Chương trình chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo ( tiêm kích thế hệ 6 NGAD) của Không quân Mỹ (USAF) đang đối diện tương lai cực kỳ bấp bênh.Theo nhận xét, số phận tiêm kích thế hệ thứ sáu tương lai NGAD của Mỹ giờ đây phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Tổng thống Donald Trump và đội ngũ trợ lý mới của ông.Điều này đã được USAF chính thức công bố, đồng thời nhấn mạnh rằng ban lãnh đạo hiện tại sẽ tránh đưa ra bất kỳ quyết định nào và giữ nguyên trạng thái tạm dừng như hiện tại, bà Ann Stefanek - đại diện Không quân Mỹ nói rõ trong một cuộc họp báo.Bà Stefanek cũng kêu gọi những công ty từng tham gia đấu thầu Dự án NGAD cập nhật đề xuất của họ, bao gồm Boeing, Lockheed Martin và rất có thể cả Northrop Grumman, nếu họ có ý định quay trở lại chương trình sau khi rời đi vào mùa hè năm 2023.Cần nhấn mạnh, chương trình NGAD đã bị đình chỉ nhằm đánh giá công nghệ mới và nhu cầu xem xét lại các yêu cầu đối với loại máy bay này ở cấp độ ý tưởng. Tuy nhiên hiện tại có những lo ngại rằng cuối cùng dự án sẽ bị hủy bỏ.Diễn biến quan trọng nhất chính là việc một trong những thành viên chủ chốt trong đội ngũ dự kiến của Tổng thống đắc cử Donald Trump - tỷ phú công nghệ Elon Musk đã chê trách nặng nề tiêm kích F-35 thuộc thế hệ thứ năm.“Khi Trung Quốc đang nhanh chóng chế tạo các loại máy bay chiến đấu không người lái hiện đại, chúng tôi vẫn sản xuất tiêm kích có người lái thế hệ cũ... ”, ông Musk nhấn mạnh.Dựa trên quan điểm này, tiêm kích NGAD sẽ khó lòng được lựa chọn, bất chấp việc Lầu Năm Góc khẳng định đây là chiếc "F-35 giá rẻ, nhẹ và không phát sinh lỗi kỹ thuật".Nguyên nhân là bởi vì yếu tố “không người lái” phải được xem là mấu chốt, tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ phải có khả năng tự hành hoàn toàn thay vì cần phi công điều khiển, nếu chưa đáp ứng đòi hỏi trên, dự án sẽ bị loại bỏ và không được xem xét.Vấn đề cần nói tới nữa là Trung Quốc hiện chỉ đang cố gắng đi theo con đường của Mỹ khi nỗ lực triển khai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, như cách họ tuyên bố, J-20 sẽ tương tự F-22 và J-35 sánh ngang F-35.Mặc dù vậy, mới đây Bắc Kinh đã trình diễn khái niệm tiêm kích thế hệ 6 Baidi (Bạch Đế) tại Triển lãm Hàng không Chu Hải với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội, điều này khiến Mỹ cho rằng chương trình NGAD cần phải thay đổi triệt để nhằm duy trì sức cạnh tranh.Dự kiến các công ty tham gia chương trình NGAD sẽ được giao một khối lượng nhiệm vụ lớn hơn nhiều, bởi vì nếu không có những cải tiến mới, chiếc tiêm kích này rất dễ bị loại bỏ.Viễn cảnh trên hoàn toàn có khả năng xảy ra, nhất là khi trong đội ngũ tương lai của ông Trump bao gồm một người luôn đưa ra những ý tưởng rất đặc biệt như tỷ phú Elon Musk - nhân vật này theo đánh giá sẽ đóng vai trò quyết định tương lai của chương trình NGAD.Tuy vậy trong nội bộ Lầu Năm Góc vẫn còn nhiều người ủng hộ chương trình NGAD và khẳng định F-35 hoàn toàn không "vô dụng" như những gì ông Musk chê trách gần đây, thể hiện rõ nhất qua thành tích thực chiến tại Trung Đông, bởi vậy dự án NGAD vẫn còn hy vọng.
Chương trình chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo ( tiêm kích thế hệ 6 NGAD) của Không quân Mỹ (USAF) đang đối diện tương lai cực kỳ bấp bênh.
Theo nhận xét, số phận tiêm kích thế hệ thứ sáu tương lai NGAD của Mỹ giờ đây phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Tổng thống Donald Trump và đội ngũ trợ lý mới của ông.
Điều này đã được USAF chính thức công bố, đồng thời nhấn mạnh rằng ban lãnh đạo hiện tại sẽ tránh đưa ra bất kỳ quyết định nào và giữ nguyên trạng thái tạm dừng như hiện tại, bà Ann Stefanek - đại diện Không quân Mỹ nói rõ trong một cuộc họp báo.
Bà Stefanek cũng kêu gọi những công ty từng tham gia đấu thầu Dự án NGAD cập nhật đề xuất của họ, bao gồm Boeing, Lockheed Martin và rất có thể cả Northrop Grumman, nếu họ có ý định quay trở lại chương trình sau khi rời đi vào mùa hè năm 2023.
Cần nhấn mạnh, chương trình NGAD đã bị đình chỉ nhằm đánh giá công nghệ mới và nhu cầu xem xét lại các yêu cầu đối với loại máy bay này ở cấp độ ý tưởng. Tuy nhiên hiện tại có những lo ngại rằng cuối cùng dự án sẽ bị hủy bỏ.
Diễn biến quan trọng nhất chính là việc một trong những thành viên chủ chốt trong đội ngũ dự kiến của Tổng thống đắc cử Donald Trump - tỷ phú công nghệ Elon Musk đã chê trách nặng nề tiêm kích F-35 thuộc thế hệ thứ năm.
“Khi Trung Quốc đang nhanh chóng chế tạo các loại máy bay chiến đấu không người lái hiện đại, chúng tôi vẫn sản xuất tiêm kích có người lái thế hệ cũ... ”, ông Musk nhấn mạnh.
Dựa trên quan điểm này, tiêm kích NGAD sẽ khó lòng được lựa chọn, bất chấp việc Lầu Năm Góc khẳng định đây là chiếc "F-35 giá rẻ, nhẹ và không phát sinh lỗi kỹ thuật".
Nguyên nhân là bởi vì yếu tố “không người lái” phải được xem là mấu chốt, tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ phải có khả năng tự hành hoàn toàn thay vì cần phi công điều khiển, nếu chưa đáp ứng đòi hỏi trên, dự án sẽ bị loại bỏ và không được xem xét.
Vấn đề cần nói tới nữa là Trung Quốc hiện chỉ đang cố gắng đi theo con đường của Mỹ khi nỗ lực triển khai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, như cách họ tuyên bố, J-20 sẽ tương tự F-22 và J-35 sánh ngang F-35.
Mặc dù vậy, mới đây Bắc Kinh đã trình diễn khái niệm tiêm kích thế hệ 6 Baidi (Bạch Đế) tại Triển lãm Hàng không Chu Hải với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội, điều này khiến Mỹ cho rằng chương trình NGAD cần phải thay đổi triệt để nhằm duy trì sức cạnh tranh.
Dự kiến các công ty tham gia chương trình NGAD sẽ được giao một khối lượng nhiệm vụ lớn hơn nhiều, bởi vì nếu không có những cải tiến mới, chiếc tiêm kích này rất dễ bị loại bỏ.
Viễn cảnh trên hoàn toàn có khả năng xảy ra, nhất là khi trong đội ngũ tương lai của ông Trump bao gồm một người luôn đưa ra những ý tưởng rất đặc biệt như tỷ phú Elon Musk - nhân vật này theo đánh giá sẽ đóng vai trò quyết định tương lai của chương trình NGAD.
Tuy vậy trong nội bộ Lầu Năm Góc vẫn còn nhiều người ủng hộ chương trình NGAD và khẳng định F-35 hoàn toàn không "vô dụng" như những gì ông Musk chê trách gần đây, thể hiện rõ nhất qua thành tích thực chiến tại Trung Đông, bởi vậy dự án NGAD vẫn còn hy vọng.