Trước chiến tranh thế giới thứ hai, súng máy là hỏa lực quan trọng của các phân đội bộ binh, nhưng thường có cấu tạo rất cồng kềnh, khả năng cơ động kém và thường phải làm mát nòng súng bằng nước.Những nỗ lực của các kỹ sư Đức về thiết kế một mẫu súng máy nhỏ gọn, làm mát bằng không khí, đã tạo ra khẩu súng máy MG 13. Mặc dù sau này được thay thế bởi khẩu súng máy MG 34 cải tiến, nhưng thiết kế này vẫn mang tính cách mạng.Chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” của bộ binh Đức, phụ thuộc nhiều vào hỏa lực của khẩu MG 34 (và phiên bản cải tiến sau này có tên gọi súng máy MG 42) để tăng hỏa lực cấp tiểu đội, trung đội, đại đội.Không giống như Quân đội Mỹ, đã loại bỏ súng trường bắn phát một và tiến hành trang bị súng trường bán từ động M1 Garand và súng tiểu liên Thompson trong tất cả các quân binh chủng; thì nhiều phân đội bộ binh Đức, vẫn trang bị súng trường bắn phát một, như khẩu Karabiner 98k.Súng trường Karabiner 98k có tầm bắn xa, mức chính xác cao, có thể dùng để bắn tỉa; nhưng nhược điểm là tốc độ bắn chậm, do người lính phải lên đạn lại sau mỗi phát bắn. Do vậy các xạ thủ súng máy MG của Đức, phải đảm bảo cung cấp phần lớn hỏa lực tấn công của tiểu đội và trung đội.Súng máy MG 34 chỉ có thể bắn ở chế độ liên thanh; cơ chế tiếp đạn bằng dây sắt, giúp súng có tốc độ bắn nhanh mà không hề bị tắc đạn. Việc sử dụng dây sắt tiếp đạn, cũng là phát minh có tính cách mạng, vì trước đó, súng máy thường tiếp đạn bằng hộp và dây vải.Những khẩu MG 34 sản xuất sau này, có tốc độ bắn đáng kinh ngạc, khi có thể tới 1.700 phát mỗi phút. Tốc độ bắn tuyệt vời này, đã mang lại cho MG 34 biệt danh “Cưa sắt của Hitler”, do âm thanh to như cưa máy của súng.Tuy nhiên do tốc độ bắn quá nhanh của súng, cũng dẫn đến nòng súng MG có thể quá nóng, trong các đợt hỏa lực kéo dài, gây nguy hiểm cho người bắn, đồng thời đường đạn đi không chính xác.Để khắc phục sự cố quá nhiệt của nòng súng, cả hai mẫu súng máy MG 34 và MG 42 đều được cấp thêm một nòng, để có thể hoán đổi. Trong tay một người lính được huấn luyện tốt, việc chuyển đổi nòng súng có thể được thực hiện khá nhanh chóng và không cản trở đến tốc độ bắn của súng.Do súng máy MG 34 có cấu tạo phức tạp, để đáp ứng yêu cầu của thế chiến hai, cuối cùng thiết kế MG 34, đã được thay thế bởi mẫu MG 42. Mặc dù MG 42 không mang lại nhiều cải tiến về hiệu suất, nhưng nó dựa vào vật liệu rẻ hơn và phương pháp sản xuất đơn giản hơn.Việc đơn giản hóa sản xuất, cho phép một số lượng lớn súng máy MG 42 được sản xuất nhiều hơn, để cung cấp cho binh lính Đức và phe Trục; mặc dù thiết kế MG 34 vẫn tiếp tục được sản xuất, cho đến khi chiến tranh kết thúc.Sau khi thế chiến hai kế thúc, thiết kế súng máy MG 34 và MG 43 vẫn có tính ảnh hưởng đến tận ngày nay, đến tất cả các nhà thiết kế vũ khí trên thế giới. Quân đội Đức và Ý vẫn sử dụng súng máy đa năng MG3, một phiên bản hiện đại hóa của khẩu MG 43.Mặc dù MG3 đã được hiện đại hóa, nhưng nó vẫn được trang bị bộ phận ngắm thông thường (đầu ngắm và thước ngắm cổ điển), chứ không phải kính ngắm quang học; các nguyên lý hoạt động cơ bản cơ bản không có gì thay đổi.Tuy nhiên để phù hợp với vũ khí tiêu chuẩn của NATO, súng máy MG3 sử dụng đạn 7,62x51mm và có thể dùng chung đạn với các loại súng máy khác cùng khối; dẫn đến thuận lợi cho công tác bảo đảm hậu cần.Súng máy MG 3 vẫn là súng máy đa dụng, có thể sử dụng ở nhiều quân binh chủng, giống như người tiền nhiệm của nó; MG3 được lắp vào một số phương tiện cơ giới của Đức như một vũ khí trang bị cấp trung đội và tiểu đội bộ binh. Đó là một thiết kế không tồi đối với một thiết kế có tuổi đời gần một thế kỷ.Sau thế chiến hai, các quốc gia đều chế tạo mẫu súng máy theo thiết kế MG 34 của quân đội Đức quốc xã, đó là sử dụng tiếp đạn bằng dây đai sắt, súng có thể thay nòng nhanh; Liên Xô phát triển trung liên RPD, Mỹ phát triển mẫu M60, Bỉ với khẩu FN MAG. Nguồn ảnh: Warhistory. Sức mạnh của súng máy MG 42 - kiệt tác của Đức quốc xã thời Chiến tranh Thế giới. Nguồn: RealWorld.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, súng máy là hỏa lực quan trọng của các phân đội bộ binh, nhưng thường có cấu tạo rất cồng kềnh, khả năng cơ động kém và thường phải làm mát nòng súng bằng nước.
Những nỗ lực của các kỹ sư Đức về thiết kế một mẫu súng máy nhỏ gọn, làm mát bằng không khí, đã tạo ra khẩu súng máy MG 13. Mặc dù sau này được thay thế bởi khẩu súng máy MG 34 cải tiến, nhưng thiết kế này vẫn mang tính cách mạng.
Chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” của bộ binh Đức, phụ thuộc nhiều vào hỏa lực của khẩu MG 34 (và phiên bản cải tiến sau này có tên gọi súng máy MG 42) để tăng hỏa lực cấp tiểu đội, trung đội, đại đội.
Không giống như Quân đội Mỹ, đã loại bỏ súng trường bắn phát một và tiến hành trang bị súng trường bán từ động M1 Garand và súng tiểu liên Thompson trong tất cả các quân binh chủng; thì nhiều phân đội bộ binh Đức, vẫn trang bị súng trường bắn phát một, như khẩu Karabiner 98k.
Súng trường Karabiner 98k có tầm bắn xa, mức chính xác cao, có thể dùng để bắn tỉa; nhưng nhược điểm là tốc độ bắn chậm, do người lính phải lên đạn lại sau mỗi phát bắn. Do vậy các xạ thủ súng máy MG của Đức, phải đảm bảo cung cấp phần lớn hỏa lực tấn công của tiểu đội và trung đội.
Súng máy MG 34 chỉ có thể bắn ở chế độ liên thanh; cơ chế tiếp đạn bằng dây sắt, giúp súng có tốc độ bắn nhanh mà không hề bị tắc đạn. Việc sử dụng dây sắt tiếp đạn, cũng là phát minh có tính cách mạng, vì trước đó, súng máy thường tiếp đạn bằng hộp và dây vải.
Những khẩu MG 34 sản xuất sau này, có tốc độ bắn đáng kinh ngạc, khi có thể tới 1.700 phát mỗi phút. Tốc độ bắn tuyệt vời này, đã mang lại cho MG 34 biệt danh “Cưa sắt của Hitler”, do âm thanh to như cưa máy của súng.
Tuy nhiên do tốc độ bắn quá nhanh của súng, cũng dẫn đến nòng súng MG có thể quá nóng, trong các đợt hỏa lực kéo dài, gây nguy hiểm cho người bắn, đồng thời đường đạn đi không chính xác.
Để khắc phục sự cố quá nhiệt của nòng súng, cả hai mẫu súng máy MG 34 và MG 42 đều được cấp thêm một nòng, để có thể hoán đổi. Trong tay một người lính được huấn luyện tốt, việc chuyển đổi nòng súng có thể được thực hiện khá nhanh chóng và không cản trở đến tốc độ bắn của súng.
Do súng máy MG 34 có cấu tạo phức tạp, để đáp ứng yêu cầu của thế chiến hai, cuối cùng thiết kế MG 34, đã được thay thế bởi mẫu MG 42. Mặc dù MG 42 không mang lại nhiều cải tiến về hiệu suất, nhưng nó dựa vào vật liệu rẻ hơn và phương pháp sản xuất đơn giản hơn.
Việc đơn giản hóa sản xuất, cho phép một số lượng lớn súng máy MG 42 được sản xuất nhiều hơn, để cung cấp cho binh lính Đức và phe Trục; mặc dù thiết kế MG 34 vẫn tiếp tục được sản xuất, cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Sau khi thế chiến hai kế thúc, thiết kế súng máy MG 34 và MG 43 vẫn có tính ảnh hưởng đến tận ngày nay, đến tất cả các nhà thiết kế vũ khí trên thế giới. Quân đội Đức và Ý vẫn sử dụng súng máy đa năng MG3, một phiên bản hiện đại hóa của khẩu MG 43.
Mặc dù MG3 đã được hiện đại hóa, nhưng nó vẫn được trang bị bộ phận ngắm thông thường (đầu ngắm và thước ngắm cổ điển), chứ không phải kính ngắm quang học; các nguyên lý hoạt động cơ bản cơ bản không có gì thay đổi.
Tuy nhiên để phù hợp với vũ khí tiêu chuẩn của NATO, súng máy MG3 sử dụng đạn 7,62x51mm và có thể dùng chung đạn với các loại súng máy khác cùng khối; dẫn đến thuận lợi cho công tác bảo đảm hậu cần.
Súng máy MG 3 vẫn là súng máy đa dụng, có thể sử dụng ở nhiều quân binh chủng, giống như người tiền nhiệm của nó; MG3 được lắp vào một số phương tiện cơ giới của Đức như một vũ khí trang bị cấp trung đội và tiểu đội bộ binh. Đó là một thiết kế không tồi đối với một thiết kế có tuổi đời gần một thế kỷ.
Sau thế chiến hai, các quốc gia đều chế tạo mẫu súng máy theo thiết kế MG 34 của quân đội Đức quốc xã, đó là sử dụng tiếp đạn bằng dây đai sắt, súng có thể thay nòng nhanh; Liên Xô phát triển trung liên RPD, Mỹ phát triển mẫu M60, Bỉ với khẩu FN MAG. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sức mạnh của súng máy MG 42 - kiệt tác của Đức quốc xã thời Chiến tranh Thế giới. Nguồn: RealWorld.