Sau khi phát xít Đức sụp đổ năm 1945, nước Đức bị chia làm hai quốc gia: Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức, Mỹ hậu thuẫn) và Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức, Liên Xô đứng sau). Với bối cảnh như vậy, cho nên lực lượng vũ trang hai quốc gia được xây dựng theo hai trường phái đối nghịch Mỹ-Xô. Vì vậy, không lạ khi lực lượng xe tăng hai bên có những sự đối lập và khác biệt rõ ràng. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTheo đó, ở phía Cộng hòa Liên bang Đức, người Mỹ viện trợ ồ ạt và trang bị hàng loạt các phương tiện chiến tranh danh tiếng của nước này như xe tăng M4, M41, M48. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrong ảnh là phiên bản M4A2E8 Sherman HVSS của dòng tăng M4 danh tiếng CTTG 2. Phiên bản này có sự cải tiến ở hệ thống treo và trang bị tháp pháo mới với pháo 76mm M1. Loại tăng này được xem là nền móng đầu tiên của thiết giáp Tây Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminXe tăng hạng nhẹ M41 Bulldog từng đóng vai trò quan trọng trong lực lượng thiết giáp trinh sát Tây Đức những năm căng thẳng nhất với Đông Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminĐóng vai trò chủ lực ở tuyến đầu là các dòng tăng hạng trung M47, M48 Patton. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminChiếc xe tăng này nặng tới 48 tấn, dài 8,51m, kíp lái 5 người ngồi trong lớp giáp dày tới 200mm mặt trước và 100-133mm tháp pháo. Hỏa lực gồm một pháo 90mm M36 với 71 viên đạn cùng hai khẩu 12,7mm và 7,62mm. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminLoại tăng hiện đại nhất mà Tây Đức nhận được từ Mỹ là M48 Patton - được dùng để đối chọi với các xe tăng T-54 và T-62 của Đông Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTheo các tài liệu được công bố sau này, cuối những năm 1950, trước việc Đông Đức được biên chế xe tăng T-54 hiện đại, người Mỹ ngay lập tức cung cấp cho Tây Đức các xe tăng chủ lực M48A2C Kampfpanzer. Phiên bản này trang bị khẩu pháo 90mm M41, laser đo xa. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrong giai đoạn từ 1978-1980, Tây Đức thực hiện gói nâng cấp lớn cho 650 chiếc M48A2C lên chuẩn M48A2GA2 với một loạt sửa đổi để có thể đối phó hiệu quả với tăng T-62, T-72 của Đông Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminThay đổi lớn nhất và dễ nhận thấy là việc M48A2GA2 trang bị khẩu 105mm L7 rãnh xoắn với khả năng xuyên thép vượt xa khẩu 90mm M41. Số tăng M48A2GA2 này tiếp tục phục vụ tới năm 1993 mới chính thức loại biên chế. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminỞ phía Cộng hòa Dân chủ Đức, họ cũng được Liên Xô cung cấp các dòng tăng “T” phù hợp theo từng giai đoạn đối phó với tăng “M”. Ví dụ, thời kỳ đầu họ cũng nhận được dòng tăng lừng danh CTTG 2 T-34-76 và T-34-85. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminSau đó, Liên Xô bắt đầu trang bị cho các sư đoàn tăng Tây Đức dòng tăng T-54 rồi T-55A hiện đại. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrong ảnh là phiên bản cải tiến T-55AM2B với giáp yếm BDD, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực với pháo chính D-10T2S phóng được tên lửa chống tăng qua nòng. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminXe tăng chủ lực T-62 cũng từng có mặt trong thành phần trang bị Quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminLoại hiện đại nhất mà Đông Đức nhận được là các xe tăng T-72M1 với sức mạnh vượt trội hoàn toàn mọi loại tăng của Tây Đức thời bấy giờ. Toàn bộ số tăng này đều bị chính phủ nước Đức thống nhất loại biên chế và bán cho các nước NATO nghiên cứu. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminMời độc giả xem video xe tăng chủ lực M48A2GA2 của Đức. Nguồn: Youtube
Sau khi phát xít Đức sụp đổ năm 1945, nước Đức bị chia làm hai quốc gia: Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức, Mỹ hậu thuẫn) và Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức, Liên Xô đứng sau). Với bối cảnh như vậy, cho nên lực lượng vũ trang hai quốc gia được xây dựng theo hai trường phái đối nghịch Mỹ-Xô. Vì vậy, không lạ khi lực lượng xe tăng hai bên có những sự đối lập và khác biệt rõ ràng. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Theo đó, ở phía Cộng hòa Liên bang Đức, người Mỹ viện trợ ồ ạt và trang bị hàng loạt các phương tiện chiến tranh danh tiếng của nước này như xe tăng M4, M41, M48. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong ảnh là phiên bản M4A2E8 Sherman HVSS của dòng tăng M4 danh tiếng CTTG 2. Phiên bản này có sự cải tiến ở hệ thống treo và trang bị tháp pháo mới với pháo 76mm M1. Loại tăng này được xem là nền móng đầu tiên của thiết giáp Tây Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Xe tăng hạng nhẹ M41 Bulldog từng đóng vai trò quan trọng trong lực lượng thiết giáp trinh sát Tây Đức những năm căng thẳng nhất với Đông Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Đóng vai trò chủ lực ở tuyến đầu là các dòng tăng hạng trung M47, M48 Patton. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Chiếc xe tăng này nặng tới 48 tấn, dài 8,51m, kíp lái 5 người ngồi trong lớp giáp dày tới 200mm mặt trước và 100-133mm tháp pháo. Hỏa lực gồm một pháo 90mm M36 với 71 viên đạn cùng hai khẩu 12,7mm và 7,62mm. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Loại tăng hiện đại nhất mà Tây Đức nhận được từ Mỹ là M48 Patton - được dùng để đối chọi với các xe tăng T-54 và T-62 của Đông Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Theo các tài liệu được công bố sau này, cuối những năm 1950, trước việc Đông Đức được biên chế xe tăng T-54 hiện đại, người Mỹ ngay lập tức cung cấp cho Tây Đức các xe tăng chủ lực M48A2C Kampfpanzer. Phiên bản này trang bị khẩu pháo 90mm M41, laser đo xa. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong giai đoạn từ 1978-1980, Tây Đức thực hiện gói nâng cấp lớn cho 650 chiếc M48A2C lên chuẩn M48A2GA2 với một loạt sửa đổi để có thể đối phó hiệu quả với tăng T-62, T-72 của Đông Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Thay đổi lớn nhất và dễ nhận thấy là việc M48A2GA2 trang bị khẩu 105mm L7 rãnh xoắn với khả năng xuyên thép vượt xa khẩu 90mm M41. Số tăng M48A2GA2 này tiếp tục phục vụ tới năm 1993 mới chính thức loại biên chế. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Ở phía Cộng hòa Dân chủ Đức, họ cũng được Liên Xô cung cấp các dòng tăng “T” phù hợp theo từng giai đoạn đối phó với tăng “M”. Ví dụ, thời kỳ đầu họ cũng nhận được dòng tăng lừng danh CTTG 2 T-34-76 và T-34-85. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Sau đó, Liên Xô bắt đầu trang bị cho các sư đoàn tăng Tây Đức dòng tăng T-54 rồi T-55A hiện đại. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong ảnh là phiên bản cải tiến T-55AM2B với giáp yếm BDD, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực với pháo chính D-10T2S phóng được tên lửa chống tăng qua nòng. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Xe tăng chủ lực T-62 cũng từng có mặt trong thành phần trang bị Quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Loại hiện đại nhất mà Đông Đức nhận được là các xe tăng T-72M1 với sức mạnh vượt trội hoàn toàn mọi loại tăng của Tây Đức thời bấy giờ. Toàn bộ số tăng này đều bị chính phủ nước Đức thống nhất loại biên chế và bán cho các nước NATO nghiên cứu. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Mời độc giả xem video xe tăng chủ lực M48A2GA2 của Đức. Nguồn: Youtube