Theo mạng Russianship, vào các năm 1978, 1983 và 1983, Liên Xô đã viện cho Hải quân Nhân dân Việt Nam 5 tàu tuần tiễu săn ngầm Project 159A/AE (NATO gọi là lớp Petya) lần lượt mang số hiệu: 09, 11, 13, 15 và 17. Sự có mặt của các tàu này nâng cao đáng kể khả năng tuần tra bảo vệ bờ biển Việt Nam trong tình hình mới. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐặc biệt, trong các chiến dịch bảo vệ Trường Sa năm 1988, các " sát thủ săn ngầm" Đề án 159A/AE góp phần đáng kể giúp bộ đội hải quân đóng giữ các điểm đảo chìm thành công và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác. Nguồn ảnh: Kênh QPVNThật may mắn, khác với các máy bay săn ngầm Be-12 và Ka-25, tàu hộ vệ săn ngầm Petya tới nay vẫn tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nhân dân Việt Nam dù đã hơn 60 tuổi. Với truyền thống “giữ tốt dùng bền”, các tàu vẫn đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, hiện cả 5 chiếc được biên chế trong Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân). Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐáng lưu ý, 5 chiếc tàu săn ngầm Petya mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam thuộc hai phiên bản với nhiều tính năng khác nhau. Cụ thể các tàu 13, 15, 17 thuộc Đề án 159A (NATO gọi là Petya II); chiếc 09, 11 thuộc Đề án 159AE (NATO gọi là Petya III). Nguồn ảnh: Kênh QPVNKích thước của hai phiên bản này tương đương nhau với chiều dài 82,3m, rộng 9,2m, mớn nước hơn kém nhau một chút (159A 2,89m còn 159AE là 2,93m). Về lượng giãn nước thì 159AE cũng lớn hơn một chút với đầy tải là 1.140 tấn so với 1.110 tấn trên 159A. Nguồn ảnh: Kênh QPVNVới nhiệm vụ tìm kiếm tiêu diệt các tàu ngầm ở vùng nước nông, ven biển, hai đề án 159A và 159AE cũng có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể, về ngư lôi chống ngầm, các tàu 159A trang bị tới 10 ống phóng (chia làm hai bệ) ngư lôi 400mm SET-40 (tầm bắn 8km). Trong ảnh, tàu hộ vệ 159A của Việt Nam phóng đạn SET-40. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQTrong khi đó, các tàu 159AE trang bị chỉ một bệ phóng với 3 quả đạn nhưng là cỡ 533mm hạng nặng. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong ảnh, các cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 171 đang thao tác nạp ngư lôi 533mm cho tàu hộ vệ săn ngầm Petya. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNgoài ngư lôi, các tàu 159A/159AE còn được trang bị hệ thống phóng bom phản lực chống ngầm RBU nổi tiếng của Liên Xô. Trong đó, tàu kiểu 159A trang bị các bệ phóng bom RBU-2500 Smerch (mỗi giàn 16 quả) với các quả bom phản lực RGB-25 có tầm bắn từ 500m tới 2.500m, xuyên sâu xuống mặt nước 350m. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCòn 159AE trang bị hai bệ phóng bom phản lực RBU-6000 Smerch 2, mỗi bệ lắp 12 quả bom RGB-60 có tầm bắn gần 6km, xuyên sâu tối đa 500m. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNgoài vũ khí chống ngầm, cả hai phiên bản đều được trang bị hai bệ pháo hạm AK-726 với 2 nòng pháo 76,2mm có thể bắn mục tiêu trên không (đến 6km) và trên biển (18km). Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐáng lưu ý, cũng theo mạng Russianship, trong quá trình hoạt động ở Liên Xô, 2 chiếc 11 và 15 đã bị hư hỏng phần mũ chụp hệ thống định vị thủy âm nằm dưới thân tàu. Hai con tàu phải gỡ bỏ vũ khí chống ngầm và thay bằng hai ụ pháo 37mm 2 nòng V-11V ở sau đài chỉ huy và 2 ụ pháo 23mm 2 nòng ở phía trước. Nguồn ảnh: Báo Hải quânNgoài ra, sau này với sự tiến bộ của kỹ thuật quân sự trong nước, chúng ta đã tự chế và tích hợp bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp cho các tàu Petya 159A/159AE. Nguồn ảnh: Kênh QPVNVề trang bị điện tử, dựa theo các tài liệu ít ỏi từ Nga, cả hai kiểu tàu 159A/AE đều trang bị hệ thống định vị thủy âm MG-312 Titan và MG-311 Vychegda. Ảnh: Trắc thủ sonar tàu săn ngầm 159AE phiên hiệu 09 của Lữ đoàn 171. Theo chia sẻ của các cán bộ đoàn 171, mỗi trắc thủ sonar đòi hỏi phải có khả năng quan sát tốt, và đôi tai thính nhạy có thể phân loại được tín hiệu sóng, từ đó xác định chuẩn xác các loại mục tiêu. Nguồn ảnh: Kênh QPVNRadar chính trên cột buồm là loại MR-302 Rubka được thiết kế phát hiện các mục tiêu mặt nước và mặt biển với tầm hoạt động khoảng 110km. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHệ thống săn ngầm RBU-6000 hoạt động như thế nào. Nguồn: Youtube
Theo mạng Russianship, vào các năm 1978, 1983 và 1983, Liên Xô đã viện cho Hải quân Nhân dân Việt Nam 5 tàu tuần tiễu săn ngầm Project 159A/AE (NATO gọi là lớp Petya) lần lượt mang số hiệu: 09, 11, 13, 15 và 17. Sự có mặt của các tàu này nâng cao đáng kể khả năng tuần tra bảo vệ bờ biển Việt Nam trong tình hình mới. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đặc biệt, trong các chiến dịch bảo vệ Trường Sa năm 1988, các " sát thủ săn ngầm" Đề án 159A/AE góp phần đáng kể giúp bộ đội hải quân đóng giữ các điểm đảo chìm thành công và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Thật may mắn, khác với các máy bay săn ngầm Be-12 và Ka-25, tàu hộ vệ săn ngầm Petya tới nay vẫn tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nhân dân Việt Nam dù đã hơn 60 tuổi. Với truyền thống “giữ tốt dùng bền”, các tàu vẫn đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, hiện cả 5 chiếc được biên chế trong Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân). Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đáng lưu ý, 5 chiếc tàu săn ngầm Petya mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam thuộc hai phiên bản với nhiều tính năng khác nhau. Cụ thể các tàu 13, 15, 17 thuộc Đề án 159A (NATO gọi là Petya II); chiếc 09, 11 thuộc Đề án 159AE (NATO gọi là Petya III). Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Kích thước của hai phiên bản này tương đương nhau với chiều dài 82,3m, rộng 9,2m, mớn nước hơn kém nhau một chút (159A 2,89m còn 159AE là 2,93m). Về lượng giãn nước thì 159AE cũng lớn hơn một chút với đầy tải là 1.140 tấn so với 1.110 tấn trên 159A. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Với nhiệm vụ tìm kiếm tiêu diệt các tàu ngầm ở vùng nước nông, ven biển, hai đề án 159A và 159AE cũng có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể, về ngư lôi chống ngầm, các tàu 159A trang bị tới 10 ống phóng (chia làm hai bệ) ngư lôi 400mm SET-40 (tầm bắn 8km). Trong ảnh, tàu hộ vệ 159A của Việt Nam phóng đạn SET-40. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Trong khi đó, các tàu 159AE trang bị chỉ một bệ phóng với 3 quả đạn nhưng là cỡ 533mm hạng nặng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong ảnh, các cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 171 đang thao tác nạp ngư lôi 533mm cho tàu hộ vệ săn ngầm Petya. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài ngư lôi, các tàu 159A/159AE còn được trang bị hệ thống phóng bom phản lực chống ngầm RBU nổi tiếng của Liên Xô. Trong đó, tàu kiểu 159A trang bị các bệ phóng bom RBU-2500 Smerch (mỗi giàn 16 quả) với các quả bom phản lực RGB-25 có tầm bắn từ 500m tới 2.500m, xuyên sâu xuống mặt nước 350m. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Còn 159AE trang bị hai bệ phóng bom phản lực RBU-6000 Smerch 2, mỗi bệ lắp 12 quả bom RGB-60 có tầm bắn gần 6km, xuyên sâu tối đa 500m. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài vũ khí chống ngầm, cả hai phiên bản đều được trang bị hai bệ pháo hạm AK-726 với 2 nòng pháo 76,2mm có thể bắn mục tiêu trên không (đến 6km) và trên biển (18km). Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đáng lưu ý, cũng theo mạng Russianship, trong quá trình hoạt động ở Liên Xô, 2 chiếc 11 và 15 đã bị hư hỏng phần mũ chụp hệ thống định vị thủy âm nằm dưới thân tàu. Hai con tàu phải gỡ bỏ vũ khí chống ngầm và thay bằng hai ụ pháo 37mm 2 nòng V-11V ở sau đài chỉ huy và 2 ụ pháo 23mm 2 nòng ở phía trước. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Ngoài ra, sau này với sự tiến bộ của kỹ thuật quân sự trong nước, chúng ta đã tự chế và tích hợp bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp cho các tàu Petya 159A/159AE. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Về trang bị điện tử, dựa theo các tài liệu ít ỏi từ Nga, cả hai kiểu tàu 159A/AE đều trang bị hệ thống định vị thủy âm MG-312 Titan và MG-311 Vychegda. Ảnh: Trắc thủ sonar tàu săn ngầm 159AE phiên hiệu 09 của Lữ đoàn 171. Theo chia sẻ của các cán bộ đoàn 171, mỗi trắc thủ sonar đòi hỏi phải có khả năng quan sát tốt, và đôi tai thính nhạy có thể phân loại được tín hiệu sóng, từ đó xác định chuẩn xác các loại mục tiêu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Radar chính trên cột buồm là loại MR-302 Rubka được thiết kế phát hiện các mục tiêu mặt nước và mặt biển với tầm hoạt động khoảng 110km. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hệ thống săn ngầm RBU-6000 hoạt động như thế nào. Nguồn: Youtube