềng ở phía tây Afghanistan, cũng được trang bị tên lửa chống tăng di động Tornado sản xuất trong nước. Loại tên lửa này có ít nhất 11 mẫu cải tiến, bao gồm đầu đạn dẫn đường bằng laser, nhiệt áp và đầu đạn song song có sức xuyên phá hơn.Tên lửa Tornado do Tổ chức Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Iran và Tập đoàn Công nghiệp điện tử Iran hợp tác sản xuất. Theo đánh giá, tên lửa Tornado không đạt được thành tích chiến đấu tốt.Hiện nay Mỹ đang lo ngại những mẫu tên lửa Javelins và những tài liệu hướng dẫn sẽ lọt vào tay Iran; nên nhớ Iran cũng đủ trình độ “sao chép ngược” có tiếng. Và rất có thể sau này, sẽ có những mẫu tên lửa Javelins, nhưng mang một cái tên của Iran, chống lại chính Quân đội Mỹ.Còn nước láng giềng “vĩ đại” của Afghanistan là Pakistan, theo thông tin, quân đội Pakistan đã chi 62,46 triệu USD để mua tên lửa chống tăng Kornet của Nga vào tháng 10/2019; mặc dù vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Ấn Độ.Theo hợp đồng, Pakistan nhận được khoảng 52 bệ phóng tên lửa và một số lượng tên lửa Kornet chưa xác định. Để đáp trả, Quân đội Ấn Độ cũng đã mua hơn 200 tên lửa chống tăng Spike của Israel vào tháng 12/2020. Các tên lửa này có thể được phóng từ các phương tiện như trực thăng, tàu chiến và các bệ phóng di động.Tên lửa chống tăng Javelin là loại tên lửa chống tăng di động thế hệ 3 đầu tiên, do tập đoàn quốc phòng khổng lồ Lockheed Martin và Raytheon của Mỹ phát triển và sản xuất. Javelins được trang bị cho Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.Tên lửa có thể được mang và phóng chỉ bằng một người và có khả năng “phóng và quên”; tức là trắc thủ sau khi khóa mục tiêu trong kính ngắm và nhấn nút phóng, tên lửa sẽ tự động bay đến mục tiêu, mà không cần sự điều khiển của trắc thủ như tên lửa thế hệ 1 và 2.Tên lửa Javelins có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu khác nhau bao gồm xe tăng, xe bọc thép, boong-ke và điểm tựa sinh lực địch. Tên lửa Javelin có thể được triển khai trên nhiều phương tiện và có thể được sử dụng vào ban ngày, ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.Điểm độc đáo của tên lửa Javelins ngoài tính năng “bắn và quên”, đó là khả năng tiến công “đột nóc” các phương tiện cơ giới. Do nóc các loại xe tăng, xe bọc thép thường được bảo vệ mỏng hơn ở thành xe, nên Javelins dễ dàng tiêu diệt mục tiêu.Ngoài ra tên lửa Javelin cũng có thể được phóng từ một phương tiện không người lái trên mặt đất, đã được sử dụng ở chiến trường Afghanistan và Iraq hơn 5.000 lần và dự kiến sẽ phục vụ đến khoảng năm 2050.Các chuyên gia quốc phòng đánh giá, với kho tên lửa chống tăng khổng lồ như vậy, Taliban hay các tổ chức vũ trang khác, khi sở hữu loại tên lửa này, có thể đe dọa an ninh nghiêm trọng cho các nước láng giềng.Bài học tên lửa phòng không vác vai Stinger, mà Mỹ viện trợ cho lực lượng Mujahideen vào thập niên 1980, để chống Liên Xô vẫn còn nguyên giá trị lịch sử; khi sau này, các lực lượng Taliban sử dụng chính loại tên lửa do Mỹ viện trợ, để chống lại Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr. Lượng vũ khí Mỹ bỏ lại Afghanistan đủ để Taliban kiếm được hàng tỷ USD trên thị trường vũ khí lậu của quốc tế. Thê thảm hơn, số vũ khí này hoàn toàn có thể được các tổ chức khủng bố mua về để chống lại chính người Mỹ và đồng minh. Nguồn: HT.
Mặc dù vũ khí và thiết bị hạng nặng như máy bay trực thăng và xe bọc thép đã bị chính lính Mỹ phá hủy trước khi rút đi; nhưng số vũ khí và các trang thiết bị mà các tay súng Taliban thu giữ rất lớn, bao gồm cả tên lửa chống tăng, được cho là vẫn ở trạng thái sử dụng được.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố rằng, Mỹ đã để lại hơn 100 tên lửa chống tăng di động Javelin ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này và lo ngại số vũ khí này sẽ được sử dụng bởi các nhóm khủng bố cực đoan.
Ông Shoigu cũng cho biết, hiện lực lượng Taliban hiện có nhiều vũ khí hơn cả quân đội Ukraine; mặc dù vừa qua Mỹ cũng cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine, nhưng số lượng không rõ là bao nhiêu.
Việc Mỹ để lại một số lượng lớn tên lửa hiện đại ở Afghanistan, đã làm ảnh hưởng đến an ninh của các nước láng giềng; điều đặc biệt lo ngại là có thể số tên lửa này có thể lọt vào tay lực lượng khủng bố và chống lại chính Quân đội Mỹ.
Hiện nay quốc gia láng giềng của Afghanistan là Trung Quốc đã được trang bị tên lửa chống tăng di động HJ-12 tiên tiến, có khả năng “phóng và quên”, nhưng tính năng không bằng tên lửa Javelins của Mỹ.
Iran là quốc gia láng giềng ở phía tây Afghanistan, cũng được trang bị tên lửa chống tăng di động Tornado sản xuất trong nước. Loại tên lửa này có ít nhất 11 mẫu cải tiến, bao gồm đầu đạn dẫn đường bằng laser, nhiệt áp và đầu đạn song song có sức xuyên phá hơn.
Tên lửa Tornado do Tổ chức Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Iran và Tập đoàn Công nghiệp điện tử Iran hợp tác sản xuất. Theo đánh giá, tên lửa Tornado không đạt được thành tích chiến đấu tốt.
Hiện nay Mỹ đang lo ngại những mẫu tên lửa Javelins và những tài liệu hướng dẫn sẽ lọt vào tay Iran; nên nhớ Iran cũng đủ trình độ “sao chép ngược” có tiếng. Và rất có thể sau này, sẽ có những mẫu tên lửa Javelins, nhưng mang một cái tên của Iran, chống lại chính Quân đội Mỹ.
Còn nước láng giềng “vĩ đại” của Afghanistan là Pakistan, theo thông tin, quân đội Pakistan đã chi 62,46 triệu USD để mua tên lửa chống tăng Kornet của Nga vào tháng 10/2019; mặc dù vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Ấn Độ.
Theo hợp đồng, Pakistan nhận được khoảng 52 bệ phóng tên lửa và một số lượng tên lửa Kornet chưa xác định. Để đáp trả, Quân đội Ấn Độ cũng đã mua hơn 200 tên lửa chống tăng Spike của Israel vào tháng 12/2020. Các tên lửa này có thể được phóng từ các phương tiện như trực thăng, tàu chiến và các bệ phóng di động.
Tên lửa chống tăng Javelin là loại tên lửa chống tăng di động thế hệ 3 đầu tiên, do tập đoàn quốc phòng khổng lồ Lockheed Martin và Raytheon của Mỹ phát triển và sản xuất. Javelins được trang bị cho Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Tên lửa có thể được mang và phóng chỉ bằng một người và có khả năng “phóng và quên”; tức là trắc thủ sau khi khóa mục tiêu trong kính ngắm và nhấn nút phóng, tên lửa sẽ tự động bay đến mục tiêu, mà không cần sự điều khiển của trắc thủ như tên lửa thế hệ 1 và 2.
Tên lửa Javelins có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu khác nhau bao gồm xe tăng, xe bọc thép, boong-ke và điểm tựa sinh lực địch. Tên lửa Javelin có thể được triển khai trên nhiều phương tiện và có thể được sử dụng vào ban ngày, ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Điểm độc đáo của tên lửa Javelins ngoài tính năng “bắn và quên”, đó là khả năng tiến công “đột nóc” các phương tiện cơ giới. Do nóc các loại xe tăng, xe bọc thép thường được bảo vệ mỏng hơn ở thành xe, nên Javelins dễ dàng tiêu diệt mục tiêu.
Ngoài ra tên lửa Javelin cũng có thể được phóng từ một phương tiện không người lái trên mặt đất, đã được sử dụng ở chiến trường Afghanistan và Iraq hơn 5.000 lần và dự kiến sẽ phục vụ đến khoảng năm 2050.
Các chuyên gia quốc phòng đánh giá, với kho tên lửa chống tăng khổng lồ như vậy, Taliban hay các tổ chức vũ trang khác, khi sở hữu loại tên lửa này, có thể đe dọa an ninh nghiêm trọng cho các nước láng giềng.
Bài học tên lửa phòng không vác vai Stinger, mà Mỹ viện trợ cho lực lượng Mujahideen vào thập niên 1980, để chống Liên Xô vẫn còn nguyên giá trị lịch sử; khi sau này, các lực lượng Taliban sử dụng chính loại tên lửa do Mỹ viện trợ, để chống lại Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Lượng vũ khí Mỹ bỏ lại Afghanistan đủ để Taliban kiếm được hàng tỷ USD trên thị trường vũ khí lậu của quốc tế. Thê thảm hơn, số vũ khí này hoàn toàn có thể được các tổ chức khủng bố mua về để chống lại chính người Mỹ và đồng minh. Nguồn: HT.