Trong chiến dịch Linebacker II, Mỹ đã thực hiện tổng cộng 741 lượt ném bom bằng siêu "pháo đài bay" B-52 vào miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra còn có 1077 phi cơ các loại thực hiện bay yểm trợ cho các phi vụ ném bom này. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng, sau 12 ngày đêm, đã có 11 chiếc B-52 bị ta bắn hạ trên không phận Việt Nam, 5 chiếc khác rơi tại địa phận Lào và Thái Lan cùng với nhiều chiếc khác bay được ra biển thoát thân. Trong số đó, có 26 phi công B-52 được phía Hải quân Mỹ cứu thoát, 33 người khác chết hoặc mất tích và 33 phi công "giặc lái" bị ta bắt sống. Nguồn ảnh: Beyond.Những phi công giặc lái này sau đó đã được ta "bổ sung" vào đội tù binh phi công Mỹ vốn đã "cắm chốt" ở nhiều nhà tù của ta từ những năm cuối thập niên 60, khi Mỹ bắt đầu sử dụng không quân với cường độ cao ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây là thiệt hại cực kỳ to lớn với Không quân Mỹ vì chi phí để đào tạo một phi công Mỹ là cực kỳ đắt đỏ, thậm chí ngang bằng với cân nặng của chính người phi công đó quy ra... vàng. Nguồn ảnh: Wiki.Trong ảnh là nhà tù Hỏa Lò - nơi được chọn giam giữ các tù binh phi công Mỹ trong chiến tranh. Nơi đây thường được các phi công Mỹ gọi với cái tên mỹ miều "Khách sạn Hilton". Nguồn ảnh: Life.Tù binh phi công Mỹ đang bị giam giữ trong một trại tù của ta. Điều kiện sống của các phi công này khá tốt với tiêu chuẩn đồ ăn cao hơn cả của những người lính canh gác họ. Ngoài ra, họ còn có cả nước ngọt và thuốc lá được cung cấp đều đặn. Nguồn ảnh: Wiki.Thực tế, số lượng phi cơ B-52 bị bắn rơi trên vùng trời Việt Nam luôn là chủ đề tranh cãi do cách đếm máy bay rơi của Mỹ rất "quái". Cụ thể, phía ta tính mỗi chiếc B-52 bị dính tên lửa là 1 chiếc bị "loại khỏi vòng chiến đấu" và tính là "rơi". Trong khi đó Mỹ lại chỉ tính những chiếc bị bắn rơi tại chỗ, những chiếc khác nếu lết được ra biển mới rơi hoặc về được căn cứ sau đó không thể sửa chữa được, phải bỏ đi Mỹ cũng không tính là "bị bắn rơi". Nguồn ảnh: Wiki.Nhiều thông tin được giải mật sau này của Nhà Trắng cho thấy, ngày đầu tiên Mỹ đã bị rơi tới 3 chiếc pháo đài bay B-52, nhưng thông tin này đã bị Mỹ giấu đi, giới chính trị gia và quân sự Mỹ không dám tin vào sự thật là B-52 của họ đã bị vít cổ tới "ba phát" ngay ngày đầu ra quân. Nguồn ảnh: Wiki.Ngày 19/12, Mỹ không có chiếc B-52 nào bị rơi nhưng 20/12/1972 đã trở thành ngày thua đau nhất của B-52 Mỹ trong chiến dịch khi mất tới 6 chiếc B-52. Lúc này thì không thể giấu diếm được nữa, Mỹ buộc phải công nhận họ đã bị mất "một đàn" B-52 trên bầu trời Hà Nội. Nguồn ảnh: Wiki.Chiếc B-52 đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi bởi tên lửa SA-2 vào hồi 20:13 ngày 18/12/1972 bởi Tiểu đoàn 59, trung đoàn 261. "Con ngáo ộp" xấu số này mới chỉ tham gia chiến dịch Linebacker II được vài giờ đồng hồ trước khi "ghi danh" là chiếc B-52 đầu tiên bị ta bắn hạ. Nguồn ảnh: Wiki.Chiếc cuối cùng bị ta bắn hạ vào hồi 23:29 ngày 29/12/1972 bởi Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285. Đây cũng là quả tên lửa SA-2 cuối cùng được phía ta bắn đi trong chiến dịch này. Ít giờ sau, Mỹ tuyên bố kết thúc chiến dịch. Ảnh: Máy bay Mỹ bị dính mảnh của tên lửa SA-2 may mắn thoát được về căn cứ. Nguồn ảnh: Aviation.Phía Mỹ, dù không chính thức nhưng cũng coi Điện Biên Phủ trên không hay Linebacker II là một chiến dịch thất bại. Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ bị cho là đã "mắc những sai lầm nghiêm trọng, chịu những tổn thất nặng nề trong một chiến dịch được xem là thất bại hoàn toàn". Nguồn ảnh: Anderson.Mời độc giả xem Video: MiG-21 và B-52 đối mặt trong trận Điện Biên Phủ trên không. Nguồn: VTV.
Trong chiến dịch Linebacker II, Mỹ đã thực hiện tổng cộng 741 lượt ném bom bằng siêu "pháo đài bay" B-52 vào miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra còn có 1077 phi cơ các loại thực hiện bay yểm trợ cho các phi vụ ném bom này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng, sau 12 ngày đêm, đã có 11 chiếc B-52 bị ta bắn hạ trên không phận Việt Nam, 5 chiếc khác rơi tại địa phận Lào và Thái Lan cùng với nhiều chiếc khác bay được ra biển thoát thân. Trong số đó, có 26 phi công B-52 được phía Hải quân Mỹ cứu thoát, 33 người khác chết hoặc mất tích và 33 phi công "giặc lái" bị ta bắt sống. Nguồn ảnh: Beyond.
Những phi công giặc lái này sau đó đã được ta "bổ sung" vào đội tù binh phi công Mỹ vốn đã "cắm chốt" ở nhiều nhà tù của ta từ những năm cuối thập niên 60, khi Mỹ bắt đầu sử dụng không quân với cường độ cao ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là thiệt hại cực kỳ to lớn với Không quân Mỹ vì chi phí để đào tạo một phi công Mỹ là cực kỳ đắt đỏ, thậm chí ngang bằng với cân nặng của chính người phi công đó quy ra... vàng. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong ảnh là nhà tù Hỏa Lò - nơi được chọn giam giữ các tù binh phi công Mỹ trong chiến tranh. Nơi đây thường được các phi công Mỹ gọi với cái tên mỹ miều "Khách sạn Hilton". Nguồn ảnh: Life.
Tù binh phi công Mỹ đang bị giam giữ trong một trại tù của ta. Điều kiện sống của các phi công này khá tốt với tiêu chuẩn đồ ăn cao hơn cả của những người lính canh gác họ. Ngoài ra, họ còn có cả nước ngọt và thuốc lá được cung cấp đều đặn. Nguồn ảnh: Wiki.
Thực tế, số lượng phi cơ B-52 bị bắn rơi trên vùng trời Việt Nam luôn là chủ đề tranh cãi do cách đếm máy bay rơi của Mỹ rất "quái". Cụ thể, phía ta tính mỗi chiếc B-52 bị dính tên lửa là 1 chiếc bị "loại khỏi vòng chiến đấu" và tính là "rơi". Trong khi đó Mỹ lại chỉ tính những chiếc bị bắn rơi tại chỗ, những chiếc khác nếu lết được ra biển mới rơi hoặc về được căn cứ sau đó không thể sửa chữa được, phải bỏ đi Mỹ cũng không tính là "bị bắn rơi". Nguồn ảnh: Wiki.
Nhiều thông tin được giải mật sau này của Nhà Trắng cho thấy, ngày đầu tiên Mỹ đã bị rơi tới 3 chiếc pháo đài bay B-52, nhưng thông tin này đã bị Mỹ giấu đi, giới chính trị gia và quân sự Mỹ không dám tin vào sự thật là B-52 của họ đã bị vít cổ tới "ba phát" ngay ngày đầu ra quân. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngày 19/12, Mỹ không có chiếc B-52 nào bị rơi nhưng 20/12/1972 đã trở thành ngày thua đau nhất của B-52 Mỹ trong chiến dịch khi mất tới 6 chiếc B-52. Lúc này thì không thể giấu diếm được nữa, Mỹ buộc phải công nhận họ đã bị mất "một đàn" B-52 trên bầu trời Hà Nội. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiếc B-52 đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi bởi tên lửa SA-2 vào hồi 20:13 ngày 18/12/1972 bởi Tiểu đoàn 59, trung đoàn 261. "Con ngáo ộp" xấu số này mới chỉ tham gia chiến dịch Linebacker II được vài giờ đồng hồ trước khi "ghi danh" là chiếc B-52 đầu tiên bị ta bắn hạ. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiếc cuối cùng bị ta bắn hạ vào hồi 23:29 ngày 29/12/1972 bởi Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285. Đây cũng là quả tên lửa SA-2 cuối cùng được phía ta bắn đi trong chiến dịch này. Ít giờ sau, Mỹ tuyên bố kết thúc chiến dịch. Ảnh: Máy bay Mỹ bị dính mảnh của tên lửa SA-2 may mắn thoát được về căn cứ. Nguồn ảnh: Aviation.
Phía Mỹ, dù không chính thức nhưng cũng coi Điện Biên Phủ trên không hay Linebacker II là một chiến dịch thất bại. Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ bị cho là đã "mắc những sai lầm nghiêm trọng, chịu những tổn thất nặng nề trong một chiến dịch được xem là thất bại hoàn toàn". Nguồn ảnh: Anderson.
Mời độc giả xem Video: MiG-21 và B-52 đối mặt trong trận Điện Biên Phủ trên không. Nguồn: VTV.