Một thông tin bất ngờ vừa được tờ Sohu của Trung Quốc đăng tải, đó là việc Ấn Độ đang âm thầm lên kế hoạch cho ít nhất 1770 xe tăng chủ lực do Nga sản xuất về hưu sớm trong thời gian tới.Cụ thể, các xe tăng bị Ấn Độ liệt kê vào danh sách "về hưu sớm", sẽ bao gồm một loạt các phiên bản hiện đại bậc nhất của hai dòng xe tăng chủ lực, đó là T-72 và T-90.Đây hiện tại là hai loại xe tăng chủ lực hiện đại bậc nhất thế giới, có quân số rất lớn trong quân đội Ấn Độ. Thậm chí, Ấn Độ còn được biết tới là quốc gia sử dụng nhiều xe tăng T-90 nhất thế giới, với quân số gấp nhiều lần so với Nga - quê hương của loại xe tăng này.Một tài liệu được truyền thông Trung Quốc đăng tải cho biết, các xe tăng T-90 và T-72 của Ấn Độ sẽ được thay thế bằng xe tăng chủ lực Leclerc XLR do Pháp sản xuất.Tài liệu này cũng cho biết, quá trình đàm phán giữa chính phủ Ấn Độ và phía Pháp đang được gấp rút tiến hành và sẽ sớm được công khai trong thời gian tới.Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể xác thực chính xác các thông tin được truyền thông Trung Quốc đưa ra có chính xác hay không, mặc dù trong thời gian gần đây, đúng là Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quân sự - quốc phòng với phía Pháp.Nếu như thông tin về việc Ấn Độ lựa chọn nhập khẩu xe tăng chủ lực Leclerc từ Pháp thay cho xe tăng Nga, chắc chắn rằng dòng xe tăng T-14 Armata mới nhất mà Nga vừa cho ra lò, sẽ trở nên ế ẩm.Được biết tới từ lâu như một "bạn hàng" trung thành của thiết giáp Nga, nòng cốt của lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ hiện tại chính là các xe tăng chủ lực T-90 và T-72, do Nga/Xô sản xuất.Thậm chí, phía Nga đã chuyển giao công nghệ để Ấn Độ có thể nội địa hoá dòng xe tăng T-90 ngay trong nước, tuy nhiên nỗ lực sau hàng thập kỷ của Ấn Độ vẫn chưa thực sự thành công.Không chỉ có tỷ lệ nội địa hoá rất thấp, các xe tăng do Ấn Độ tự lắp ráp còn nổi tiếng là có độ ổn định không cao, thiếu nhiều tính năng hiện đại và rất khó có thể phù hợp với nhiều môi trường tác chiến khắc nghiệt hiện đại.Trong khi đó, mối quan hệ về mặt quốc phòng giữa Pháp và Ấn Độ đang ngày càng trở nên bền chặt, bằng chứng là trong thời gian vừa qua, New Delhi đã nhập khẩu một loạt các máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp, bất chấp giá bán có phần "cắt cổ".Và nếu như lần này Leclerc sẽ là sự lựa chọn tiếp theo của Pháp, nhiều khả năng "bạn hàng lâu năm" của Nga sẽ dần chuyển sang sử dụng vũ khí hệ phương Tây, khi này người thiệt thòi nhất, chắc chắn sẽ là Moscow. Nguồn ảnh: Sohu.
Một thông tin bất ngờ vừa được tờ Sohu của Trung Quốc đăng tải, đó là việc Ấn Độ đang âm thầm lên kế hoạch cho ít nhất 1770 xe tăng chủ lực do Nga sản xuất về hưu sớm trong thời gian tới.
Cụ thể, các xe tăng bị Ấn Độ liệt kê vào danh sách "về hưu sớm", sẽ bao gồm một loạt các phiên bản hiện đại bậc nhất của hai dòng xe tăng chủ lực, đó là T-72 và T-90.
Đây hiện tại là hai loại xe tăng chủ lực hiện đại bậc nhất thế giới, có quân số rất lớn trong quân đội Ấn Độ. Thậm chí, Ấn Độ còn được biết tới là quốc gia sử dụng nhiều xe tăng T-90 nhất thế giới, với quân số gấp nhiều lần so với Nga - quê hương của loại xe tăng này.
Một tài liệu được truyền thông Trung Quốc đăng tải cho biết, các xe tăng T-90 và T-72 của Ấn Độ sẽ được thay thế bằng xe tăng chủ lực Leclerc XLR do Pháp sản xuất.
Tài liệu này cũng cho biết, quá trình đàm phán giữa chính phủ Ấn Độ và phía Pháp đang được gấp rút tiến hành và sẽ sớm được công khai trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể xác thực chính xác các thông tin được truyền thông Trung Quốc đưa ra có chính xác hay không, mặc dù trong thời gian gần đây, đúng là Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quân sự - quốc phòng với phía Pháp.
Nếu như thông tin về việc Ấn Độ lựa chọn nhập khẩu xe tăng chủ lực Leclerc từ Pháp thay cho xe tăng Nga, chắc chắn rằng dòng xe tăng T-14 Armata mới nhất mà Nga vừa cho ra lò, sẽ trở nên ế ẩm.
Được biết tới từ lâu như một "bạn hàng" trung thành của thiết giáp Nga, nòng cốt của lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ hiện tại chính là các xe tăng chủ lực T-90 và T-72, do Nga/Xô sản xuất.
Thậm chí, phía Nga đã chuyển giao công nghệ để Ấn Độ có thể nội địa hoá dòng xe tăng T-90 ngay trong nước, tuy nhiên nỗ lực sau hàng thập kỷ của Ấn Độ vẫn chưa thực sự thành công.
Không chỉ có tỷ lệ nội địa hoá rất thấp, các xe tăng do Ấn Độ tự lắp ráp còn nổi tiếng là có độ ổn định không cao, thiếu nhiều tính năng hiện đại và rất khó có thể phù hợp với nhiều môi trường tác chiến khắc nghiệt hiện đại.
Trong khi đó, mối quan hệ về mặt quốc phòng giữa Pháp và Ấn Độ đang ngày càng trở nên bền chặt, bằng chứng là trong thời gian vừa qua, New Delhi đã nhập khẩu một loạt các máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp, bất chấp giá bán có phần "cắt cổ".
Và nếu như lần này Leclerc sẽ là sự lựa chọn tiếp theo của Pháp, nhiều khả năng "bạn hàng lâu năm" của Nga sẽ dần chuyển sang sử dụng vũ khí hệ phương Tây, khi này người thiệt thòi nhất, chắc chắn sẽ là Moscow. Nguồn ảnh: Sohu.