Chiều 21/11, nhiều trang mạng xã hội của Việt Nam đã lan truyền một đường dẫn tới trang blog mang tên Halturnerradio. Theo thông tin được đăng tải từ ngày 20/11 trên trang blog này cho biết, đã có một vụ nổ không xác định xảy ra giữa khu vực biển Đông, một số nguồn khác dẫn lại mô tả nó là " sự cố hạt nhân ở Biển Đông". Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình.Vị trí của "vụ nổ" được xác định nằm ngay trung tâm của Biển Đông gần khu vực đảo Hoàng Sa. Theo ước tính của các chuyên gia quân sự, công suất của vụ nổ tương đương từ 10 đến 20 kiloton TNT. Tuy nhiên, các cơ quan khảo sát địa chất không ghi nhận được bất cứ trận động đất nào tại khu vực này. Theo thông báo của Cơ quan giám sát Đại dương thế giới, thời điểm xảy ra vụ nổ được hệ thống cảm biến xác nhận vào lúc 18h22 giờ Đông Mỹ ngày 21/11 (06h22 ngày 22/11 giờ Việt Nam).Thậm chí, nguồn tin này còn khẳng định rằng vụ nổ này có liên quan tới Trung Quốc. Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình thông cáo báo chí của Rospotrebnadzor.Thậm chí, tới 11:17 phút ngày 20/11, trang blog này còn khẳng định rằng mức độ phóng xạ tại các khu vực đo ở Đài Loan, Trung Quốc và Hong Kong đều đã nhảy vọt, chứng tỏ đây là một vụ nổ hạt nhân. Các cơ quan thông tấn lớn của Nga như RIA NOVOSTI, VZ.RU, TOPWAR... ngày 21/11 đều đưa tin về vấn đề phóng xạ hạt nhân tại Biển Đông. Sau đó, một số tờ báo uy tín của Việt Nam cũng đăng tải những thông tin nghi vấn đấu tiên về "sự cố hạt nhân ở Biển Đông". SNguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình.Tới chiều tối 22/11 (giờ Việt Nam), một số trang tin của Mỹ đã đưa ra các bằng chứng cho rằng thông tin trên được xác định đều là giả. Không có bất cứ dấu hiệu nào về một vụ nổ được đưa ra. Ảnh minh họa.Các thông tin đo đạc của các cơ quan, tổ chức địa chất trên khắp thế giới cũng cho biết, khu vực biển Đông nằm cạnh rãnh nứt gẫy địa chất nên thường hay xảy ra động đất ở quy mô nhỏ dưới lòng đại dương. Tuy nhiên về mặt mức độ, những rụng động này thua xa một vụ nổ hạt nhân. Nguồn ảnh: Twitter.Cơ quan địa chất Mỹ cũng không đo đạc được bất cứ rung động nào bất thường trong và sau thời gian xảy ra vụ việc ở khu vực biển này. Nguồn ảnh: Gizmodo.So sánh các dữ liệu về phóng xạ ở khu vực Đài Loan, Hong Kong của ngày 19 - tức là trước 1 ngày so với thời gian được cho là diễn ra "vụ nổ" mặc dù ở mức màu da cam và màu vàng nhưng cũng vẫn tương đồng với mức độ đo được vào thời điểm "vụ nổ" vừa xảy ra. Nguồn ảnh: Atom.Thêm vào đó, hiện tại đang là mùa đông, gió cùng với hải lưu ở khu vực biển Đông đều có hướng di chuyển từ Bắc xuống Nam. Việc lấy thông tin đo phóng xạ từ trạm Hong Kong, Đài Loan và Trung Quốc được cho là thiếu chính xác vì ngay cả khi có một vụ nổ hạt nhân thật sự xảy ra, bụi phóng xạ cũng không thể đi ngược hướng gió và hải lưu để tới được những trạm đo này. Dựa vào những điểm trên, có thể dần khẳng định thông tin "nổ tàu ngầm hạt nhân ở Biển Đông" là bịa đặt, không có căn cứ chính xác. Nguồn ảnh: Gizmodo.Với công nghệ đo đạc hiện đại của thế giới hiện nay, mọi rung động dù là nhỏ nhất cũng không thể qua mắt được các cảm biến hiện đại đặt khắp thế giới. Vậy nên, rất khó có thể che dấu được một vụ nổ hạt nhân. Nguồn ảnh: Gizmodo.Mời độc giả xem Video: Tái hiện lại cảnh tượng kinh hoàng của vụ nổ bom hạt nhân tại Hiroshima trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Chiều 21/11, nhiều trang mạng xã hội của Việt Nam đã lan truyền một đường dẫn tới trang blog mang tên Halturnerradio. Theo thông tin được đăng tải từ ngày 20/11 trên trang blog này cho biết, đã có một vụ nổ không xác định xảy ra giữa khu vực biển Đông, một số nguồn khác dẫn lại mô tả nó là " sự cố hạt nhân ở Biển Đông". Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình.
Vị trí của "vụ nổ" được xác định nằm ngay trung tâm của Biển Đông gần khu vực đảo Hoàng Sa. Theo ước tính của các chuyên gia quân sự, công suất của vụ nổ tương đương từ 10 đến 20 kiloton TNT. Tuy nhiên, các cơ quan khảo sát địa chất không ghi nhận được bất cứ trận động đất nào tại khu vực này. Theo thông báo của Cơ quan giám sát Đại dương thế giới, thời điểm xảy ra vụ nổ được hệ thống cảm biến xác nhận vào lúc 18h22 giờ Đông Mỹ ngày 21/11 (06h22 ngày 22/11 giờ Việt Nam).Thậm chí, nguồn tin này còn khẳng định rằng vụ nổ này có liên quan tới Trung Quốc. Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình thông cáo báo chí của Rospotrebnadzor.
Thậm chí, tới 11:17 phút ngày 20/11, trang blog này còn khẳng định rằng mức độ phóng xạ tại các khu vực đo ở Đài Loan, Trung Quốc và Hong Kong đều đã nhảy vọt, chứng tỏ đây là một vụ nổ hạt nhân. Các cơ quan thông tấn lớn của Nga như RIA NOVOSTI, VZ.RU, TOPWAR... ngày 21/11 đều đưa tin về vấn đề phóng xạ hạt nhân tại Biển Đông. Sau đó, một số tờ báo uy tín của Việt Nam cũng đăng tải những thông tin nghi vấn đấu tiên về "sự cố hạt nhân ở Biển Đông". SNguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình.
Tới chiều tối 22/11 (giờ Việt Nam), một số trang tin của Mỹ đã đưa ra các bằng chứng cho rằng thông tin trên được xác định đều là giả. Không có bất cứ dấu hiệu nào về một vụ nổ được đưa ra. Ảnh minh họa.
Các thông tin đo đạc của các cơ quan, tổ chức địa chất trên khắp thế giới cũng cho biết, khu vực biển Đông nằm cạnh rãnh nứt gẫy địa chất nên thường hay xảy ra động đất ở quy mô nhỏ dưới lòng đại dương. Tuy nhiên về mặt mức độ, những rụng động này thua xa một vụ nổ hạt nhân. Nguồn ảnh: Twitter.
Cơ quan địa chất Mỹ cũng không đo đạc được bất cứ rung động nào bất thường trong và sau thời gian xảy ra vụ việc ở khu vực biển này. Nguồn ảnh: Gizmodo.
So sánh các dữ liệu về phóng xạ ở khu vực Đài Loan, Hong Kong của ngày 19 - tức là trước 1 ngày so với thời gian được cho là diễn ra "vụ nổ" mặc dù ở mức màu da cam và màu vàng nhưng cũng vẫn tương đồng với mức độ đo được vào thời điểm "vụ nổ" vừa xảy ra. Nguồn ảnh: Atom.
Thêm vào đó, hiện tại đang là mùa đông, gió cùng với hải lưu ở khu vực biển Đông đều có hướng di chuyển từ Bắc xuống Nam. Việc lấy thông tin đo phóng xạ từ trạm Hong Kong, Đài Loan và Trung Quốc được cho là thiếu chính xác vì ngay cả khi có một vụ nổ hạt nhân thật sự xảy ra, bụi phóng xạ cũng không thể đi ngược hướng gió và hải lưu để tới được những trạm đo này. Dựa vào những điểm trên, có thể dần khẳng định thông tin "nổ tàu ngầm hạt nhân ở Biển Đông" là bịa đặt, không có căn cứ chính xác. Nguồn ảnh: Gizmodo.
Với công nghệ đo đạc hiện đại của thế giới hiện nay, mọi rung động dù là nhỏ nhất cũng không thể qua mắt được các cảm biến hiện đại đặt khắp thế giới. Vậy nên, rất khó có thể che dấu được một vụ nổ hạt nhân. Nguồn ảnh: Gizmodo.
Mời độc giả xem Video: Tái hiện lại cảnh tượng kinh hoàng của vụ nổ bom hạt nhân tại Hiroshima trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.