Theo tài liệu được công bố, năm 1960, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam một số pháo tự hành SU-76 cùng xe tăng hạng trung T-34-85. Đây là những vốn liếng đầu tiên của lực lượng Tăng – Thiết giáp non trẻ của quân đội ta. Nguồn ảnh: ostfront.Và SU-76 cũng trở thành mẫu pháo tự hành Việt Nam đầu tiên, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất cứ hình ảnh nào về SU-76 trong biên chế của quân ta sau hơn 50 năm. Nguồn ảnh: Civilian Military.Pháo tự hành chống tăng SU-76 được Liên Xô thiết kế từ năm 1942, sản xuất từ 1942-1945 với tổng cộng 14.292 khẩu. Cỗ pháo này được thiết kế cho 3 nhiệm vụ chính gồm: pháo xung kích hạng nhẹ; vũ khí chống tăng cơ động và pháo bắn gián tiếp. Nguồn ảnh: WWII.SU-76 được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ T-70 kéo dài thân, tổng trọng lượng 10,6 tấn, thân xe được bọc giáp dày 35mm mặt trước và 16mm mặt hông. Điểm trừ trong thiết kế SU-76 là nó chỉ được trang bị tháp pháo cố định không có khả năng xoay đổi hướng mà muốn xoay hướng đòi hỏi cả thân xe phải xoay chậm chạp. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong nhiệm vụ chính diệt tăng đối phương, pháo tự hành chống tăng SU-76 với pháo chính 76,2mm được đánh giá hiệu quả cao khi chống tăng hạng nhẹ, hạng trung của Đức từ khoảng cách 500 mét. Nguồn ảnh: Few.Theo tài liệu được phía Nga giải mã sau này, tổng cộng đã có khoảng 30 đơn pháo tự hành SU-76 được phía Liên Xô gửi cho phía Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới nay, Việt Nam cũng như tất cả mọi quốc gia khác trên thế giới đều đã loại biên hoàn toàn những khẩu pháo tự hành Su-76 này khỏi biên chế của mình. Nguồn ảnh: Img.Sau SU-76, khoảng giữa những năm 1960, Liên Xô còn cung cấp cho Việt Nam số lượng nhỏ pháo tự hành chống tăng SU-100. Trong ảnh, Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn 215) pháo tự hành chống tăng SU-100 lên đường vào Nam chiến đấu bổ sung cho Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1), năm 1966.Giống như SU-76, pháo tự hành SU-100 cũng ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phục vụ cuộc chiến này vào năm cuối cùng và tổng cộng được sản xuất khoảng 2300 chiếc. Nguồn ảnh: WWII.Dù được đưa vào hoạt động đã khá lâu nhưng cho tới nay, Quân đội ta vẫn duy trì một số lượng nhất định SU-100 trong biên chế phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và trong huấn luyện ở một số đơn vị tăng thiết giáp. Nguồn ảnh: Defense.Pháo tự hành chống tăng SU-100 của Việt Nam trong một buổi diễu binh của Quân chủng Hải quân cách đây không lâu. Nguồn ảnh: Clor.Có trọng lượng 31,6 tấn, pháo tự hành SU-100 là sản phẩm được ra đời với tiêu chí rẻ, độ tin cậy cao và dễ sử dụng, nó được thiết kế dựa trên khung gầm của xe tăng T-34 với một nòng pháo chính 100 mm. Nguồn ảnh: Pinterest.Khẩu pháo 100mm của khẩu pháo tự hành này có thể hạ gục bất cứ loại xe tăng hạng nặng nào trong Thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới tận ngày nay, nhiều sử gia nghiên cứu quân sự vẫn còn đang tranh cãi về danh hiệu "Pháo tự hành chống tăng tốt nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai" giữa chiếc Su-100 này và chiếc StuG III của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau chiến tranh, khẩu pháo tự hành chống tăng này đã tiếp tục phục vụ quân đội Liên Xô và quân đội nhiều nước khác trên thế giới tới tận thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Tankencyc. Mời độc giả xem Video: Xe tăng Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Theo tài liệu được công bố, năm 1960, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam một số pháo tự hành SU-76 cùng xe tăng hạng trung T-34-85. Đây là những vốn liếng đầu tiên của lực lượng Tăng – Thiết giáp non trẻ của quân đội ta. Nguồn ảnh: ostfront.
Và SU-76 cũng trở thành mẫu pháo tự hành Việt Nam đầu tiên, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất cứ hình ảnh nào về SU-76 trong biên chế của quân ta sau hơn 50 năm. Nguồn ảnh: Civilian Military.
Pháo tự hành chống tăng SU-76 được Liên Xô thiết kế từ năm 1942, sản xuất từ 1942-1945 với tổng cộng 14.292 khẩu. Cỗ pháo này được thiết kế cho 3 nhiệm vụ chính gồm: pháo xung kích hạng nhẹ; vũ khí chống tăng cơ động và pháo bắn gián tiếp. Nguồn ảnh: WWII.
SU-76 được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ T-70 kéo dài thân, tổng trọng lượng 10,6 tấn, thân xe được bọc giáp dày 35mm mặt trước và 16mm mặt hông. Điểm trừ trong thiết kế SU-76 là nó chỉ được trang bị tháp pháo cố định không có khả năng xoay đổi hướng mà muốn xoay hướng đòi hỏi cả thân xe phải xoay chậm chạp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong nhiệm vụ chính diệt tăng đối phương, pháo tự hành chống tăng SU-76 với pháo chính 76,2mm được đánh giá hiệu quả cao khi chống tăng hạng nhẹ, hạng trung của Đức từ khoảng cách 500 mét. Nguồn ảnh: Few.
Theo tài liệu được phía Nga giải mã sau này, tổng cộng đã có khoảng 30 đơn pháo tự hành SU-76 được phía Liên Xô gửi cho phía Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, Việt Nam cũng như tất cả mọi quốc gia khác trên thế giới đều đã loại biên hoàn toàn những khẩu pháo tự hành Su-76 này khỏi biên chế của mình. Nguồn ảnh: Img.
Sau SU-76, khoảng giữa những năm 1960, Liên Xô còn cung cấp cho Việt Nam số lượng nhỏ pháo tự hành chống tăng SU-100. Trong ảnh, Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn 215) pháo tự hành chống tăng SU-100 lên đường vào Nam chiến đấu bổ sung cho Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1), năm 1966.
Giống như SU-76, pháo tự hành SU-100 cũng ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phục vụ cuộc chiến này vào năm cuối cùng và tổng cộng được sản xuất khoảng 2300 chiếc. Nguồn ảnh: WWII.
Dù được đưa vào hoạt động đã khá lâu nhưng cho tới nay, Quân đội ta vẫn duy trì một số lượng nhất định SU-100 trong biên chế phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và trong huấn luyện ở một số đơn vị tăng thiết giáp. Nguồn ảnh: Defense.
Pháo tự hành chống tăng SU-100 của Việt Nam trong một buổi diễu binh của Quân chủng Hải quân cách đây không lâu. Nguồn ảnh: Clor.
Có trọng lượng 31,6 tấn, pháo tự hành SU-100 là sản phẩm được ra đời với tiêu chí rẻ, độ tin cậy cao và dễ sử dụng, nó được thiết kế dựa trên khung gầm của xe tăng T-34 với một nòng pháo chính 100 mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khẩu pháo 100mm của khẩu pháo tự hành này có thể hạ gục bất cứ loại xe tăng hạng nặng nào trong Thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới tận ngày nay, nhiều sử gia nghiên cứu quân sự vẫn còn đang tranh cãi về danh hiệu "Pháo tự hành chống tăng tốt nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai" giữa chiếc Su-100 này và chiếc StuG III của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau chiến tranh, khẩu pháo tự hành chống tăng này đã tiếp tục phục vụ quân đội Liên Xô và quân đội nhiều nước khác trên thế giới tới tận thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Tankencyc.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Mỹ trên chiến trường Việt Nam.