Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, khi quân đội Ấn Độ đang đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ tiếp theo, công ty Nexter của Pháp, có ý định giới thiệu MBT Leclerc của mình cho Ấn Độ.Chính phủ Pháp cho biết, sẽ hỗ trợ công ty Nexter cung cấp xe tăng cho Ấn Độ. Gần đây nhất, Nga cũng đã giới thiệu xe tăng T-14 Amata cho quân đội Ấn Độ; đây đều là những mẫu MBT, được đánh giá mạnh nhất thế giới hiện nay.Năm 2020, Quân đội Ấn Độ đã đưa ra Lời mời cung cấp thông tin về dự án Xe chiến đấu tương lai (FRCV), với kế hoạch sản xuất xe tăng mới trong nước, với sự giúp đỡ của các đối tác chiến lược nước ngoài.Trước hợp đồng “béo bở” này, nghị sĩ Pháp Nicolas Agnan đã đề xuất tiếp tục sản xuất xe tăng Leclerc. Năm 2007, Quân đội Pháp đóng cửa dây chuyền sản xuất, sau khi nhận 406 xe tăng Leclerc. Ngoài sử dụng trong Quân đội Pháp, MBT Leclerc còn được xuất khẩu sang UAE và Jordan.Chương trình Xe chiến đấu tương lai của Ấn Độ đã được phát triển trong gần một thập kỷ và được thiết kế để thay thế xe tăng T-72 thời Liên Xô, hiện đang được trang bị với số lượng lớn cho Quân đội Ấn Độ. Dự kiến chiếc đầu tiên trong chương trình FRCV có thể đi vào hoạt động vào năm 2030 và có khả năng kết nối mạng với các lực lượng mặt đất và không quân; và là một phương tiện chiến đấu kết nối mạng trong tương lai.Hiện Chính phủ Ấn Độ đã gửi thông báo mời thông tin tới 12 công ty của Nga, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc; theo kế hoạch, Quân đội Ấn Độ sẽ mua khoảng 1.770 xe tăng mới, dự kiến trị giá 5 tỷ USD.Pháp đã hiện đại hóa khoảng 200 xe tăng Leclerc, và không có kế hoạch nào khác để tăng cường lực lượng thiết giáp của Quân đội Pháp trong 20 năm tới. Cũng như các loại vũ khí khác của Pháp, xe tăng Leclerc cũng khó khăn trong tìm kiếm khách hàng quốc tế.Nếu Pháp cuối cùng giành được hợp đồng mua xe tăng mới của Ấn Độ, điều đó có nghĩa là Leclerc sẽ có dây chuyền sản xuất riêng biệt ở cả Pháp và Ấn Độ; do đó, Leclerc sẽ có sẵn cho cả quân đội Ấn Độ và Pháp, cũng như các khách hàng xuất khẩu khác; như vậy chi phí mua sẽ giảm đáng kể.Quân đội Pháp cần cải tiến ít nhất 400 xe tăng Leclerc và chi phí chế tạo các biến thể chuyên dụng khác, và cũng có thể được chia sẻ với Ấn Độ. Phiên bản MBT Leclerc, mà Quân đội Pháp đã sử dụng, trong hơn một thập kỷ, hiện đang được nâng cấp thành Leclerc XLR.Trước đó, Pháp đã cung cấp máy bay chiến đấu Rafale cho Không quân Ấn Độ và thậm chí còn ám chỉ rằng, loại máy bay này có thể được sản xuất trong nước ở Ấn Độ theo chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ”, để tiếp tục “câu kéo” Ấn Độ.Hiện tại Pháp cũng đã đề xuất sản xuất phiên bản Rafale M cho Hải quân Ấn Độ, làm tiêm kích hạm thế hệ tiếp theo cho Ấn Độ. Nếu Ấn Độ đồng ý, Rafale M sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm trên tàu sân bay của Ấn Độ. Ngoài ra, Pháp cũng có ý định xuất khẩu các tàu ngầm tấn công lớp Barracuda cho Ấn Độ. MBT Leclerc có trọng lượng chiến đấu 55 tấn và được sản xuất bởi công ty Nexter của Pháp (trước đây là GIAT). Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn 120 mm và được trang bị bộ nạp đạn tự động (đây cũng là MBT duy nhất của phương Tây trang bị bộ nạp đạn tự động), cho phép bắn tới 12 phát mỗi phút.Leclerc được trang bị nhiều loại đạn như đạn xuyên giáp thoát vỏ, ổn định bằng cánh đuôi, đạn nổ phá và hệ thống điều khiển hỏa lực rất tiên tiến. Các vũ khí trang bị khác của xe tăng bao gồm một súng máy 7,62mm đặt trên nóc xe và một súng máy 12,7mm đồng trục với pháo chính.Về động cơ, Leclerc sử dụng động cơ diesel 1.500 mã lực và trọng lượng chỉ 55 tấn; trong khi các loại xe tăng phương Tây khác như Abrams của Mỹ, Challenger của Anh và Leopard 2 của Đức đều có trọng lượng hơn 60 tấn.Với công suất động cơ lớn, trọng lượng vừa phải, do vậy xe tăng Leclerc có khả năng cơ động hơn. Khả năng cơ động tốt, trọng lượng vừa phải và hệ thống điều khiển hỏa lực tuyệt vời của Leclerc, đang ở vị trí rất thuận lợi trong việc đấu thầu xe tăng mới của Ấn Độ.Phiên bản Leclerc XLR là mẫu cải tiến mới nhất, vũ khí giống với MBT Leclerc cơ bản, nhưng thiết bị điện tử trên xe đã được nâng cấp sâu hơn. Mặc dù chính phủ Pháp chưa cho biết phiên bản Leclerc nào, sẽ được chào bán cho Quân đội Ấn Độ, nhưng rất có thể Leclerc XLR sẽ được giới thiệu.Nếu Ấn Độ chọn MBT Leclerc, nó sẽ nâng cao đáng kể mối quan hệ quốc phòng giữa Pháp và Ấn Độ. Điều này cũng sẽ đưa Pháp trở thành nhà cung cấp vũ khí chủ chốt thứ hai cho quân đội Ấn Độ, chỉ xếp sau Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, khi quân đội Ấn Độ đang đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ tiếp theo, công ty Nexter của Pháp, có ý định giới thiệu MBT Leclerc của mình cho Ấn Độ.
Chính phủ Pháp cho biết, sẽ hỗ trợ công ty Nexter cung cấp xe tăng cho Ấn Độ. Gần đây nhất, Nga cũng đã giới thiệu xe tăng T-14 Amata cho quân đội Ấn Độ; đây đều là những mẫu MBT, được đánh giá mạnh nhất thế giới hiện nay.
Năm 2020, Quân đội Ấn Độ đã đưa ra Lời mời cung cấp thông tin về dự án Xe chiến đấu tương lai (FRCV), với kế hoạch sản xuất xe tăng mới trong nước, với sự giúp đỡ của các đối tác chiến lược nước ngoài.
Trước hợp đồng “béo bở” này, nghị sĩ Pháp Nicolas Agnan đã đề xuất tiếp tục sản xuất xe tăng Leclerc. Năm 2007, Quân đội Pháp đóng cửa dây chuyền sản xuất, sau khi nhận 406 xe tăng Leclerc. Ngoài sử dụng trong Quân đội Pháp, MBT Leclerc còn được xuất khẩu sang UAE và Jordan.
Chương trình Xe chiến đấu tương lai của Ấn Độ đã được phát triển trong gần một thập kỷ và được thiết kế để thay thế xe tăng T-72 thời Liên Xô, hiện đang được trang bị với số lượng lớn cho Quân đội Ấn Độ.
Dự kiến chiếc đầu tiên trong chương trình FRCV có thể đi vào hoạt động vào năm 2030 và có khả năng kết nối mạng với các lực lượng mặt đất và không quân; và là một phương tiện chiến đấu kết nối mạng trong tương lai.
Hiện Chính phủ Ấn Độ đã gửi thông báo mời thông tin tới 12 công ty của Nga, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc; theo kế hoạch, Quân đội Ấn Độ sẽ mua khoảng 1.770 xe tăng mới, dự kiến trị giá 5 tỷ USD.
Pháp đã hiện đại hóa khoảng 200 xe tăng Leclerc, và không có kế hoạch nào khác để tăng cường lực lượng thiết giáp của Quân đội Pháp trong 20 năm tới. Cũng như các loại vũ khí khác của Pháp, xe tăng Leclerc cũng khó khăn trong tìm kiếm khách hàng quốc tế.
Nếu Pháp cuối cùng giành được hợp đồng mua xe tăng mới của Ấn Độ, điều đó có nghĩa là Leclerc sẽ có dây chuyền sản xuất riêng biệt ở cả Pháp và Ấn Độ; do đó, Leclerc sẽ có sẵn cho cả quân đội Ấn Độ và Pháp, cũng như các khách hàng xuất khẩu khác; như vậy chi phí mua sẽ giảm đáng kể.
Quân đội Pháp cần cải tiến ít nhất 400 xe tăng Leclerc và chi phí chế tạo các biến thể chuyên dụng khác, và cũng có thể được chia sẻ với Ấn Độ. Phiên bản MBT Leclerc, mà Quân đội Pháp đã sử dụng, trong hơn một thập kỷ, hiện đang được nâng cấp thành Leclerc XLR.
Trước đó, Pháp đã cung cấp máy bay chiến đấu Rafale cho Không quân Ấn Độ và thậm chí còn ám chỉ rằng, loại máy bay này có thể được sản xuất trong nước ở Ấn Độ theo chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ”, để tiếp tục “câu kéo” Ấn Độ.
Hiện tại Pháp cũng đã đề xuất sản xuất phiên bản Rafale M cho Hải quân Ấn Độ, làm tiêm kích hạm thế hệ tiếp theo cho Ấn Độ. Nếu Ấn Độ đồng ý, Rafale M sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm trên tàu sân bay của Ấn Độ. Ngoài ra, Pháp cũng có ý định xuất khẩu các tàu ngầm tấn công lớp Barracuda cho Ấn Độ.
MBT Leclerc có trọng lượng chiến đấu 55 tấn và được sản xuất bởi công ty Nexter của Pháp (trước đây là GIAT). Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn 120 mm và được trang bị bộ nạp đạn tự động (đây cũng là MBT duy nhất của phương Tây trang bị bộ nạp đạn tự động), cho phép bắn tới 12 phát mỗi phút.
Leclerc được trang bị nhiều loại đạn như đạn xuyên giáp thoát vỏ, ổn định bằng cánh đuôi, đạn nổ phá và hệ thống điều khiển hỏa lực rất tiên tiến. Các vũ khí trang bị khác của xe tăng bao gồm một súng máy 7,62mm đặt trên nóc xe và một súng máy 12,7mm đồng trục với pháo chính.
Về động cơ, Leclerc sử dụng động cơ diesel 1.500 mã lực và trọng lượng chỉ 55 tấn; trong khi các loại xe tăng phương Tây khác như Abrams của Mỹ, Challenger của Anh và Leopard 2 của Đức đều có trọng lượng hơn 60 tấn.
Với công suất động cơ lớn, trọng lượng vừa phải, do vậy xe tăng Leclerc có khả năng cơ động hơn. Khả năng cơ động tốt, trọng lượng vừa phải và hệ thống điều khiển hỏa lực tuyệt vời của Leclerc, đang ở vị trí rất thuận lợi trong việc đấu thầu xe tăng mới của Ấn Độ.
Phiên bản Leclerc XLR là mẫu cải tiến mới nhất, vũ khí giống với MBT Leclerc cơ bản, nhưng thiết bị điện tử trên xe đã được nâng cấp sâu hơn. Mặc dù chính phủ Pháp chưa cho biết phiên bản Leclerc nào, sẽ được chào bán cho Quân đội Ấn Độ, nhưng rất có thể Leclerc XLR sẽ được giới thiệu.
Nếu Ấn Độ chọn MBT Leclerc, nó sẽ nâng cao đáng kể mối quan hệ quốc phòng giữa Pháp và Ấn Độ. Điều này cũng sẽ đưa Pháp trở thành nhà cung cấp vũ khí chủ chốt thứ hai cho quân đội Ấn Độ, chỉ xếp sau Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.